Hà Nội 26 °C
TP Hồ Chí Minh 33 °C
Hải Phòng 28 °C
Đà Nẵng 28 °C
Yên Bái 23 °C
  • Hà Nội Hà Nội 26°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 33°C
  • Hải Phòng Hà Nội 28°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 28°C
  • Yên Bái Hà Nội 23°C

EU "phập phồng" ý tưởng quân đội chung

Pháp luật 4 phương
02/10/2016 13:10
Lâm Tuyền (TH)
aa
Ngày 27/9 tại thủ đô Bratislava (CH Slovakia), trong khuôn khổ cuộc gặp không chính thức với các bộ trưởng quốc phòng Liên minh Châu Âu (EU), Bộ trưởng Quốc phòng Đức Ursula von der Leyen đã thảo luận với những người đồng cấp về sáng kiến Đức-Pháp mở rộng và củng cố sự hợp tác quân sự trong khuôn khổ EU, tiến tới thành lập quân đội chung.


NATO tập trận tại Biển Đen.
NATO tập trận tại Biển Đen.

Theo nhiều nhà quan sát nhận định, trong bối cảnh EU đang phải đối mặt với các thách thức như khủng bố hoặc thậm chí là chiến tranh, vấn đề quốc phòng châu Âu lại được đẩy lên hàng đầu.

Ý tưởng thành lập một quân đội chung của EU không mới, nhưng việc thực hiện dự án luôn bị Anh cản trở. Giờ đây, sau cuộc trưng cầu ý dân tại Anh, tình hình đã thay đổi.

Có sứ mệnh, thiếu sức mạnh từ hơn 10 năm nay, EU đã thực hiện các sứ mệnh ngoài liên minh như giúp đào tạo cho quân đội châu Phi (Somalia, Mali, Cộng hòa Trung Phi...), chống hải tặc (Chiến dịch Atalanta) và gần đây chống nạn buôn bán người di cư (Chiến dịch Sophia). Nhưng một số nhiệm vụ đã gặp rắc rối ngay từ khi bắt đầu triển khai mà nguyên nhân cơ bản là thiếu lực lượng sẵn sàng từ các nước thành viên.

Do đó, Pháp và Đức gợi ý tạo ra một “lực lượng dự bị” gồm các huấn luyện viên và cố vấn để có thể triển khai nhanh chóng nhiệm vụ đề ra. Hai nước cũng kêu gọi EU cần phải đầu tư hơn nữa cho công tác nghiên cứu để tạo thuận lợi hơn cho ngành công nghiệp quốc phòng của châu Âu.

Chủ tịch Ủy ban châu Âu, Jean-Claude Juncker mới đây đã khẳng định rằng những chi phí để bù đắp cho “sự thiếu hợp tác” trong lĩnh vực quốc phòng ở châu Âu có thể lên tới từ 20 tỷ đến 100 tỷ euro/năm.

Việc người dân Anh “quyết” rời khỏi EU dường như có tác dụng tích cực cho việc thúc đẩy EU hướng đến cùng chia sẻ một nền quốc phòng chung bởi London vốn luôn phản đối ý tưởng thành lập lực lượng quốc phòng chung của EU.

Cho đến nay không nhiều thành viên EU có ý muốn đi xa hơn trong vấn đề phòng thủ chung châu Âu. Pháp và Đức đã thể hiện sẵn sàng nhận trách nhiệm nhiều hơn và đã đưa ra một số đường hướng cụ thể dù còn khiêm tốn, trong đó đề nghị đầu tiên là “tăng ngân sách cho các hoạt động chung của EU trong lĩnh vực quốc phòng”.

Tuy nhiên, theo nhật báo “Die Welt”, Anh đã phong tỏa mọi nỗ lực nhằm mở rộng sự hợp tác quân sự ở châu Âu, không chỉ bởi London e ngại sự xuất hiện đối thủ cạnh tranh với Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) khi Anh vẫn là một đồng minh trung thành của Mỹ trong liên minh quân sự lớn nhất hành tinh này.

Chủ đề quân đội chung châu Âu là một trong những chủ đề then chốt trong luận chứng của những người ủng hộ Anh rút khỏi EU. Những người này cho rằng nếu Anh vẫn là thành viên EU thì quân đội nước này sẽ sớm bị đặt dưới sự điều hành của bộ máy quan liêu ở Brussels.

