iểm toán Nhà nước sẽ kiểm toán hiệu quả của chính sách ưu đãi và hỗ trợ về thuế, đất đai, bảo vệ môi trường cho phát triển và sử dụng năng lượng tái tạo, trong đó có điện gió, điện mặt trời.
Bộ Công Thương vừa có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố đề nghị việc cung cấp các thông tin để làm việc với Kiểm toán Nhà nước.
Theo đề nghị của Kiểm toán Nhà nước, Bộ Công Thương đề nghị các địa phương phối hợp cung cấp thông tin về danh mục các dự án năng lượng tái tạo từ năm 2015 đến tháng 3.2021, gồm điện gió, điện mặt trời, điện rác, điện sinh khối, thủy điện vừa và nhỏ.
Trước đó, ngày 8/3, Kiểm toán Nhà nước đã có văn bản số 277 quyết định triển khai kiểm toán chuyên đề đánh giá hiệu quả của chính sách ưu đãi và hỗ trợ về thuế, đất đai, bảo vệ môi trường cho phát triển và sử dụng năng lượng tái tạo theo Quyết định số 2068/QĐ-TTg ngày 25/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Theo báo cáo về lĩnh vực kiểm toán chuyên đề năm 2022, Kiểm toán Nhà nước cho biết sẽ lựa chọn 25 cuộc kiểm toán chuyên đề, gồm: 4 cuộc kiểm toán chuyên đề phạm vi rộng.
Cơ quan kiểm toán cũng nêu rõ việc Bộ Công Thương và 3 tỉnh (Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum) thực hiện lập, ban hành quy hoạch và quản lý, vận hành các dự án thủy điện trên lưu vực sông Mê Công chưa chặt chẽ, gây ảnh hưởng đến hệ sinh thái, môi trường, đời sống người dân vùng hạ du và ảnh hưởng đến việc vận hành của các thủy điện khác.
Cũng theo Kiểm toán Nhà nước, quy hoạch không mang tính tổng thể, đồng bộ, không xem xét lập quy hoạch cho cả giai đoạn mà bổ sung quy hoạch riêng lẻ nhiều lần theo đề xuất của UBND tỉnh và nhà đầu tư; việc giao đất cho các dự án thủy điện, trồng rừng thay thế chưa được giám sát; công tác thẩm định, phê duyệt hồ sơ môi trường không xem xét đầy đủ, toàn diện các tác động của dự án tới môi trường; việc giám sát các thủy điện chưa chặt chẽ, còn nhiều bất cập…
Mới đây, Bộ Công Thương cũng đã có kết luận về việc rà soát các vấn đề liên quan đến phát triển điện mặt trời mái nhà sau đợt kiểm tra đợt 1. Hàng loạt vi phạm trong lĩnh vực này được chỉ ra.
Bộ Công Thương cũng thừa nhận, việc phát triển điện mặt trời trong thời gian qua còn tồn tại một số bất cập. Phần lớn nhà đầu tư trong lĩnh vực điện mặt trời mái nhà mới được thành lập hoặc các doanh nghiệp tư nhân, chưa có nhiều kinh nghiệm về đầu tư.
Do đó, trong quá trình chuẩn bị, triển khai đầu tư xây dựng, nghiệm thu, đưa vào sử dụng, một số chủ đầu tư chưa thực hiện tốt các quy định về xây dựng, phòng cháy chữa cháy, đất đai, môi trường... mà chủ yếu tập trung và quan tâm đến việc đấu nối ngành điện lực, hoàn thành lắp đặt thiết bị điện và xác nhận ngày vận hành.
Chiều ngày 23/12, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Lãnh đạo Bộ đề nghị các tỉnh, thành phố tiếp nhận người, tài sản, dự án đầu tư chuyển tiếp từ các Cục Quản lý thị trường.
Doanh nghiệp sợi OE không thể sử dụng bông rơi chải kỹ để làm nguyên liệu vì giá thành sản phẩm sẽ rất cao, không thể cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Sau 6 năm, từ ngày xả lũ gây thiệt hại, hàng chục văn bản được ban hành thống nhất phương án hỗ trợ tái định cư nhưng các hộ dân bị ảnh hưởng vẫn đang… chờ. Đằng sau những văn bản chỉ đạo nối dài là sự mòn mỏi của người dân và câu hỏi lớn “còn đợi đến bao giờ ?”
Sáng 25/12, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh An Giang cho biết, đơn vị vừa bàn giao đối tượng, tang vật vụ vận chuyển hơn 12kg vàng qua biên giới cho Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an TP. Châu Đốc để tiếp tục điều tra theo thẩm quyền.
Ngay đầu năm đã có nhiều dấu hiệu cho thấy cánh cửa mở rộng hơn cho xuất khẩu (XK) nông sản Việt trong năm 2024. Chưa kể, ngay bên lề Hội nghị Bộ trưởng Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đang diễn ra, đã có một sự kiện hội nghị dành riêng cho các nước XK nông sản, nhằm tìm kiếm những cách thức cạnh tranh XK công bằng nhất.
UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 818/QĐ-UBND về việc ủy quyền cho Sở Xây dựng Hà Nội giải quyết, tiếp nhận một số thủ tục hành chính trong lĩnh vực xây dựng thuộc thẩm quyền quyết định của UBND thành phố.
UBND tỉnh yêu cầu tiếp tục thực hiện quyết liệt cải cách TTHC, tạo điều kiện “tốt nhất, nhanh nhất, thuận lợi nhất” cho doanh nghiệp khi đầu tư vào Nghệ An.
Các hãng tàu nước ngoài được tự tăng phụ phí xếp dỡ tại cảng mà không cần giải trình lý do. Đây là hệ lụy ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của doanh nghiệp (DN) xuất nhập khẩu (XNK) Việt Nam. Trong tình thế xung đột Biển Đỏ vẫn đang tác động mạnh đến hàng hóa Việt thì việc tăng phụ phí của các hãng tàu đã làm cho DN Việt “khó chồng khó”.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.