Rừng phòng hộ Long Thành bị tỉa “quá tay”, đất phố cổ Hà Nội bán giá bèo, khu du lịch sinh thái Thăng Long sau 15 năm vẫn “án binh bất động”... là những tin chính trong Địa ốc 7AM hôm nay.
Khu du lịch sinh thái Thăng Long: Sau 15 năm vẫn “án binh bất động”
Sau 15 năm phê duyệt xây dựng Dự án Khu du lịch sinh thái Thăng Long, đến nay dự án vẫn “án binh bất động”, người dân bị thu hồi đất không có đất canh tác phải “bỏ xứ” đi làm ăn xa. Sự việc trên khiến người dân vô cùng bức xúc và mong muốn TP. Hà Nội sớm thu hồi dự án.
Dự án Khu du lịch sinh thái Thăng Long do Công ty CP XNK và XD Thăng Long (nay là Công ty CP Tập đoàn Đông Đô) là chủ đầu tư.
Theo đó, ngày 12/11/2003, UBND tỉnh Hà Tây (cũ) đã ban hành QĐ số 2367/QĐ-UB về việc thu hồi 162.139m2 đất (chủ yếu là đất cấy lúa 2 vụ) của 3 thôn (Xóm Đông, Thanh Trì và Quyết Hạ) tại xã Đông Sơn, huyện Chương Mỹ, giao cho công ty CP XNK và XD Thăng Long thuê 143.686m2, xây dựng Khu du lịch sinh thái Thăng Long.
Dự án được xây dựng với mục tiêu là điểm đến hấp dẫn góp phần thúc đẩy phát triển du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, tạo việc làm, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân Chương Mỹ và các vùng lân cận.
|
Sau gần 15 năm được giao đất đến nay Dự án Khu du lịch sinh thái Thăng Long vẫn “án binh bất động”. |
Thế nhưng, sau gần 15 năm được giao đất, đến nay Dự án Khu du lịch sinh thái Thăng Long vẫn “án binh bất động”, hàng trăm nghìn mét vuông đất cấy lúa của dân bị thu hồi rồi bỏ hoang phí, trong khi người dân phải “bỏ xứ” đi làm ăn xa vì không có đất canh tác.
Xem thêm...
Rừng phòng hộ Long Thành: Bị tỉa “quá tay” gần 2.000m3 gỗ
Tổng khối lượng rừng được phê duyệt tỉa thưa rừng theo hồ sơ là gần 2.000m3, nhưng đơn vị thi công lại tỉa đến gần 4.000m3. Dù vậy, những người có trách nhiệm lại không hề hay biết.
Tỉa rừng “quá tay
Đến thời điểm này khi mà thông tin vụ rừng phòng hộ Long Thành (diện tích khoảng 8.000 ha) nằm trên địa bàn xã Long Thọ - Phước An (huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai) bị chặt tỉa “quá tay” thì người dân địa phương đang tỏ ra khá bức xúc. Nhiều người dân đã phản ánh với chúng tôi, về tình trạng trên đồng thời mong muốn các ngành chức năng sớm làm rõ ràng, sáng tỏ tình trạng này và xử lý nghiêm những người “cố tình” làm sai.
|
Những gốc cây lớn còn trơ lại. |
Cụ thể, trước đó vào giữa năm 2017 ban Quản lý rừng phòng hộ đã trình hồ sơ “Dự án nuôi dưỡng rừng ngập mặn năm 2017”. Hồ sơ nêu rõ, tổng diện tích xin được tỉa thưa là 335,43 ha và địa địa điểm thực hiện là tại 3 khu vực gồm tiểu khu 216 thuộc xã Long Thọ (huyện Nhơn Trạch), tiểu khu 222, xã Phước An, huyện Nhơn Trạch và tiểu khu 217, xã Long Phước (huyện Long Thành). Mục đích tỉa thưa, nuôi dưỡng rừng nhằm mở rộng không gian dinh dưỡng, vệ sinh rừng, bảo đảm cho rừng sinh trưởng tốt,…
Xem thêm...
Bất động sản Bắc Miền Trung tăng tốc từ điểm tựa quy hoạch đô thị
Theo dự báo thị trường BĐS tỉnh lẻ lên ngôi năm 2019, khi khu vực Quảng Bình, Quảng Trị và Huế thu hút nhà đầư tư nhờ hàng loạt dự án mới.
Tháng 2/2019, tại Hội nghị “Phát triển du lịch miền Trung và Tây Nguyên”, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc trao quyết định đầu tư 19 dự án với 36.000 tỷ đồng. Chỉ riêng ba tỉnh Thừa Thiên - Huế, Quảng Bình, Quảng Trị chiếm tới 21.000 tỷ đồng với 10 dự án, trở thành trọng tâm phát triển du lịch quốc tế khu vực Miền Trung trong 5 năm tới.
Ngay sau Quyết định này, bất động sản (BĐS) Bắc Miền Trung nhanh chóng được săn đón bởi giới đầu tư, khách hàng. Có thể nói, sức tác động mạnh mẽ của Hội nghị là không hề nhỏ đến thị trường BĐS khu vực Bắc Miền Trung. Chỉ 2 tuần sau Hội nghị, dòng tiền đầu tư liên tục dịch chuyển từ các thành phố lớn về các tỉnh Thừa Thiên - Huế, Quảng Bình và Quảng Trị.
