Đất đai là tài sản đặc biệt của đất nước, là sở hữu của toàn dân, có giá trị vô cùng to lớn. Nếu được quản lý chặt chẽ, đó sẽ là nguồn lực khổng lồ đóng góp vào sự phát triển của đất nước.
Tuy nhiên, nếu bị buông lỏng quản lý và luật pháp còn kẽ hở, đất đai sẽ trở thành miếng mồi béo bở đối với quan tham, nhóm lợi ích, gây thất thoát nghiêm trọng nguồn lực của đất nước. Nói cách khác, thay vì trở thành nguồn lực để phát triển, đất đai đã bị biến thành tài sản riêng, chảy vào túi một vài cá nhân hoặc một nhóm người.
Có thể nói, chưa bao giờ nạn tham nhũng, gây thất thoát lãng phí đất đai nói riêng và tài sản công nói chung được phát hiện, xử lý nhiều như những năm vừa qua.
Điều này một mặt cho thấy công cuộc phòng, chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước ngày càng quyết liệt và điểm “đúng huyệt” của nạn tham nhũng. Nhưng mặt khác nó cũng cho thấy, động đến đất đai, rất dễ "mất cán bộ".
Thực tế cho thấy, trong số những người bị kỷ luật, vướng vòng lao lý thời gian qua, có những cán bộ giữ những cương vị rất cao. Đó có thể là những quan chức đã "hạ cánh", song cũng có thể là những người đương chức.
Có thể kể đến như Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương Trần Văn Nam cùng một số cựu lãnh đạo tỉnh này; cựu Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng; Hai cựu Chủ tịch Đà Nẵng Trần Văn Minh và Văn Hữu Chiến; cựu Phó bí thư Thành ủy TP HCM Tất Thành Cang, cựu Phó chủ tịch TP HCM Nguyễn Thành Tài; cựu Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Văn Hiến...
Mới đây nhất, Thanh tra Chính phủ cũng đã ban hành kết luận thanh tra, chỉ rõ nhiều sai phạm đất đai tại TP HCM. Riêng về xử lý kinh tế, Thanh tra Chính phủ kiến nghị xử lý hơn 2.000 tỷ đồng, trên 6 triệu USD và hơn 460.000 m2 đất.
Điều đáng nói, Thanh tra chỉ rõ rất nhiều diện tích đất khu công nghiệp bị sử dụng sai mục đích, nhiều dự án nhà ở không có trong quy hoạch, không được cấp phép...
Vậy, những ai sẽ phải chịu trách nhiệm, chịu trách nhiệm thế nào? Đó là câu hỏi mà dư luận đang trông chờ lúc này.
Trên thực tế, pháp luật về đất đai không thiếu những quy định ràng buộc trách nhiệm đối với những cá nhân có thẩm quyền, cho phép làm gì và cấm làm gì. Và phải chắc chắn một điều rằng, những cán bộ cỡ chủ tịch tỉnh hay bộ trưởng thì không thể không biết những quy định đó. Vậy sao họ vẫn sai phạm?
Khi sự việc đã vỡ lở, nhiều quan chức thường biện minh rằng "không có tư lợi, làm chỉ vì mục đích chung"; "do thiếu hiểu biết"... Cựu thứ trưởng Quốc phòng Nguyễn Văn Hiến cũng từng bào chữa trước tòa cho những sai phạm của mình là do “chưa từng một ngày được đào tạo về quản lý kinh tế, đất đai”....
Và thực tế thì những lý do mà họ đưa ra chẳng thuyết phục được ai.
Với việc cuộc chiến chống tham nhũng đã và đang được Đảng quyết liệt đẩy mạnh, tới đây có lẽ sẽ còn những vụ việc khác được phanh phui, sẽ còn những quan chức hay cựu quan chức khác dính kỷ luật hay vướng vòng lao lý.
Tuy nhiên, điều quan trọng hiện nay là cần rà soát lại hệ thống các quy định pháp luật xem còn kẽ hở nào có thể bị lợi dụng hay không?
