Băm nát đất nông nghiệp ở Bình Chánh, dự án lấn sông Hàn không thông qua đấu giá, D.A Khu biệt thự Cái Lân: 16 năm vẫn dang dở... là những tin chính trong Địa ốc 7AM hôm nay.
D.A Khu biệt thự Cái Lân: 16 năm vẫn... dang dở
Năm 2003, UBND tỉnh Quảng Ninh phê duyệt dự án (D.A) Khu biệt thự Cái Lân, phường Bãi Cháy, TP Hạ Long. Năm 2007, Công ty Cổ phần Thương mại và Đầu tư Ban Mai (Cty Ban Mai) nhận điều chuyển D.A này từ Cty Đầu tư xây dựng và Kinh doanh nhà Quảng Ninh. Sau 16 năm "ì ạch" triển khai, D.A bộc lộ nhiều bất cập, sai phạm...
|
Một góc Khu đô thị Ban Mai. Ảnh: Trọng Tài. |
13 năm chưa GPMB xong
Theo Quyết định phê duyệt năm 2003 của UBND tỉnh Quảng Ninh, tổng mức đầu tư của D.A là gần 60,2 tỷ đồng; tổng diện tích quy hoạch 17,788 ha. Địa điểm thực hiện tại khu vực phía Đông và phía Tây đền Cái Lân.
Năm 2008, UBND tỉnh Quảng Ninh phê duyệt lại D.A nâng tổng mức đầu tư lên gần 139 tỷ đồng và giảm tổng diện tích quy hoạch xuống còn 17,308ha.
Thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật trong công tác quản lý và thực hiện D.A, Thanh tra tỉnh Quảng Ninh chỉ rõ, năm 2013, UBND tỉnh có quyết định về việc điều chỉnh (lần 2) quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Khu biệt thự Cái Lân. Tuy nhiên, chủ đầu tư (CĐT) không phối hợp với địa phương tổ chức công bố công khai. Trong khi đó, hồ sơ thiết kế - dự toán theo quy hoạch điều chỉnh được phê duyệt năm 2013 của D.A đến nay vẫn chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt, thẩm định. Cty Ban Mai cũng chưa có hồ sơ về việc lập lại D.A và không thực hiện chế độ báo cáo đầu tư theo quy định.
Xem thêm...
Khuất tất ở Dự án Lạc Việt: UBND tỉnh Bình Thuận yêu cầu kiểm tra, xử lý
Liên quan đến các khuất tất, sai phạm tại Dự án Khu du lịch sinh thái biển cao cấp Lạc Việt do Công ty CP Thương mại và Dịch vụ Danh Việt làm chủ đầu tư, nay chuyển sang DRH Holdings; mới đây, UBND tỉnh Bình Thuận đã có Công văn yêu cầu các sở, ban, ngành tỉnh kiểm tra, xử lý theo quy định.
|
UBND tỉnh Bình Thuận yêu cầu kiểm tra, xử lý theo quy định về các khuất tất, sai phạm tại Dự án Lạc Việt. |
Cụ thể, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận yêu cầu Sở TN&MT chủ trì, phối hợp Sở Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Sở GTVT, Cảng vụ Hàng hải Bình Thuận, UBND huyện Hàm Tân, các sở, ngành liên quan tổ chức kiểm tra, làm rõ nội dung báo chí phản ánh.
Qua kiểm tra, đối với các nội dung công việc có liên quan thuộc thẩm quyền giải quyết của các sở, ngành, địa phương thì khẩn trương xử lý theo quy định. Trường hợp vượt thẩm quyền thì báo cáo, để xuất hướng giải quyết cụ thể cho UBND tỉnh Bình Thuận xem xét, chỉ đạo.
Giao trách nhiệm cho Sở TN&MT nắm toàn bộ thông tin, kết quả kiểm tra làm việc và các nội dung chỉ đạo tại Công văn số 5429/UBND-KGVXNV ngày 21/12/2018 liên quan đến hoạt động san lấp mặt bằng tại khu vực Dự án Khu du lịch sinh thái biển cao cấp Lạc Việt, báo cáo cho UBND tỉnh Bình Thuận trước ngày 19/4/2019.
Xem thêm...
Vụ “Liên kết rồi… bỏ chạy”: UBND tỉnh Gia Lai chỉ đạo tìm giải pháp bảo vệ nông dân
Ngày 11-4, UBND tỉnh Gia Lai có văn bản chỉ đạo các đơn vị liên quan về việc đề xuất xử lý các nội dung mà Báo SGGP phản ánh trong bài viết “Liên kết rồi… bỏ chạy”.
|
Người dân xã Ia Blứ trồng chanh dây do Công ty Tuấn Đại An cung cấp giống nhưng không có quả, buộc dân phải chặt bỏ. |
Theo đó, để bảo vệ người sản xuất, UBND tỉnh giao Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với Sở NN-PTNT, các sở ngành địa phương liên quan nghiên cứu đề xuất giải pháp xử lý các nội dung báo nêu, báo cáo UBND tỉnh trước ngày 20-4.
