Được điều chỉnh quy hoạch, ĐH Quốc gia Hà Nội ở Hòa Lạc có bị chậm tiến độ?
Sau khi bổ sung Viện Trần Nhân Tông và Trường Đại học Việt Nhật vào Đề án quy hoạch tổng thể xây dựng Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) vào tháng 1/2019, ĐHQGHN tiếp tục xin điều chỉnh cục bộ Quy hoạch phân khu 1/2000.
Vào tháng 5/2019 vừa qua, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) đã gửi Bộ Xây dựng tờ trình số 94 về việc phê duyệt Nhiệm vụ, dự toán Điều chỉnh cục bộ Quy hoạch phân khu 1/2000 Khu ĐHQGHN tại Hòa Lạc.
Sau khi nghiên cứu, trả lời về việc trên, Bộ Xây dựng cho biết, việc điều chỉnh cục bộ Quy hoạch phân khu xây dựng 1/2000 Khu ĐHQGHN tại Hòa Lạc cần thực hiện theo quy định tại Mục 6 Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 và Khoản 12, Điều 28 Luật số 35/2018/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch.
Trước đó, vào tháng 1/2019, Thủ tướng đã có ý kiến về việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác quy hoạch Dự án đầu tư xây dựng ĐHQGHN tại Hòa Lạc.
Tháo gỡ khó khăn trên, Thủ tướng đồng ý bổ sung Viện Trần Nhân Tông và Trường Đại học Việt Nhật vào Đề án quy hoạch tổng thể xây dựng ĐHQGHN.
Để bổ sung quy hoạch, Thủ tướng yêu cầu ĐHQGHN lập điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 (Quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000) ĐHQGHN tại Hòa Lạc để bổ sung Viện Trần Nhân Tông, trình Bộ Xây dựng thẩm định, phê duyệt, bảo đảm "đúng mục tiêu phát triển, tiết kiệm đất" theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại một số văn bản trước đó.
Đồng Nai: Chánh Thanh tra huyện Trảng Bom bán đất cho người dân có sổ đỏ nhưng không có đất?
Sự việc xảy ra khi ông Phạm Tuấn Sơn ở huyện Trảng Bom mua đất của ông Đỗ Văn Sáng (Chánh Thanh tra huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai) sau nhiều năm đo đạc nhưng không tìm ra đất mà mình đã mua dù đã được cấp sổ đỏ.
Gửi đơn kêu cứu tới Báo Pháp luật Việt Nam (PLVN), ông Phạm Tuấn Sơn có địa chỉ tại ấp An Chu, xã Bắc Sơn, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai kêu cứu về việc cán bộ nhà nước lừa đảo chiếm đoạt tài sản của dân. Trong đơn ông Sơn trình bày:
Vào cuối năm 2014, vợ chồng ông Sơn có nhận chuyển nhượng từ vợ chồng ông Đỗ Văn Sáng và bà Trần Thị Vỹ Tuyết một mãnh đất thuộc thửa số 411, tờ bản đổ số 40 có diện tích 302m2 tại địa chỉ xã Bắc Sơn, huyện Trảng Bom theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số BV 071357 mang tên Đỗ Văn Sáng và Trần Thị Vỹ Tuyết với số tiền thực tế là 385.000.000đ nhưng Hợp đồng chuyển nhượng chỉ ghi 30.000.000đ. Sau khi làm đầy đủ các thủ tục chuyển nhượng, ông Sáng đã làm thủ tục xin đăng ký biến động đất đai sang tên cho vợ chồng ông Sơn.
Vào ngày 20/11/2014, UBND huyện Trảng Bom đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đứng tên hai vợ chồng ông Sơn theo đúng quy định.
Vì muốn an cư lạc nghiệp nên vợ chồng ông Sơn tiếp tục gom góp tiền để xây nhà. Tuy nhiên, sự việc vỡ lở vào đầu tháng 4/2015 khi vợ chồng ông Sơn xuống để dọn dẹp xây nhà trên miếng đất được cho là của mình mua lại của ông Sáng thì bị một người tên Hùng xưng là chủ đất xua đuổi ngay trên chính miếng đất mà ông Sáng đã từng đưa mình đi xem, ông Hùng này cũng đưa ra sổ đỏ để chứng minh đất của mình; biết mình đã bị lừa gạt nên đã liên hệ ông Sáng để yêu cầu giải thích và giải quyết vấn đề này nhưng chưa được ông Sáng giải quyết.
Theo đó, ông Sơn đã nhiều lần đề nghị chính quyền xuống đo vẽ, xác định lại vị trí thửa đất nhưng không tìm ra vị trí lô đất của mình và những lần đo đấy đều trúng vào nhiều nhà hộ dân khác nhau. Tuy nhiên những lần đo này ông Sơn lại không nhận được biên bản làm việc cũng như kết quả đo, mà chỉ là xuống đo xong rồi về.
Bản sao sổ đỏ của ông Sáng chuyển sang cho ông Sơn.