Ngoài ra, cuối Quý I/2019, quyết định mở rộng Cảng Hàng không Quốc tế Phú Bài đang qua giai đoạn giải phóng mặt bằng, để hoàn thành giai đoạn 1. Ngay sau đó, trong giai đoạn 2, sẽ tiến hành bố trí tái định cư cho hơn 300 hộ dân ở khu vực ảnh hưởng dự án mở rộng Cảng hàng không quốc tế Phú Bài. Chính điều này phát sinh nhu cầu nhà đất rất lớn tại khu vực này và cũng tạo ra cú hích cho thị trường BĐS Huế trong giai đoạn đầu quý II/2019.
|
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trao quyết định đầu tư cho các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên. |
Ngoài ra, việc tái định cư của các khu quy hoạch du lịch tại Kinh thành Huế và các khu du lịch Quảng Bình cũng diễn ra nhanh chóng. Việc di dân cũng tạo cho bất động sản nhiều cơ hội, quá trình đô thị hóa, các khu công nghiệp định hình làm cho nhu cầu nhà ở và đất đai ngày một tăng cao.
Xem thêm...
Đất phố cổ Hà Nội bán giá bèo: Hé lộ DN ‘thâu tóm’ nhiều nhà, đất công
Các cơ sở nhà, đất mặt phố ở phố cổ Hà Nội được xem là “đất vàng, đất kim cương”, thay vì đấu giá thì Công ty CP Dịch vụ và Thương mại Đông Á lại được cho nộp tiền trước rồi mới ra quyết định bán với mức giá thấp hơn nhiều lần so với thực tế thị trường.
Cách “thâu tóm” nhà, đất phố cổ giá bèo
Như Tiền Phong phản ánh, năm 2015 Công ty CP Dịch vụ và Thương mại Đông Á (Công ty Đông Á) đã làm văn bản đề nghị TP Hà Nội cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất cùng lúc 3 cơ sở nhà, đất chuyên dùng thuộc sở hữu Nhà nước (gọi tắt là nhà, đất công-PV) tại 3 vị trí mặt phố đắc địa của các quận nội đô lịch sử, nơi có giá nhà đất cao nhất của Thủ đô.
Cụ thể, cơ sở nhà đất mặt phố số 56 Hàng Gai phường Hàng Gai (quận Hoàn Kiếm); cơ sở nhà, đất mặt phố (tầng 1) số 46 Hàng Trống (quận Hoàn Kiếm) và tầng 1 mặt phố số 7 Đội Cấn (quận Ba Đình). Cả 3 do các đơn vị của Cty TNHH MTV Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội (gọi tắt Công ty quản lý nhà) quản lý và cho thuê.
Thông thường theo quy định các cơ sở nhà, đất công phải được tổ chức bán đấu giá công khai. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền quyết định bán bằng hình thức chỉ định thì sau thời hạn thông báo bán đấu giá mà chỉ có một tổ chức hoặc cá nhân đăng ký mua tài sản trên đất, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất; đối với các trường hợp bán chỉ định khác cũng cần phải xem xét về đối tượng thuê, mua với các tiêu chí rõ ràng.
Xem thêm...
Giám đốc chiếm đất rừng làm “trang trại mẫu cho dân làm theo”?
Được nhà nước giao 7.000ha đất rừng, Cty TNHH MTV lâm nghiệp Đường 9 (gọi tắt Cty Đường 9) buông lỏng quản lý, dẫn đến 1.000ha đất rừng bị người dân lấn chiếm. Khi phát giác, chính quyền và Cty Đường 9 đã áp dụng nhiều cách để thuyết phục người dân trả lại đất, nhưng gặp rất nhiều khó khăn. Mới đây, theo điều tra của Lao Động, tới lượt Giám đốc Cty Đường 9 đã lấn chiếm một diện tích không nhỏ đất rừng để làm trang trại.
|
Một phần diện tích trang trại trên đất rừng của ông Thái. Ảnh: Hưng Thơ. |
Giám đốc công ty lâm nghiệp lấn chiếm đất rừng?
Trong số gần 1.000ha đất rừng của Cty Đường 9 bị lấn chiếm, phần lớn diện tích tập trung ở các xã thuộc huyện Cam Lộ (Quảng Trị).
Thôn Xuân Mỹ của xã Cam Tuyền, huyện Cam Lộ là nơi có nhiều hộ dân lấn chiếm đất rừng. Chính quyền địa phương và Cty Đường 9 nhiều lần đến tuyên truyền, vận động nhưng người dân không chấp hành việc trả lại đất.
“Khi chúng tôi đến tuyên truyền, người dân đưa ra điều kiện, nếu giám đốc Nguyễn Hồng Thái trả lại đất rừng đã xâm chiếm trái phép, thì họ mới làm theo”, ông Hoàng Liên Sơn -Chủ tịch UBND xã Cam Tuyền, thông tin.
Xem thêm...