Trong báo cáo nhà ở và thị trường bất động sản quý IV năm 2022 và cả năm 2022, Bộ Xây dựng dẫn báo cáo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết, tính đến 31/12/2022 dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh bất động sản gần 800 nghìn tỷ đồng.
Trong đó, dư nợ tín dụng đối với các dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, dự án phát triển nhà ở đạt 180,743 nghìn tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 22,8% tổng dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh bất động sản.
Dư nợ tín dụng đối với các dự án văn phòng (cao ốc) cho thuê đạt 41,815 nghìn tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 5,3%. Dư nợ tín dụng đối với các dự án xây dựng khu công nghiệp, khu chế xuất đạt 40,149 nghìn tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 5,1%.
Dư nợ tín dụng đối với các dự án khu du lịch, sinh thái, nghỉ dưỡng đạt 32,660 nghìn tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 4,1%. Dư nợ tín dụng đối với các dự án nhà hàng, khách sạn đạt 57,539 nghìn tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 7,24%.
Dư nợ tín dụng đối với cho vay xây dựng, sửa chữa nhà để bán, cho thuê đạt 144,157 nghìn tỷ đồng, chiếm 18,16%. Dư nợ tín dụng đối với cho vay mua quyền sử dụng đất đạt 85,199 nghìn tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 10,7%.
Dư nợ tín dụng đối với đầu tư kinh doanh bất động sản khác đạt 211,452 nghìn tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 26,6% tổng dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh bất động sản.
Áp lực trả nợ trái phiếu trước hạn
Về tình hình trái phiếu, theo Báo cáo của Bộ Xây dựng, trong thời gian qua, có một số tổ chức, cá nhân có sai phạm, bị xử lý liên quan đến hoạt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp lĩnh vực bất động sản đã ảnh hưởng rất lớn đến thị trường và tâm lý nhà đầu tư.
Do vậy các doanh nghiệp bất động sản khó khăn hơn trong việc phát hành trái phiếu tạo nguồn vốn để triển khai thực hiện dự án cũng như cân đối dòng tiền trong hoạt động của doanh nghiệp.
Theo báo cáo của Bộ Tài chính: Tính đến 28/10/2022 khối lượng phát hành trái phiếu doanh nghiệp đạt 328,9 nghìn tỷ đồng, giảm 25,2% so với cùng kỳ năm 2021 và có xu hướng giảm dần qua các quý.
Trong đó, các doanh nghiệp bất động sản chiếm 28,87% trong tổng khối lượng phát hành; đứng thứ 2 trong nhóm mua lại trái phiếu trước hạn và chiếm 35,8% (451.159 tỷ đồng) trong tổng khối lượng trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ đang lưu ký tại thời điểm 30/9/2022.
Trong 2 tháng cuối năm 2022, trái phiếu đến hạn của các doanh nghiệp bất động sản chiếm 38,3% tổng giá trị trái phiếu đến hạn, trong đó, 99,6% trái phiếu đáo hạn của các doanh nghiệp bất động sản có tài sản bảo đảm.
Trong tháng 12, các doanh nghiệp đã phát hành 1.350 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ, trong đó doanh nghiệp bất động sản phát hành 500 tỷ đồng.
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội, tính đến 25/12/2022, dư nợ trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ khoảng 2 triệu tỷ đồng, trong đó của doanh nghiệp bất động sản là 419 nghìn tỷ đồng (chiếm 33,6%).
Trong cuối năm 2022 và thời gian tiếp theo, một số doanh nghiệp còn phải chịu áp lực trả nợ trái phiếu trước hạn cho nhà đầu tư vì nhiều nguyên nhân, trong đó có thay đổi chính sách kiểm soát trái phiếu phát hành của doanh nghiệp.
Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư 11/2024/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 16/2021/TT-NHNN quy định việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua, bán trái phiếu doanh nghiệp. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 12/8/2024.
Theo thống kê của Hiệp hội Thị trường Trái phiếu Việt Nam (VBMA), trong 9 tháng còn lại của năm 2024, tổng giá trị trái phiếu sẽ đến hạn là 239.480 tỷ đồng.
Hội đồng tuyển dụng viên chức BQLDA Đầu tư xây dựng huyện Chương Mỹ vừa có thông báo về kết quả xét tuyển vòng 1 và triệu tập thí sinh tham dự phỏng vấn kỳ thi tuyển dụng viên chức làm việc tại đơn vị năm 2024.
Ngày 20/12, Công an tỉnh Quảng Ninh điều động nhiều vị trí lãnh đạo Công an các đơn vị, địa phương. Trong đó Thượng tá Nguyễn Trọng Hùng, Phó trưởng phòng Cảnh sát hình sự được bổ nhiệm chức vụ Trưởng phòng Cảnh sát hình sự công an tỉnh Quảng Ninh.
Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc - CTCP (HOSE: KBC) thông qua việc sử dụng tài sản của công ty làm tài sản thế chấp đảm bảo cho toàn bộ nghĩa vụ trả nợ cho các khoản vay liên quan đến dự án đầu tư xây dựng khu đô thị và dịch vụ Tràng Cát.
Phân khu đô thị Sóc Sơn khu 3 có tổng diện tích khoảng 1.424ha, được chia thành 02 khu quy hoạch. Trong đó, ô quy hoạch III.1-1 được xác định là trung tâm thể dục, thể thao vui chơi giải trí cấp vùng (trường đua ngựa).
Cù lao Phố từng là nông nại đại phố sầm uất bậc nhất phía Nam nhưng thời gian qua lại chưa phát huy hết giá trị tiềm năng. Do đó dự án khu đô thị Hiệp Hòa 72.000 tỷ được xem là biến đổi lớn, đánh thức vùng đất này.
Liên quan đến dự án các sai phạm tại dự án Khu nhà ở dành cho người có thu nhập thấp tại KCN Điện Nam - Điện Ngọc được Thanh tra tỉnh Quảng Nam chỉ ra, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Dũng yêu cầu các cơ quan, đơn vị kiểm điểm trách nhiệm.
Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận, ông Đoàn Anh Dũng vừa ký ban hành theo Quyết định số 2158/QĐ-UBND chấp thuận đầu tư cho Dự án Khu đô thị thương mại, dịch vụ mới Hàm Tiến - Mũi Né (khu III), với tổng vốn đầu tư lên tới 12.000 tỷ đồng.
Trên cơ sở pháp luật, Sở Xây dựng Hà Nội yêu cầu UBND các quận, huyện và thị xã chỉ đạo các phòng ban chức năng tiến hành kiểm tra, rà soát toàn diện các sàn giao dịch bất động sản trong khu vực.
UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 6360/QĐ-UBND về việc Điều chỉnh cục bộ Quy hoạch phân khu đô thị N7, tỷ lệ 1/5000 tại ô quy hoạch VII.2.3 tại xã Tiên Dương, huyện Đông Anh.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.