Mới đây, Tập đoàn Kangaroo đã tổ chức lễ khánh thành nhà máy mới tại xã Tân Tiến, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên, với diện tích sử dụng lên đến 100.000m2 trong tháng 1/2024. Tổng vốn đầu tư của Kangaroo cho dự án này là hơn 6.000 tỷ đồng và tiếp tục cho thấy tham vọng mở rộng hoạt động kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp này trong thời gian tới.
Dù sở hữu một hệ sinh thái đầy tham vọng và quy mô, nhưng không ít doanh nghiệp nằm trong hệ sinh thái của Tập đoàn Kangaroo cũng hoạt động không mấy suôn sẻ trong năm qua.
Theo công bố thông tin tại Sở giao dịch chứng khoán (HNX), Công ty Cổ phần Liên doanh Kangaroo Quốc tế báo lỗ 64 tỷ đồng trong năm 2022. Trong khi năm 2021, Công ty này vẫn báo lãi 30 tỷ đồng (năm 2020 báo lãi 45 tỷ đồng)
Vốn chủ sở hữu khi kết thúc năm 2022 của Kangaroo đạt mức 712 tỷ đồng, giảm gần 68 tỷ đồng so với thời điểm kết thúc năm 2021.
Theo đó, hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu của Công ty Cổ phần Liên doanh Kangaroo Quốc tế cũng tăng lên là 2,56 lần, tương đương với nợ phải trả ở mức 1.822 tỷ đồng, tăng 6,7% so với khi kết thúc năm 2021. Trong đó, dư nợ trái phiếu gần 100 tỷ đồng.
Còn về tình hình phát hành trái phiếu, Công ty Cổ phần Liên doanh Kangaroo Quốc tế đã thực hiện phát hành lô trái phiếu có mã KGRCH2225001, kỳ hạn 3 năm, giá trị phát hành là 102 tỷ đồng, ngày phát hành 25/8/2022.
Lô trái phiếu là loại không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, có tài sản đảm bảo là quyền sử dụng đất tại thửa đất số 301, diện tích 69.7 ngàn m2 thuộc xã Tân Tiến, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên, với giấy chứng nhận sử dụng do UBND tỉnh Hưng Yên cấp ngày 2/4/2019.
Theo công bố của Công ty Cổ phần Liên doanh Kangaroo Quốc tế, tính đến ngày 27/6/2023, doanh nghiệp này đã tiến hành mua lại trước hạn toàn bộ lô trái phiếu phát hành nêu trên.
Công ty Cổ phần Liên doanh Kangaroo thành lập năm 2019, cổ đông sáng lập bao gồm: Công ty TNHH một thành viên sản xuất, lắp ráp công nghệ cao Kangaroo; Công ty cổ phần tập đoàn điện lạnh điện máy Việt Úc, ông Nguyễn Thành Phương và ông Lê Xuân Hoàn. Vốn điều lệ của doanh nghiệp hiện đang ở mức 750 tỷ đồng.
Các Công ty trong cổ đông sáng lập của Công ty Cổ phần Liên doanh Kangaroo Quốc tế thực chất đều đã gắn với tên tuổi của Chủ tịch Nguyễn Thành Phương. Ông Phương hiện cũng đang giữ vai trò Chủ tịch của Tập đoàn Kangaroo.
Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh các mặt hàng thuộc ngành hàng gia dụng, thiết bị nhà bếp, điện lạnh và vật liệu xây dựng…
Nhiều doanh nghiệp BĐS giảm lợi nhuận, 10.000 cư dân Tân Tây Đô đang "khát khô cổ", nhiều đại gia nhà đất ngưng kinh doanh vì chưa đủ điều kiện... là những tin chính trong Địa ốc 7AM hôm nay.
Lợi nhuận gộp trong quý 4/2018 của Công ty CP Lọc hóa dầu Bình Sơn âm 812 tỉ đồng (trong đó trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho là 310 tỉ đồng), làm cho lợi nhuận sau thuế quý này lỗ 1.016 tỉ đồng.
Ông Phạm Văn Thiều - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu vừa ký ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình quốc gia Bảo vệ và Phát triển nguồn lợi thủy sản đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh.
Ngay đầu năm đã có nhiều dấu hiệu cho thấy cánh cửa mở rộng hơn cho xuất khẩu (XK) nông sản Việt trong năm 2024. Chưa kể, ngay bên lề Hội nghị Bộ trưởng Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đang diễn ra, đã có một sự kiện hội nghị dành riêng cho các nước XK nông sản, nhằm tìm kiếm những cách thức cạnh tranh XK công bằng nhất.
UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 818/QĐ-UBND về việc ủy quyền cho Sở Xây dựng Hà Nội giải quyết, tiếp nhận một số thủ tục hành chính trong lĩnh vực xây dựng thuộc thẩm quyền quyết định của UBND thành phố.
UBND tỉnh yêu cầu tiếp tục thực hiện quyết liệt cải cách TTHC, tạo điều kiện “tốt nhất, nhanh nhất, thuận lợi nhất” cho doanh nghiệp khi đầu tư vào Nghệ An.
Các hãng tàu nước ngoài được tự tăng phụ phí xếp dỡ tại cảng mà không cần giải trình lý do. Đây là hệ lụy ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của doanh nghiệp (DN) xuất nhập khẩu (XNK) Việt Nam. Trong tình thế xung đột Biển Đỏ vẫn đang tác động mạnh đến hàng hóa Việt thì việc tăng phụ phí của các hãng tàu đã làm cho DN Việt “khó chồng khó”.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.