Hà Nội 21 °C
TP Hồ Chí Minh 25 °C
Hải Phòng 22 °C
Đà Nẵng 25 °C
Yên Bái 15 °C
  • Hà Nội Hà Nội 21°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 25°C
  • Hải Phòng Hà Nội 22°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 25°C
  • Yên Bái Hà Nội 15°C

Đầu tư không hiệu quả, Tổng Công ty Sông Hồng đối mặt nguy cơ mất trắng trăm tỷ đồng

Thương trường
25/03/2022 11:15
Lê Hải
aa
Kinh doanh bết bát sau cổ phần hóa, Tổng công ty Sông Hồng còn đối mặt nguy cơ mất trắng hơn 100 tỷ đồng khi đầu tư vào Thép Sông Hồng.


Tin nên đọc

Nguy cơ mất trắng hơn trăm tỷ đồng vốn góp

Sau hơn chục năm hoạt động theo kiểu "sống lay lắt", Công ty CP Thép Sông Hồng đang làm thủ tục giải thể.

Đáng chú ý, vào ngày 18/11/2021, Tòa án Nhân dân tỉnh Phú Thọ đã có quyết định mở thủ tục phá sản đối với Công ty CP Thép Sông Hồng - Công ty liên kết cảu Tổng Công ty Sông Hồng (Mã chứng khoán SHG).

Nguyên nhân phá sản của Thép Sông Hồng đến nay vẫn chưa được công bố. Sau khi chính thức đổi tên thành Thép Sông Hồng, đơn vị này bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 2009. Tuy nhiên, kết quả kinh doanh lại kém khả quan. Trong giai đoạn 2009-2011, Thép Sông Hồng lần lượt báo lỗ gần 30 tỷ đồng, 133 tỷ đồng và hơn 55 tỷ đồng.

Điều đáng nói, sau sự kiện này, Tổng Công ty Sông Hồng đối mặt nguy cơ mất trắng hơn trăm tỷ đồng vốn góp tại đây.

Cụ thể, trên báo cáo tài chính, Tổng công ty Sông Hồng cho hay, đã trích lập dự phòng khoản vốn góp 102 tỷ đồng vào Thép Sông Hồng.

Khu đất có vị trí đắc địa của Thép Sông Hồng ở Phú Thọ, trong khi đó, Tổng công ty Sông Hồng lại đang phải trích lập dự phòng mất vốn đầu tư vào đây. Ảnh: T.M/Báo Lao Động.

Khu đất có vị trí đắc địa của Thép Sông Hồng ở Phú Thọ, trong khi đó, Tổng công ty Sông Hồng lại đang phải trích lập dự phòng mất vốn đầu tư vào đây. Ảnh: T.M/Báo Lao Động.

Tại SHG, Công ty CP Thép Sông Hồng cũng không phải là đơn vị duy nhất mà đơn vị chủ quản thất bại trong quá trình tái cơ cấu. Theo đó, khoản đầu tư vào Công ty CP Thép Sông Hồng có giá trị lớn nhất trong 27 khoản đầu tư của Tổng Công ty Sông Hồng vào các đơn vị.

Một trong các mục tiêu cổ phần hoá ngoài việc thu về thặng dư vốn cho Nhà nước còn nhằm thúc đẩy các doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ hơn. Tuy nhiên có một trường hợp hy hữu là Tổng công ty Sông Hồng.

Từ một doanh nghiệp đầu ngành trong lĩnh vực xây dựng, bất động sản và có nhiều thành tựu, hậu cổ phần hóa, Tổng công ty này hiện trở thành doanh nghiệp đa ngành với hàng loạt khoản đầu tư thua lỗ và các dự án bất động sản dở dang

Kinh doanh bết bát sau cổ phần hóa

Tổng Công ty Sông Hồng (Mã chứng khoán: SHG) ra đời cách đây 60 năm, tiền thân là Công ty Kiến trúc Việt Trì, trực thuộc Bộ Xây dựng. Công ty này đã xây dựng một loạt các công trình lớn như nhà máy Supe phốt phát Lâm Thao, nhà máy giấy Bãi Bằng (Phú Thọ), sân bay Sao Vàng (Thanh Hoá), sân bay Nội Bài (Hà Nội)...các khu chung cư ở Hà Nội như Kim Liên, Giảng Võ....

1e9ca8b027f3cead97e2

Trụ sở Tổng Công ty Sông Hồng. Ảnh internet.