Trước đó, Báo SGGP đăng bài viết “Liên kết rồi… bỏ chạy”, phản ánh việc nhiều doanh nghiệp đến các tỉnh Tây Nguyên tổ chức hội thảo để liên kết bán cây giống và cam kết thu mua sản phẩm nhưng lại bán giống kém chất lượng, hoặc không chịu thu mua sản phẩm như cam kết.
Trong đó, nghiêm trọng nhất là trường hợp Công ty TNHH Tuấn Đại An (TP Pleiku, tỉnh Gia Lai) ký hợp đồng hỗ trợ bao tiêu sản phẩm, cung cấp giống chanh dây, vật tư nông nghiệp cho 8 hộ dân xã Ia Hla với diện tích 6,5ha và 33 hộ dân xã Ia Blứ (cùng thuộc huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai) với diện tích 16,8ha, nhưng khi trồng thì cây không ra quả, hoặc quả nhỏ không đảm bảo chất lượng.
Xem thêm...
Đua nhau băm nát đất nông nghiệp ở Bình Chánh
340 ha đất quy hoạch là hồ sinh thái đã có quyết định thu hồi đất của Thủ tướng Chính phủ cũng bị đầu nậu băm nát.
Sau khi Pháp Luật TP.HCM đăng tải tuyến bài về nhà không phép tại huyện Bình Chánh (đầu tháng 3-2019), Thành ủy, UBND TP.HCM đã vào cuộc chỉ đạo xử lý quyết liệt. Tuy nhiên, vấn đề lớn hơn mà chúng tôi nhận thấy đã và đang diễn ra ở đây là Bình Chánh đang thật sự bất ổn về quản lý đất đai, xây dựng và điều này diễn ra trong một thời gian dài nhưng chậm được chấn chỉnh, chưa có dấu hiệu chấm dứt. Với tuyến bài tiếp theo khởi đăng từ hôm nay (16-4), chúng tôi xin tiếp tục phân tích rõ bức tranh bất ổn trên với mong muốn cùng chính quyền huyện Bình Chánh, TP.HCM tìm ra giải pháp hữu hiệu để giải quyết tận gốc vấn đề này.
Đất nông nghiệp có mục đích sử dụng là đất lúa, đất trồng cây lâu năm, trồng hoa màu… nhưng được đầu nậu vẽ thành hàng chục, hàng trăm lô có diện tích dưới chuẩn tách thửa rồi rao bán cho người dân xây nhà lụi mà không hề chuyển đổi mục đích sử dụng lên đất ở và xin phép xây dựng. Tình trạng này đang diễn ra ngang nhiên với nhiều đầu nậu tại hai xã Vĩnh Lộc A và Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh.
Xem thêm...
Dự án lấn sông Hàn không thông qua đấu giá
Thanh tra Chính phủ yêu cầu “thu bổ sung tiền sử dụng đất đối với dự án bất động sản và bến du thuyền Đà Nẵng vì điều chỉnh quy hoạch làm tăng diện tích”.
Chiều 16-4, Sở Xây dựng TP Đà Nẵng đã thông tin về dự án lấn sông Bất động sản và bến du thuyền Đà Nẵng (tên thường gọi dự án Marina Complex-PV) tại khu vực bờ Đông (phường Nại Hiên Đông, quận Sơn Trà) đang được dư luận lo lắng ảnh hưởng đến dòng chảy.
Trao đổi với PLO, ông Thái Ngọc Trung (Phó giám đốc Sở Xây dựng TP Đà Nẵng) cho biết, dự án này vốn là một doi đất lòi ra sông và được doanh nghiệp xin làm cụm phức hợp. Còn bờ kè thì trước đó đã được Bộ NN&PTNT thống nhất duyệt. "Hồi năm 2008-2009 là mình khát cao tầng. Ông nào xin cao tầng là TP rất thích, tạo điều kiện tối đa. Bây giờ thì quá tải nên hạn chế sau đó được chỉnh quy hoạch khá nhiều lần", ông Trung nói.
Theo ông Trung, quy hoạch trước đây vốn là 11 toà nhà cao tầng tuy nhiên sau đó được điều chỉnh lại thành vệt biệt thự.
|
Dự án Bất động sản và bến du thuyền Đà Nẵng lấn sông Hàn. Ảnh: LÊ PHI. |
“Làm toà nhà cao tầng thì sẽ lợi cho nhà đầu tư hơn nhưng giờ chủ đầu tư muốn được điều chỉnh quy hoạch để xây nhà cao tầng cũng không được nữa”, ông Trung thông tin.
Xem thêm...