Tờ “The Times” hồi cuối tháng 5/2016 đã viết rằng người ta che giấu kế hoạch nói trên đối với cử tri Anh và sẽ chỉ công khai sau cuộc trưng cầu ý dân.

Đại diện cấp cao về chính sách an ninh và đối ngoại EU Federica Mogherini đã từng đệ trình một văn kiện có tên gọi “Chiến lược toàn cầu của EU trong chính sách đối ngoại và an ninh” ngay sau cuộc trưng cầu ý dân tại Anh.

Tuy nhiên, cả trong văn kiện này và trong sáng kiến chung Đức-Pháp cũng như trong Sách Trắng mới của Đức đều không nhắc tới một quân đội chung châu Âu.

Thậm chí mới đây, hồi giữa tháng 9 này, Bộ trưởng Quốc phòng Anh Micheal Fallon đã tuyên bố nước này sẽ ngăn cản bất cứ mưu toan nào “nhân bản” trong EU, cơ cấu vốn đang hiện hành trong NATO.

Theo ông Fallon, mọi ý đồ là nhằm mục đích tạo ra một đối thủ cạnh tranh với NATO. Không phải đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên, hiện thì sự phản đối của Anh không còn quan trọng nữa.

Ngay từ mùa hè năm ngoái, khi giới thiệu Sách Trắng mới, Bộ trưởng Quốc phòng Đức Ursula von der Leyen đã công khai nói rằng “chúng ta từ lâu đã phải tính đến lập trường của Anh”, vốn luôn từ chối thảo luận các chủ đề như vậy. Chính phủ Đức cho rằng tình hình nay đã khác trước.

Trả lời câu hỏi của tờ “Die Welt” ngày 26/9, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Đức Martin Schäfer thẳng thắn: “Tôi không thể hình dung được rằng một nước đã quyết định rời bỏ EU mà ngay trước khi chính thức rút khỏi liên minh lại có thể cản trở những nước còn lại làm điều mà họ muốn”.

Đồng thời, ông Martin Schäfer cũng như người phát ngôn Bộ Quốc phòng Đức Boris Nannt đã kiên quyết bác bỏ luận điểm về việc dường như có một mưu toan tạo ra một tổ chức thay thế hay đối thủ cạnh tranh với NATO.

Theo ông Nannt, vấn đề không phải ở chỗ hoặc là tổ chức này, hoặc là tổ chức kia, một EU mạnh đòi hỏi một NATO mạnh, liên minh này bổ sung cho liên minh kia và chính sách chung của EU về các vấn đề quốc phòng và an ninh càng mạnh bao nhiêu thì NATO càng có thể vận hành hiệu quả bấy nhiêu.

Theo đánh giá của Bộ Ngoại giao Đức, mối quan hệ giữa NATO và EU hiện nay là tốt đẹp và chặt chẽ hơn bao giờ hết. Ông Martin Schäfer nhắc lại rằng Hội nghị Thượng đỉnh NATO mới đây tại Warsaw đã thông qua những quyết định về việc tiếp tục đưa hai liên minh xích lại gần nhau.

Ông Schäfer nêu rõ: “Bà Mogherini và Tổng Thư ký NATO Jen Stoltenberg rất hiểu nhau. Chính sách của EU không hề nhằm chống lại NATO và tôi không tin người Anh lo ngại về điều này”.

Điều phối các sứ mệnh

Trong số các dự án được nêu trong sáng kiến Đức-Pháp phải kể đến việc thành lập một trụ sở chính trị-quân sự chung để điều phối các sứ mệnh khác nhau của EU (hiện nay EU có 30 sứ mệnh tại ba châu lục), thành lập các ban tham mưu chung về điều hành các cơ quan y tế và hậu cần, phối hợp sử dụng các vệ tinh do thám, tiêu chuẩn hóa vũ khí và đạn dược, đồng bộ hóa việc hoạch định quân sự, phối hợp triển khai các đơn đặt hàng quân sự, tổ chức một trường đào tạo sĩ quan chung châu Âu.

Bộ trưởng Quốc phòng Đức Ursula von der Leyen tuyên bố: “Vấn đề là cần phải cùng nhau trở nên mạnh hơn và hiệu quả hơn. Không ai trong chúng ta có thể đơn lẻ chống trả lại các cuộc khủng hoảng lớn, bao gồm cả cuộc xung đột Nga-Ukraine”.