Trước đó, thực hiện chủ trương sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp giai đoạn 2014 - 2015 theo Nghị quyết của Trung ương khóa IX và sự chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Xây dựng về nâng cao hiệu quả công tác quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty, Bộ Xây dựng đã có Công văn số 3351/BXD-QLDN ngày 18/12/2014 về việc chấp thuận phương án tái cấu trúc và nâng cao quản trị Tổng Công ty giai đoạn 2014-2015 và mục tiêu 2020.

Theo đó, Tổng Công ty Sông Hồng sẽ thực hiện thoái toàn bộ vốn đầu tư tại 17 đơn vị bao gồm, Công ty CP Xây dựng đô thị Sông Hồng, Công ty CP Sông Hồng Thăng Long, Công ty CP Sông Hồng 8, Công ty CP Đầu tư Thương mại và Xây dựng Công trình Giao thông Hà Nội, Công ty CP Sông Hồng Đà Nẵng, Công ty CP Thép Sông Hồng, Công ty CP Nhân lực quốc tế và Thương mại Sông Hồng, Công ty CP Sông Hồng Miền Trung, Công ty CP Sông Hồng 36, Công ty CP Xuất nhập khẩu và Xây dựng Sông Hồng, Công ty CP Sông Hồng Bình Tây, Công ty CP Tư vấn Xây dựng Sông Hồng, Công ty CP Đầu tư và Xây dựng Sông Hồng 9, Công ty CP Sông Hồng Tây Đô, Công ty CP Sông Hồng 6, Công ty CP Đầu tư và Kinh doanh BĐS Hà Nội Sông Hồng, Công ty CP Sông Hồng Đại Phát.

shg-trich-lap-du-phong-dau-tu-vao-cong-ty-thanh-vien-1647831297561988867487

SHG trích lập dự phòng đầu tư vào các Công ty thành viên. (Nguồn ảnh: Báo cáo tài chính bán niên đã soát xét tính đến tháng 6/2021)

Dù vậy, đến cuối tháng 6/2021 trên báo cáo tài chính bán niên đã soát xét Tổng Công ty Sông Hồng cho thấy, có 7 khoản đầu tư vào công ty con, 13 khoản đầu tư vào các công ty liên kết và 7 khoản đầu tư vào các công ty khác.

Đặc biệt, 11/17 đơn vị có tên trong danh sách thoái toàn bộ vốn theo Công văn số 3351/BXD-QLDN ngày 18/12/2014 vẫn còn trên báo cáo tài chính của Tổng Công ty Sông Hồng.

Hơn nữa, trong khoảng 27 khoản đầu tư có giá trị đầu tư gốc gần 284 tỷ đồng, Tổng Công ty Sông Hồng phải trích lập dự phòng gần hết, với tổng giá trị trích lập gần 219 tỷ đồn (tương đương 77% giá trị đầu tư).

Tháng 11/2021, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phát đi thông báo xử phạt hành chính số tiền 85 triệu đồng đối với Tổng Công ty cổ phần Sông Hồng. Vì đã không công bố đối với thông tin phải công bố theo quy định pháp luật.

Nửa đầu năm 2021, Tổng Công ty Sông Hồng ghi nhận doanh thu 9,4 tỷ đồng, giảm 62% so với cùng kỳ năm 2020. Sau khi khấu trừ chi phí, doanh nghiệp báo lỗ lên đến 27 tỷ đồng.

Đi cùng sự khó khăn tại các khoản đầu tư vào công ty con, công ty liên kết và các dự án bất động sản, trong gần một thập niên trở lại đây, cả doanh thu và lợi nhuận của tổng công ty này đã liên tục lao dốc.

Doanh thu thuần năm 2015 của SHG từng đạt 956 tỷ đồng và sau đó lao dốc về chỉ còn 42 tỷ đồng vào năm 2020.

Từ doanh nghiệp có quy mô tài sản trên 3.000 tỷ, doanh thu gần 3.300 tỷ đồng trước năm 2011, tổng tài sản của Tổng Công ty Sông Hồng đã giảm mạnh về mức trên 1.000 tỷ đồng hiện tại và doanh thu chỉ còn vài chục tỷ đồng trong những năm gần đây.

Tổng công ty này cũng đã thua lỗ liên tục từ năm 2015 đến nay với số lỗ lũy kế đến tháng 6/2021 lên tới 1.056 tỷ đồng, cao gấp 4 lần vốn điều lệ.