Cơ chế kiểm soát quyền lực hiện có đã đủ "nhốt quyền lực vào lồng" hay chưa? Việc xử lý sai phạm đã đủ nghiêm minh để tạo sự răn đe chưa, hay gây thiệt hại cả trăm tỷ, ngàn tỷ đồng cũng chỉ phải chịu vài năm tù?
Vài trò giám sát của người dân đối với việc thực thi công vụ, ra quyết định của những người có trách nhiệm đã thật sự được đề cao và bảo đảm một cách thực chất chưa?
Chỉ có như vậy, chúng ta mới không "mất cán bộ" khi một vụ việc liên quan đến đất đai nào đó bị phanh phui.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Gò Công Tây vừa tống đạt quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can đối với Nguyễn Thanh T. về tội “Giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ”.
Một số người dân ttình báo việc bị một tài khoản Facebook tên Imported Fertilizers (Công ty phân bón nhập khẩu, sản xuất, phân phối Kali, Dap, Ure, NPK…) lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng hình thức lừa bán phân bón nông nghiệp giá rẻ, nhận tiền nhưng không giao hàng.
Khai trước HDXX, cựu Phó Giám đốc Sở Ngoại vụ Thái Nguyên thừa nhận việc tổ chức cho công dân ở nước ngoài về cách ly ở Thái Nguyên là cơ hội để kiếm tiền của bản thân, thấy có lãi nên làm.
Nghị định quy định trên xe phải gắn đồng hồ tính tiền được cơ quan có thẩm quyền về đo lường kiểm định và kẹp chì, phải có thiết bị in hoá đơn hoặc phiếu thu tiền kết nối với đồng hồ tính tiền trên xe; đồng hồ tính tiền và thiết bị in phải được gắn cố định tại vị trí hành khách dễ quan sát; lái xe phải lập hóa đơn điện tử gửi cho hành khách khi kết thúc hành trình.
Ngày 24/12/2024, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia (Hà Nội), Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã được vinh danh Top 100 Giải thưởng Sao Vàng đất Việt 2024.
Viện kiểm sát huyện Châu Thành (tỉnh Tiền Giang) đã phê chuẩn lệnh bắt khẩn cấp tài xế lùi xe đưa rước công nhân cán tử vong người phụ nữ đang nghe điện thoại.
Trên cơ sở bình chọn của các đơn vị thuộc Bộ và các cơ quan báo chí ngành Công Thương, ngày 23/12/2024, Bộ Công Thương công bố 10 sự kiện nổi bật trong năm 2024.
Sáng 25/12, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh An Giang cho biết, đơn vị vừa bàn giao đối tượng, tang vật vụ vận chuyển hơn 12kg vàng qua biên giới cho Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an TP. Châu Đốc để tiếp tục điều tra theo thẩm quyền.
VKSND huyện Châu Thành (tỉnh Tiền Giang) đã phê chuẩn lệnh bắt khẩn cấp tài xế bất cẩn, cán tử vong một nữ công nhân đang dừng đỗ nghe điện thoại trong khu công nghiệp.
Ngày 18/01/2012, Nay Nhíp chở cháu R đi ngang qua Nghĩa trang, lúc này, Nhíp nảy sinh thú tính với cháu R nên đã dùng vũ lực khống chế rồi đưa cháu R vào khu vực nghĩa trang rồi giở trò đồi bại
Công an huyện Hàm Thuận Nam đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam và lệnh khám xét đối với ông Lê Ngọc Thọ về tội "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ".
Công an huyện Quỳnh Phụ đã truy bắt thành công đối tượng Đỗ Trọng Hoàng đi từ Hải Phòng sang Thái Bình thực hiện vụ cướp một tiệm vàng sau 12 giờ tiếp nhận tin báo.
Công an huyện Đông Anh đã bắt giữ nhóm đối tượng đang vận chuyện 50.000 bao thuốc lá nhãn hiệu “Manchester” do nước ngoài sản xuất không có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ.
Sau khi bị tuyên án, bị cáo Phạm Ngọc Thuỷ và Tống Ngọc Tú sẽ kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm, cho rằng mình không phạm tội "Tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý".
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.