Theo bà Ursula von der Leyen, nhiều nước EU không có khả năng giải quyết một số nhiệm vụ quân sự phức tạp và tốn kém, chẳng hạn như không có nước nào có thể đơn độc tổ chức được một bệnh viện di động.

Điều này cũng liên quan đến việc thiết kế chế tạo máy bay không người lái, máy bay và tàu vận tải quân sự, máy bay tiếp liệu. Trong trường hợp không đạt được sự đồng thuận của cả 27 thành viên EU, Paris và Berlin sẽ đề nghị thiết lập một “Ủy ban hẹp” theo cơ chế của Hiệp ước Lisbon (cơ chế này chưa bao giờ được kích hoạt).

Theo các đề nghị của Pháp và Đức đưa ra từ tháng 9 thì đây sẽ là “một bước thay đổi có tính giai đoạn và chiến thuật”. Một khi định hướng đó được các nhà lãnh đạo EU “quyết”, các Bộ trưởng Quốc phòng EU sau đó sẽ gặp nhau để đưa ra các biện pháp cụ thể.

Hiện một số nước Đông Âu, bao gồm cả Hungary và Ba Lan, rất chú ý tới đề xuất của Pháp-Đức và đề nghị “đi xa hơn” với mục tiêu khởi động xây dựng một đội quân chung của châu Âu. Hungary và Czech lên tiếng ủng hộ, trong khi Slovenia đang nghi ngại tính thực tiễn của dự án này.

Trong khi đó, một số bước đi, tuy rằng còn bị phân tán, đã được thực hiện: Bỉ và Hà Lan hiện có một bộ tham mưu hải quân phối hợp. Bộ binh cơ giới của Hà Lan được liên kết với các đơn vị lính tăng và lính dù của Đức.

Ba Lan và Đức cùng điều hành việc di chuyển tàu ngầm của các nước này, còn Đức và Pháp đang phối hợp huấn luyện phi công lái máy bay quân sự lên thẳng. Hai nước cũng có một lữ đoàn hỗn hợp gồm 6.000 binh sĩ.

Trong khi chờ đợi, các quốc gia Đông Âu đang xem xét tự tăng cường hơn nữa an ninh nội bộ, đặc biệt là để đối phó với thách thức từ phía Nga, đồng thời tạo ra một lực lượng có thể huy động để sẵn sàng ngăn chặn các mối đe dọa khủng bố ở miền Nam.

Việc thành lập quân đội châu Âu được xem như là mục tiêu dài hạn đối với Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Nghị viện Châu Âu (EP) Elmar Brok.

Tuy nhiên, ông Elmar Brok cũng thừa nhận rằng để đạt được mục tiêu này, không những cần thay đổi các hiệp định hiện hành trong EU mà còn phải dành cho EP thẩm quyền điều hành quân đội này, song song với việc sửa đổi Hiến pháp Đức.

Trong khi đó, các nhà phân tích ở Đức cho rằng sẽ rất khó khăn để tiến hành các cải cách như vậy ngay cả sau khi Anh rời khỏi EU.

Về phần mình, chuyên gia Judy Dempsey thuộc Trung tâm phân tích Carnegie Europe lại cho rằng lời kêu gọi thành lập một lực lượng quân đội chung của EU hiện rất khó khả thi bởi các quốc gia thành viên vẫn muốn “tự kiểm soát” quân đội của mình, đặc biệt trong bối cảnh phong trào chống “nhất thể hóa châu Âu” đang lan rộng...

bài liên quan
Thái Nguyên: Tạm giữ gần 1.600 đơn vị sản phẩm  linh kiện máy giặt hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Thái Nguyên: Tạm giữ gần 1.600 đơn vị sản phẩm linh kiện máy giặt hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Lực lượng chức năng tỉnh Thái Nguyên vừa phát hiện tạm giữ gần 1.600 đơn vị sản phẩm linh kiện máy giặt hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Đề xuất người không có năng lực hành vi dân sự không được chuyển đổi giới tính.

Đề xuất người không có năng lực hành vi dân sự không được chuyển đổi giới tính.