Kiểm toán chỉ ra loạt "vấn đề" tại SHG

Đáng nói hơn, tại báo cáo tài chính này, kiểm toán cũng đã đưa ra các cơ sở kết luận ngoại trừ đối với các công ty thuộc Tổng Công ty Sông Hồng.

Cụ thể, Tổng Công ty và các công ty con chưa có biên bản đối chiếu các khoản nợ phải trả tại thời điểm 30/6/2021 với số tiền lần lượt là 118,4 tỷ đồng và 356,3 tỷ đồng. Đồng thời, tại thời điểm lập báo cáo tài chính, SHG cũng chưa trích lập dự phòng khoản phải thu khó đòi.

Ngoài ra, do cách thức quản lý của các Công ty con nên kiểm toán viên không thể tham gia soát xét hàng tồn kho tại ngày 30/6/2021 của các Công ty con, với các thông tin đã được cung cấp và bằng các thủ tục thay thế đã thực hiện, kiểm toán vẫn không thể đánh giá tính hiện hữu, đầy đủ, giá trị cần dự phòng giảm giá của khoản mục hàng tồn kho trên Báo cáo tài chính hợp nhất giữa niên độ kèm theo của Tổng Công ty tại ngày 30/6/2021 với giá trị là 208,3 tỷ đồng.

s

Kết quả kinh doanh của Tổng công ty Sông Hồng trong giai đoạn 2015 - 2020.

Kiểm toán nhấn mạnh: “Chúng tôi không thể đưa ra kết luận về tính hiện hữu, đầy đủ, giá trị cần dự phòng giảm giá của khoản mục hàng tồn kho cũng như ảnh hưởng của chúng đối với các khoản mục khác trên Báo cáo tài chính hợp nhất giữa niên độ tại ngày 30/6/2021 của Tổng Công ty.”

Bên cạnh đó, Tổng Công ty chưa thu thập được Báo cáo tài chính cho kỳ kế toán 6 tháng kết thúc ngày 30/6/2021 của Công ty CP Sông Hồng Đà Nẵng là Công ty con của Tổng Công ty (do Công ty này đã dừng hoạt động và không có cán bộ quản lý và kế toán). Số liệu được sử dụng để lập Báo cáo tài chính hợp nhất giữa niên độ của Tổng Công ty là số liệu trên Báo cáo tài chính cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2016.

Do đó, kiểm toán viên không thể thu thập được đầy đủ bằng chứng về số liệu Tài sản (50,97 tỷ đồng), Nợ phải trả (62,05 tỷ đồng), vốn chủ sở hữu (âm 11,07 tỷ đồng) và các khoản mục liên quan của Công ty con nói trên được trình bày trong Báo cáo tài chính hợp nhất giữa niên độ cho kỳ kế toán 6 tháng kết thúc ngày 30/6/2021 của Tổng Công ty.

Tổng Công ty chưa thu thập được Báo cáo tài chính cho kỳ kế toán 6 tháng kết thúc ngày 30/6/2021 của 10 Công ty liên kết, đơn cử như Công ty CP Thép Sông Hồng, Công ty CP Sông Hồng 36, Công ty CP Sông Hồng 8 (Metroco Sông Hồng)..với giá trị đầu tư là 144,3 tỷ đồng và các công ty nhận đầu tư dài hạn khác với giá trị đầu tư là 8,2 tỷ đồng.

"Chúng tôi không thể đưa ra kết luận về giá trị của các khoản đầu tư tài chính nói trên cũng như ảnh hưởng của chúng đối với các khoản mục khác trên Báo cáo tài chính hợp nhất giữa niên độ cho kỳ kế toán 6 tháng kết thúc ngày 30/6/2021 của Tổng Công ty", kiểm toán viên nêu rõ.

Dữ liệu báo cáo tài chính cho thấy, Tổng công ty Sông Hồng đang phải trích lập dự phòng 82/84 tỷ đồng đã đầu tư vào 7 công ty con khác trong nhiều lĩnh vực, tương đương gần 98% giá trị đầu tư.

Với các khoản đầu tư vào công ty liên kết, trong tổng số 192 tỷ đồng đã rót vốn vào các công ty này, Tổng Công ty Sông Hồng cũng đang phải trích lập dự phòng gần 134 tỷ.