Để làm rõ về nguồn gốc sổ đỏ, phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam (PLVN) liên hệ tới Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh Đồng Nai - Chi nhánh Trảng Bom thì được ông Dương Kim Trung - Phó giám đốc Chi nhánh cho biết: Sự việc này văn phòng đăng ký đã nắm được và đã có văn bản trả lời cho báo chí.
TP HCM tràn lan xây dựng không phép, sai phép do đâu?
Tại Kỳ họp thứ 15, HĐND TP HCM khóa IX diễn ra mới đây, các đại biểu (ĐB) đã đặt nhiều vấn đề liên quan đến những vướng mắc trong lĩnh vực quản lý xây dựng. Trong đó, một vấn đề làm nóng các cuộc họp bàn là việc xây dựng sai phép hiện nay đang diễn ra tràn lan, nguyên nhân do đâu?
110 biệt thự của Hưng Lộc Phát đang bị các cử tri chất vấn về việc xây dựng không phép.
Theo báo cáo của UBND TP HCM, trong 6 tháng đầu năm 2019, TP HCM đã ban hành gần 4.800 quyết định xử phạt vi phạm hành chính với xây dựng không phép, sai phép. Trong đó, gần 1.200 trường hợp tại các địa bàn có tốc độ đô thị hóa cao như các quận 2, 7, 9, 12, Thủ Đức, Bình Chánh, Hóc Môn…
Một ĐB đặt câu hỏi: Nguyên nhân vì sao ở những địa bàn này xảy ra nhiều trường hợp xây dựng sai phép, không phép? Có phải đang có vấn đề về quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch, vấn đề thủ tục cấp phép xây dựng cũng như thủ tục hoàn công cho người dân trong quá trình thực hiện xây dựng?
Giám đốc Sở Xây dựng Lê Hòa Bình giải trình, với công trình xây dựng trải qua 3 giai đoạn là chuẩn bị đầu tư (hoàn tất thủ tục cấp phép xây dựng và phê duyệt dự án), thực hiện đầu tư và đưa vào sử dụng (hoàn tất xây dựng và kiểm tra để cấp giấy). Qua phân tích, ở giai đoạn chuẩn bị đầu tư có 13,6% là công trình không phép nhưng đủ điều kiện cấp phép xây dựng.
Tuy nhiên dường như thủ tục cấp phép còn khó khăn, rườm rà, chưa đem lại sự tiện lợi cho người dân, dẫn đến việc người dân đủ điều kiện nhưng lại chưa đi xin phép xây dựng. Cần có giải pháp khắc phục, kéo giảm thủ tục hành chính, tiện lợi hơn trong cấp phép xây dựng.
Giá đất 4 huyện "nâng cấp" lên quận: Mới dừng ở mức kỳ vọng
Trong quý II/2019, nguồn cung mới của thị trường nhà ở gắn liền với đất tại Hà Nội ghi nhận con số ấn tượng trong nửa đầu năm.
Bà Nguyễn Hoài An - Giám đốc CBRE Hà Nội.
Bà Nguyễn Hoài An - Giám đốc CBRE Hà Nội dẫn chứng, trong quý II/2019 tổng số căn mở bán tại Hà Nội là 3.241, gấp 1,5 lần so với tổng nguồn cung 2018. Tuy nhiên, nguồn cung này chủ yếu được đóng góp bởi quý I. "Cải thiện giao thông nội thành tiếp tục thúc đẩy sự mở rộng nguồn cung nhà ở gắn liền với đất tới các địa điểm mới" - bà An cho biết.
Lãnh đạo CBRE cũng chỉ ra có sự thay đổi lớn về phân bổ vị trí trong nguồn cung mới với khu vực phía Đông hiện chiếm khoảng 80% tổng số căn mở bán trong 6 tháng đầu năm. Trong khi tổng nguồn cung vẫn chủ yếu đến từ khu vực phía Tây, sự chuyển dịch nguồn cung từ các quận trung tâm tới các quận ngoại thành ngày càng trở nên rõ ràng hơn.
- Theo bà, tại thị trường Hà Nội khu vực nào sẽ có xu hướng đầu tư tốt trong những tháng cuối năm?
Tại Hà Nội trong khoảng thời gian 10 năm qua thị trường tập trung phát triển ở phía Tây của thành phố. Chúng ta có tới 50 - 60% nguồn cung căn hộ nằm ở khu vực phía Tây, 50% lượng văn phòng cũng nằm ở khu vực phía Tây. Sau khi quỹ đất ở khu vực phía Tây đã dần cạn, khu vực phía Nam mật độ cũng rất cao thì khu phía Đông dần dần đã có những dự án lớn đang được khai thác.
Có thể nói, thị trường ghi nhận khu vực phía Tây, phía Nam và khu vực phía Đông Hà Nội đã và đang trở thành khu vực tương đối phát triển và giờ đây chúng ta bắt đầu nhìn sang các khu vực khác nữa ra mà trong bán kính 10 cây số có tương lai phát triển, như phía Bắc Sông Hồng.
Hoài Đức (Hà Nội): Chậm giao đất dịch vụ, quyền lợi của người dân có bị “đánh cắp”?