Tại Dự thảo Luật Chuyển đổi giới tính, cơ quan soạn thảo đã đề xuất quy định người không có năng lực hành vi dân sự không được chuyển đổi giới tính.
Ngăn chặn kịp thời người phụ nữ định chuyển 200 triệu đồng cho kẻ lừa đảo

Ngăn chặn kịp thời người phụ nữ định chuyển 200 triệu đồng cho kẻ lừa đảo

Một người phụ nữ có ý định chuyển số tiền 200 triệu đồng cho đối tượng giả danh công an lừa đảo đã được lực lượng chức năng công an địa phương ngăn chặn kịp thời.
Công an TP. Hà Nội phục hồi nguồn tin tội phạm dự án KCN Yên Sơn - Bắc Lũng

Công an TP. Hà Nội phục hồi nguồn tin tội phạm dự án KCN Yên Sơn - Bắc Lũng

Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP. Hà Nội vừa phục hồi giải quyết nguồn tin tội phạm, về việc bà Nguyễn Thị Ngọc tố cáo một số cá nhân lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua việc nhận tiền để đầu tư dự án “Xây dựng hạ tầng KCN Yên Sơn - Bắc Lũng” giai đoạn 1 và 2.
Báo Pháp luật Việt Nam trở lại Lào Cai tiếp tục sẻ chia cùng đồng bào vùng lũ

Báo Pháp luật Việt Nam trở lại Lào Cai tiếp tục sẻ chia cùng đồng bào vùng lũ

Sáng 2/10, Đoàn công tác Báo Pháp luật Việt Nam do Tiến sĩ Vũ Hoài Nam - Bí thư Đảng ủy, Tổng Biên tập làm trưởng đoàn trở lại Lào Cai trao tặng những phần quà ý nghĩa hỗ trợ học sinh tại các điểm bị ảnh hưởng bởi hoàn lưu bão số 3.
Thương hiệu HAMYY SKIN công bố Giấy chứng nhận và ra mắt bộ sản phẩm chăm sóc sắc đẹp "Made in Việt Nam"

Thương hiệu HAMYY SKIN công bố Giấy chứng nhận và ra mắt bộ sản phẩm chăm sóc sắc đẹp "Made in Việt Nam"

Ngày 29/09/2024, lễ ra mắt sản phẩm và các giấy phép công bố thuộc thương hiệu HAMYY SKIN với mục tiêu xây dựng thương hiệu Việt, sản phẩm chăm sóc sắc đẹp của người Việt đặt tiêu chuẩn quốc tế.
Mới nhất
Đọc nhiều
Đầu tư 570 tỷ đồng xây dựng 2 tuyến đường giao thông tại Nghệ An

Đầu tư 570 tỷ đồng xây dựng 2 tuyến đường giao thông tại Nghệ An

Tại kỳ họp thứ 23, HĐND tỉnh Nghệ An quyết định chủ trương đầu tư 2 dự án xây dựng đường giao thông tại huyện Nghi Lộc và huyện Nam Đàn với tổng số vốn đầu tư 570 tỷ đồng.
Bình Định: Thông tin mới nhất vụ xe tải chở dăm đè chết 3 người

Bình Định: Thông tin mới nhất vụ xe tải chở dăm đè chết 3 người

Xe ô tô chở dăm gỗ khi đi vào vòng xoay đã tự lật, đè lên xe máy trên xe có 3 người đang lưu thông cùng chiều.
Doanh nhân Đỗ Thị Hồng “ẵm” 2 giải tại Hoa hậu Doanh nhân Trái đất 2024

Doanh nhân Đỗ Thị Hồng “ẵm” 2 giải tại Hoa hậu Doanh nhân Trái đất 2024

Tại đêm chung kết Hoa hậu Doanh nhân Trái đất 2024, ngoài việc đoạt được ngôi vị Hoa hậu Hoa hậu Nhân ái, doanh nhân Đỗ Thị Hồng (quê gốc ở tỉnh Thanh Hoá) còn nhận được giải thưởng phụ Người đẹp công sở.
Tin bài khác
Cảnh sát giao thông được dừng phương tiện trong trường hợp nào?

Cảnh sát giao thông được dừng phương tiện trong trường hợp nào?