Loạt dự án dang dở khi cổ phần hóa

Không chỉ kém hiệu quả trong hoạt động đầu tư góp vốn, hàng loạt dự án bất động sản của Tổng Công ty Sông Hồng cũng rơi vào tình trạng dở dang, bế tắc như: Tổ hợp công trình đa chức năng Sông Hồng Tower, có diện tích 1,38ha tại (phường Xuân Tảo và Cổ Nhuế 1, Hà Nội) hay dự án khách sạn Royal Sông Hồng tại TP Lào Cai (tỉnh Lào Cai) khởi công từ quý IV/2009 đến năm 2015 thì dừng thi công;...

Cụ thể, Tổng Công ty Sông Hồng là chủ đầu tư dự án Tổ hợp công trình đa chức năng Sông Hồng Tower trên lô đất 1,38 ha tại Khu đô thị mới Hà Nội (phường Xuân Tảo và Cổ Nhuế 1). Tổng mức đầu tư ban đầu cho dự án là 1.192 tỷ đồng, thực hiện trong giai đoạn 2010 - 2013. Tuy nhiên, đến nay, dự án vẫn đang trong quá trình trình UBND TP Hà Nội phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết 1/500.

Tại dự án Khách sạn Royal Sông Hồng (tỉnh Lào Cai), Tổng Công ty Sông Hồng cũng là chủ đầu tư với vốn dự kiến 47,6 tỷ đồng, khởi công từ quý IV/2009 nhưng đến năm 2015 thì dừng thi công. Đến nay, dự án mới hoàn thành được 90% công việc và phương án lập công ty cổ phần để thực hiện tiếp dự án vẫn chưa được thực hiện.

Tại dự án xây dựng khu nhà ở cán bộ Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật trên khu đất rộng 2,06 ha tại Xuân Đỉnh, Nam Từ Liêm, có tổng vốn đầu tư 1.250 tỷ đồng, thời gian thực hiện từ quý I/2011-2014. Dự án do Tổng Công ty Sông Hồng hợp tác đầu tư với Công ty CP Tập đoàn dược phẩm Vimedimex, trong đó Tổng Công ty Sông Hồng chỉ góp vốn 10% nhưng sau đó đã không góp đủ số vốn theo đúng hạn và Vimedimex đã trở thành đơn vị góp 100% vốn vào dự án.

Phối cảnh khu nhà ở cán bộ Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật (Ảnh: SHG)

Phối cảnh khu nhà ở cán bộ Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật (Ảnh: SHG)

Ngoài ra, Tổng công ty Sông Hồng còn đang gặp khó tại hàng loạt dự án khác cũng với lý do tương tự về điều chỉnh quy hoạch, thiếu vốn, như dự án Lập quy hoạch chi tiết khu đất kinh tế địa phương tại phường Lĩnh Nam, quận Hoàng Mai. Hay tại dự án lập quy hoạch chi tiết 1/500 tại khu đất 70 - 72 An Dương với diện tích hơn 19.000m2, đây là đất thuê trả tiền hàng năm, thời hạn 50 năm từ ngày 15/10/1993…

Mới đây, ngày 17/3/2022 Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã ký Quyết định số 360 phê duyệt Đề án “Cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước giai đoạn 2021-2025”, những trường hợp như của Tổng Công ty Sông Hồng sẽ phải xử lý dứt điểm.

Trong quyết định này nêu rõ, cơ cấu lại có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào các doanh nghiệp yếu kém, thua lỗ. Xử lý cơ bản dự án, công trình chậm tiến độ, đầu tư kém hiệu quả, thua lỗ kéo dài của các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, doanh nghiệp nhà nước.

Đề án nêu trong giai đoạn 2021-2025 đặt mục tiêu nộp ngân sách nhà nước tối thiểu 248.000 tỷ đồng từ cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước.

Trả lời trên báo Lao Động - Ông Trần Anh Tài, Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Sông Hồng - cho biết, để giải quyết những khó khăn, nhiều lần đơn vị đã làm việc với các cơ quan chức năng như: Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính, Ủy ban Kiểm tra Trung ương… Theo đó, giải pháp duy nhất hiện nay là buộc phải thoái vốn nhà nước khỏi doanh nghiệp với hy vọng thu hút được các nguồn vốn khác từ bên ngoài để vực dậy doanh nghiệp.