Báo điện tử Pháp luật Việt Nam có bài viết “Hoài Đức (Hà Nội): Thu hàng trăm tỷ đồng của dân, sau gần 10 năm vẫn chưa hoàn thiện cơ sở hạ tầng khu đất dịch vụ”, cho thấy, quyền lợi của người dân đang bị ‘thiệt đơn, thiệt kép’ vì chưa có đất để ở, sản xuất kinh doanh, dẫn đến cuộc sống của người dân tại xã An Khánh vốn dĩ đã khó khăn, nay lại chồng chất khó khăn.
Từ 2007, UBND tỉnh Hà Tây có Quyết định số 1098 về việc ban hành Quy định giao đất có thu tiền sử dụng đất làm mặt bằng sản xuất kinh doanh dịch vụ phi nông nghiệp hoặc đất ở cho hộ gia đình, cá nhân khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp để thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Hà Tây. Theo đó, hộ gia đình, cá nhân thuộc đối tượng được giao đất làm mặt bằng sản xuất kinh doanh dịch vụ phi nông nghiệp hoặc đất ở phải: Bàn giao mặt bằng đúng thời hạn cho người dân, khi đã thực hiện việc nộp tiền sử dụng đất để làm cơ sở hạ tầng.
Hình ảnh người dân phản ánh với phóng viên.
Sau một năm, UBND tỉnh Hà Tây có Quyết định số 371 về việc ban hành cơ chế hỗ trợ xây dựng hạ tầng đất sản xuất hoặc kinh doanh dịch vụ phi nông nghiệp, khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp để thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Hà Tây; sửa đổ, bổ sung một số điều của quy định theo Quyết định số 1098. Theo đó, chủ đầu tư phải có trách nhiệm ứng trước kinh phí xây dựng hạ tầng khu đất dịch vụ (gồm kinh phí giải phóng mặt bằng và đầu tư hạ tầng) và được hoàn trả 100% phần kinh phí đã ứng; nguồn kinh phí để hoàn trả chủ đầu tư lấy từ nguồn thu sử dụng đất của các đối tượng được giao đất dịch vụ và nguồn ngân sách Nhà nước. Ngân sách Nhà nước hỗ trợ kinh phí xây dựng hạ tầng đất dịch vụ 96.000 đồng/m2 theo dự án được duyệt.
Theo một số người dân cho biết, tại Văn bản số 371 của UBND tỉnh Hà Tây cũ chỉ đạo rất rõ ràng, cụ thể, nhưng không hiểu vì sao nhiều lần chúng tôi ý kiến với lãnh đạo xã An Khánh và lãnh đạo UBND huyện Hoài Đức thực hiện theo đúng Quyết định hỗ trợ trên của Nhà nước để người dân bớt khổ, nhưng những vị cán bộ lãnh đạo huyện Hoài Đức vẫn chỉ để “ngoài tai”.
Cầu Hiếu Liêm được phê duyệt là công trình cấp II với chiều dài hơn 249m, rộng 9m và dự kiến hoàn thành, đưa vào sử dụng sau 1 năm xây dựng. Như vậy sắp tới người dân tại khu vực này sẽ được lưu thông bằng cầu thay phà.
Với thủ đoạn giả vờ hỏi mệnh giá tiền Việt Nam, 2 đối tượng người nước ngoài đã thực hiện trót lọt nhiều vụ lừa đảo, trộm cắp tài sản của người dân trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài vừa ký ban hành Chương trình công tác năm 2025 của Ban Chấp hành Đảng bộ TP Hà Nội, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội khóa 17 (nhiệm kỳ 2020-2025).
Chiều 28/12, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị tổng kết hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2024, triển khai nhiệm vụ kế hoạch năm 2025 của Petrovietnam.
Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 89/2024/TT-BTC bãi bỏ một phần, toàn bộ một số Thông tư trong lĩnh vực tài chính đất đai do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành.
Ngay đầu năm đã có nhiều dấu hiệu cho thấy cánh cửa mở rộng hơn cho xuất khẩu (XK) nông sản Việt trong năm 2024. Chưa kể, ngay bên lề Hội nghị Bộ trưởng Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đang diễn ra, đã có một sự kiện hội nghị dành riêng cho các nước XK nông sản, nhằm tìm kiếm những cách thức cạnh tranh XK công bằng nhất.
UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 818/QĐ-UBND về việc ủy quyền cho Sở Xây dựng Hà Nội giải quyết, tiếp nhận một số thủ tục hành chính trong lĩnh vực xây dựng thuộc thẩm quyền quyết định của UBND thành phố.
UBND tỉnh yêu cầu tiếp tục thực hiện quyết liệt cải cách TTHC, tạo điều kiện “tốt nhất, nhanh nhất, thuận lợi nhất” cho doanh nghiệp khi đầu tư vào Nghệ An.
Các hãng tàu nước ngoài được tự tăng phụ phí xếp dỡ tại cảng mà không cần giải trình lý do. Đây là hệ lụy ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của doanh nghiệp (DN) xuất nhập khẩu (XNK) Việt Nam. Trong tình thế xung đột Biển Đỏ vẫn đang tác động mạnh đến hàng hóa Việt thì việc tăng phụ phí của các hãng tàu đã làm cho DN Việt “khó chồng khó”.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.