Cảnh sát giao thông (CSGT) được quyền yêu cầu dừng phương tiện để kiểm tra trong trường hợp nào?
Đại biểu Quốc hội: Chính sách thuế thu nhập cá nhân có nội dung đã lạc hậu cả chục năm

Đại biểu Quốc hội: Chính sách thuế thu nhập cá nhân có nội dung đã lạc hậu cả chục năm

Đại biểu Trần Văn Lâm (đoàn Bắc Giang) chỉ ra rằng, nhiều chính sách thu biểu hiện sự lạc hậu, bất cập nhưng chậm được xem xét, điều chỉnh, như thuế thu nhập cá nhân, thuế VAT.
Người tố cáo cần gì?

Người tố cáo cần gì?

Ban Thường vụ Thành ủy TP HCM vừa ban hành Quy định 1269 về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Trong đó có nội dung mua tin phản ánh về hành vi này với mức phí tối đa 10 triệu đồng.
Vấn đề Sách giáo khoa lại làm "nóng" Nghị trường

Vấn đề Sách giáo khoa lại làm "nóng" Nghị trường

Chiều 01/11, tại Nhà Quốc hội, các ĐBQH tiếp tục bàn luận nhiều nội dung quan trọng về kinh tế xã hội, trong đó có vấn đề Sách giáo khoa.
Phê duyệt Đề án cơ cấu lại Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam

Phê duyệt Đề án cơ cấu lại Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái ký Quyết định 1263/QĐ-TTg phê duyệt Đề án cơ cấu lại Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam đến năm 2025.
Vì sao Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ Nguyễn Văn Hồng xin thôi việc?

Vì sao Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ Nguyễn Văn Hồng xin thôi việc?

Ông Nguyễn Văn Hồng - Phó Chủ tịch UBND TP.Cần Thơ xin nghỉ công tác từ ngày 1/11 theo nguyện vọng cá nhân.
FED giữ nguyên lãi suất ở mức 5,25% - 5,5%

FED giữ nguyên lãi suất ở mức 5,25% - 5,5%

Uỷ ban Thị trường Mở Liên bang Mỹ (FOMC) – cơ quan ra quyết định của Fed – giữ nguyên lãi suất ở phạm vi 5.25%-5.5%.
Lễ Tôn vinh 50 Gương sáng Pháp luật năm 2023

Lễ Tôn vinh 50 Gương sáng Pháp luật năm 2023

Tối ngày 1/11, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế - 11 Lê Hồng Phong, Hà Nội, Báo Pháp luật Việt Nam long trọng tổ chức Lễ tôn vinh 50 Gương sáng Pháp luật năm 2023.
Thư ngỏ của Tổng Biên tập Báo PLVN nhân dịp kết thúc Chương trình “Gương sáng pháp luật” lần thứ 2

Thư ngỏ của Tổng Biên tập Báo PLVN nhân dịp kết thúc Chương trình “Gương sáng pháp luật” lần thứ 2

Nhân dịp kết thúc Chương trình “Gương sáng pháp luật” lần thứ 2, TS.Vũ Hoài Nam - Trưởng Ban Tổ chức Chương trình bình chọn “Gương sáng pháp luật” Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam có Thư ngỏ gửi tới Quý bạn đọc.
“Khốn khổ” gần 30 năm chờ đợi “sổ đỏ” tại dự án nhà ở của HANHUD

“Khốn khổ” gần 30 năm chờ đợi “sổ đỏ” tại dự án nhà ở của HANHUD

Nhiều năm trôi qua, các hộ dân mua nhà ở Dự án Khu nhà ở Mạ Kim vẫn chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ), mà nguyên nhân đến từ những vướng mắc trong thủ tục pháp lý.
tong bi thu nguyen phu trong trong cong cuoc bao ve chu quyen bien dao cua to quoc

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong công cuộc bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc

(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
ha noi nhieu noi treo co ru truoc ngay quoc tang tong bi thu nguyen phu trong

Hà Nội: Nhiều nơi treo cờ rủ trước ngày Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
tong bi thu nguyen phu trong nha lanh dao ly luan xuat sac

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng – Nhà lãnh đạo, lý luận xuất sắc

(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
tinh cam dac biet cua nhan dan voi tong bi thu nguyen phu trong

Tình cảm đặc biệt của nhân dân với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
bo tu phap dung dau cac bo nganh ve chi so cai cach hanh chinh nam 2023

Bộ Tư pháp đứng đầu các bộ, ngành về Chỉ số Cải cách hành chính năm 2023

(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.