Pháp luật Plus sẽ tiếp tục thông tin.

bài liên quan
Sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ Y tế và 2 địa phương

Sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ Y tế và 2 địa phương

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký Quyết định 184/QĐ-TTg ngày 20/2/2024 phê duyệt Kế hoạch sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước trực thuộc Bộ Y tế và 2 tỉnh, thành phố.
Tổng Giám đốc SHG bị bắt: Công ty nợ ngàn tỷ, âm vốn chủ sở hữu

Tổng Giám đốc SHG bị bắt: Công ty nợ ngàn tỷ, âm vốn chủ sở hữu

Dù đang âm vốn chủ sở hữu lên đến 986 tỷ đồng và kết quả kinh doanh thua lỗ, Bộ Xây dựng vẫn thành công trong việc thoái vốn tại Tổng Công ty CP Sông Hồng và dự kiến thu về khoảng gần 139 tỷ đồng.
Lộ diện doanh nghiệp mua 49% vốn Tổng Công ty Sông Hồng với giá gần 139 tỷ đồng

Lộ diện doanh nghiệp mua 49% vốn Tổng Công ty Sông Hồng với giá gần 139 tỷ đồng

Công ty Cổ phần Đầu tư Địa ốc Sông Hồng là nhà đầu tư tổ chức đã bỏ ra gần 139 tỷ đồng, để mua 13,23 cổ phiếu SHG.
Chào bán thành công cổ phần tại Tổng công ty Sông Hồng, Bộ Xây dựng thu về 139 tỷ đồng

Chào bán thành công cổ phần tại Tổng công ty Sông Hồng, Bộ Xây dựng thu về 139 tỷ đồng

Với việc chào bán thành công, Bộ Xây dựng thu về hơn 139 tỷ đồng và không còn là cổ đông của Tổng công ty Sông Hồng.
Đề nghị tạm dừng đấu giá tài sản của Hãng phim truyện Việt Nam

Đề nghị tạm dừng đấu giá tài sản của Hãng phim truyện Việt Nam

Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch (VHTTDL) đề nghị công ty TNHH Mua bán Việt Nam tạm dừng triển khai bán đấu giá tài sản không cần dùng, không tính vào giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa đã được Công ty TNHH MTV Hãng Phim truyện Việt Nam bàn giao để phục vụ công tác thanh tra.
Rà soát toàn bộ quá trình cổ phần hóa Hãng phim truyện Việt Nam

Rà soát toàn bộ quá trình cổ phần hóa Hãng phim truyện Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch rà soát lại toàn bộ quá trình cổ phần hóa để quyết định việc hoàn thành công tác cổ phần hóa Hãng phim truyện Việt Nam theo thẩm quyền, đúng quy định, và chịu trách nhiệm trước pháp luật; yêu cầu cổ đông chiến lược thực hiện đúng cam kết đã ký kết.
Mới nhất
Đọc nhiều
Đồn Biên phòng Sơn Vĩ triển khai toàn diện, có hiệu quả công tác biên phòng năm 2024

Đồn Biên phòng Sơn Vĩ triển khai toàn diện, có hiệu quả công tác biên phòng năm 2024

Ngày 22/11, Đồn Biên phòng Sơn Vĩ, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Hà Giang tổ chức Hội nghị tổng kết công tác Biên phòng năm 2024 và đề xuất phương hướng, giải pháp để nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ năm 2025.
Doanh nghiệp muốn xây dựng Tổ hợp y tế kĩ thuật cao 1.500 tỷ đồng ở Quảng Nam

Doanh nghiệp muốn xây dựng Tổ hợp y tế kĩ thuật cao 1.500 tỷ đồng ở Quảng Nam

Công ty CP Tổ hợp Y tế kỹ thuật cao An An Hoà đề xuất với UBND tỉnh Quảng Nam xin cấp phép xây dựng Tổ hợp Y tế kỹ thuật cao với tổng vốn đầu tư 1.500 tỷ đồng.
Hỗ trợ xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở đối với người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ

Hỗ trợ xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở đối với người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 21/2024/QĐ-TTg ngày 22/11/2024 về mức hỗ trợ xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở đối với người có công với cách mạng...
Tin bài khác
Rộng cửa xuất khẩu nông sản

Rộng cửa xuất khẩu nông sản

Ngay đầu năm đã có nhiều dấu hiệu cho thấy cánh cửa mở rộng hơn cho xuất khẩu (XK) nông sản Việt trong năm 2024. Chưa kể, ngay bên lề Hội nghị Bộ trưởng Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đang diễn ra, đã có một sự kiện hội nghị dành riêng cho các nước XK nông sản, nhằm tìm kiếm những cách thức cạnh tranh XK công bằng nhất.
Hà Nội ủy quyền cho Sở Xây dựng được chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản

Hà Nội ủy quyền cho Sở Xây dựng được chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản

UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 818/QĐ-UBND về việc ủy quyền cho Sở Xây dựng Hà Nội giải quyết, tiếp nhận một số thủ tục hành chính trong lĩnh vực xây dựng thuộc thẩm quyền quyết định của UBND thành phố.
Công ty Cổ phần BENGAL Việt Nam nợ gần 1,5 tỷ đồng tiền thuế

Công ty Cổ phần BENGAL Việt Nam nợ gần 1,5 tỷ đồng tiền thuế

Do chậm nộp tiền thuế và quá thời hạn nộp thuế, Công ty Cổ phần BENGAL Việt Nam bị Cục thuế tỉnh Bắc Giang cưỡng chế số tiền gần 1,5 tỷ đồng.
Công ty CP COMA 68 tiếp tục bị cưỡng chế gần 500 triệu đồng tiền thuế

Công ty CP COMA 68 tiếp tục bị cưỡng chế gần 500 triệu đồng tiền thuế

Do nợ thuế quá thời hạn nộp thuế, Công ty CP COMA 68 bị cưỡng chế số tiền gần 500 triệu đồng.
Nam Định: Xã Trực Hùng cho 18 trường hợp thuê đất bãi là không đúng thẩm quyền

Nam Định: Xã Trực Hùng cho 18 trường hợp thuê đất bãi là không đúng thẩm quyền

Nội dung này được cơ quan chức năng tỉnh Nam Định nêu rõ trong một văn bản ban hành mới đây.
Chủ đầu tư KDC Phúc Gia Tân bị xử phạt vì thi công không giấy phép môi trường

Chủ đầu tư KDC Phúc Gia Tân bị xử phạt vì thi công không giấy phép môi trường

Hành vi vi phạm của Công ty TNHH Đầu tư Lê Gia Newland đã bị UBND tỉnh Bình Định phát hiện và ban hành quyết định xử phạt hành chính.
Xử phạt KIM Việt Nam do cho khách hàng giao dịch vượt quá giới hạn

Xử phạt KIM Việt Nam do cho khách hàng giao dịch vượt quá giới hạn

Công ty TNHH Quản lý quỹ KIM Việt Nam vừa phải nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
Nghệ An: Tạo điều kiện

Nghệ An: Tạo điều kiện 'tốt nhất, nhanh nhất, thuận lợi nhất' cho doanh nghiệp đầu tư

UBND tỉnh yêu cầu tiếp tục thực hiện quyết liệt cải cách TTHC, tạo điều kiện “tốt nhất, nhanh nhất, thuận lợi nhất” cho doanh nghiệp khi đầu tư vào Nghệ An.
Doanh nghiệp xuất nhập khẩu gặp

Doanh nghiệp xuất nhập khẩu gặp 'bão phí' ở đường biển

Các hãng tàu nước ngoài được tự tăng phụ phí xếp dỡ tại cảng mà không cần giải trình lý do. Đây là hệ lụy ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của doanh nghiệp (DN) xuất nhập khẩu (XNK) Việt Nam. Trong tình thế xung đột Biển Đỏ vẫn đang tác động mạnh đến hàng hóa Việt thì việc tăng phụ phí của các hãng tàu đã làm cho DN Việt “khó chồng khó”.
Fecon (FCN) lần đầu thua lỗ kể từ năm 2008

Fecon (FCN) lần đầu thua lỗ kể từ năm 2008

Với khoản lỗ ròng hơn 43,1 tỷ đồng, CTCP Fecon đã có lần đầu tiên thua lỗ kể từ năm 2008 và không hoàn thành các mục tiêu lợi nhuận, doanh thu.
tong bi thu nguyen phu trong trong cong cuoc bao ve chu quyen bien dao cua to quoc

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong công cuộc bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc

(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
ha noi nhieu noi treo co ru truoc ngay quoc tang tong bi thu nguyen phu trong

Hà Nội: Nhiều nơi treo cờ rủ trước ngày Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
tong bi thu nguyen phu trong nha lanh dao ly luan xuat sac

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng – Nhà lãnh đạo, lý luận xuất sắc

(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
tinh cam dac biet cua nhan dan voi tong bi thu nguyen phu trong

Tình cảm đặc biệt của nhân dân với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
bo tu phap dung dau cac bo nganh ve chi so cai cach hanh chinh nam 2023

Bộ Tư pháp đứng đầu các bộ, ngành về Chỉ số Cải cách hành chính năm 2023

(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.