Khoan, vít cốt thép lên tháp cổ, xây cầu hiện đại giữa lòng di sản, sơn móng tay cho tượng hay trùng tu di tích cổ theo phong cách thời thượng... là vài trong rất nhiều câu chuyện cười ra nước mắt về gìn giữ di sản. Và cội nguồn của những sai lầm này phải kể đến tư duy của những người quản lý văn hóa.
Pano được gỡ khỏi tháp cổ sau phản ứng của người dân. (Ảnh từ trang Thông tin Bình Định).
Sáng tạo hay... “tối tạo”?
Mấy ngày gần đây, sự việc cơ quan quản lý văn hóa tỉnh Bình Định đã cho phép khoan lắp pano quảng cáo vào cụm tháp Chăm cổ đã khiến những người yêu mến kiến trúc tháp Chăm bức xúc lên tiếng.
Hai ngọn tháp bị khoan cắt và lắp trụ sắt treo pano lên là tháp Bánh ít và tháp Đôi. Tháp Bánh ít hay còn gọi là tháp Bạc gồm 4 cụm tháp, trong đó ngọn tháp bị khoan gắn pano là ngọn tháp to nhất trong cụm tương tự, Tháp đôi gồm 2 ngọn tháp: Tháp Nam và tháp Bắc. Ngọn tháp được chọn lắp trụ sắt làm pano quảng cáo cũng là ngọn tháp có quy mô lớn hơn.
Ngay từ khi những hình ảnh các ngọn tháp cổ xuất hiện trên mạng với tấm “áo mới” kệch cỡm, kì quặc, những người quan tâm đến kiến trúc tháp Chăm nói riêng và các di sản văn hóa nói chung đã có sự lên án mạnh mẽ.
Theo những chuyên gia lẫn người dân có hiểu biết về tình trạng của các tháp cổ này, thì những ngọn tháp hàng ngàn tuổi nói trên đã có sự xuống cấp về nền, móng. Các tháp này đã trải qua sự trùng tu và đáng lý ra những người quản lý văn hóa phải rất nâng niu, tìm mọi cách để bảo vệ các ngọn tháp đang trong tình trạng rất “mong manh” này.
Thế nhưng, thay vào đó họ lại khoan, cắt và gắn lên chính diện tháp cổ rêu phong những tấm pano quảng cáo du lịch làm bằng chất liệu hết sức hiện đại: khung sắt sơn đủ màu! Nếu nói về mặt thẩm mỹ, việc đặt các vật liệu hiện đại với màu sắc phô trương lên ngôi tháp gạch cổ là một sự phản cảm thị giác. Nói về bảo vệ di sản, đây là hành vi phá hoại di sản do thiếu kiến thức lẫn nhận thức.
Trước phản ứng của dư luận, ngay sau đó lãnh đạo tỉnh Bình Định đã chỉ đạo tháo gỡ ngay những tấm bảng quảng cáo nói trên khỏi các tháp.
Một sự việc khác gây ồn ào không kém cũng xuất phát từ một si sản văn hóa phi vật thể ở Huế: Áo dài nón lá. Vào dịp lễ hội áo dài tại Huế vừa qua, người ta thấy các cô gái Huế bên cạnh áo dài tím và nón lá mộc mạc, trên đỉnh nón lá còn xuất hiện đèn led lấp lánh, to đùng với dòng chữ “Huế”.
Mặc dù nhà thiết kế đã giải thích gắn đèn led để tạo hiệu ứng ánh sáng lung linh, nhưng đa phần người dân vẫn phản ứng mạnh trước hình ảnh này. Nhiều người cho rằng, tà áo dài tím và chiếc nón lá đơn thuần đã làm nên vẻ đẹp mộc mạc rất Huế. Việc đưa đèn led lên nón thiếu tính thẩm mỹ, phá hủy hình tượng áo dài truyền thống, thậm chí có thể gọi là “thảm họa thời trang”, là “tối tạo” thay vì sáng tạo.
Những vết thương khó lành
Có không ít di sản vật thể và phi vật thể trong nước đã bị chính những người mang danh quản lý văn hóa đối xử như thế. Từ Bưu điện TP HCM bị sơn lên màu vàng chóe, sau đó lại phải sơn lại, đến Nhà hát Lớn Hà Nội cũng bị trùng tu với màu sắc tương tự, hay các tượng la hán ở chùa Đậu (Hà Nội) bị sơn lại móng tay móng chân đỏ chói.
Không chỉ thế, thi thoảng người ta còn thấy các công trình giả cổ “bỗng dưng” mọc ra trái phép giữa lòng các di sản cổ như cây cầu “sống ảo” xuyên núi rừng Tràng An, hay một ngôi pháp đường xây không phép trong lòng quần thể di tích chùa Hương...
Những hành vi trùng tu một cách phá hoại các di sản không còn là hiện tượng nhỏ lẻ mang tính địa phương nữa, mà nó nói lên cái tâm của những người quản lý di sản văn hóa nói chung. Trước hết, đó là sự thiếu hiểu biết về kiến trúc cổ.
Là những người quản lý di sản, nhưng họ thiếu tìm tòi, nghiên cứu lịch sử hình thành lẫn hình dáng ban đầu của chính di sản đó. Và tiếp theo là tấm lòng đối với di sản, là không có. Nếu có lòng với các di sản văn hóa, có lẽ người ta sẽ cân nhắc kĩ lưỡng lắm, nương nhẹ nâng niu lắm, chứ không thẳng tay lấy sơn mới sơn lên tượng cổ, khoan thẳng vào tường tháp cổ ngàn năm hay gắn đèn led lên nón lá cổ truyền Huế...
Những tấm pano hoành tráng đã được dời đi khỏi các cụm tháp cổ Quy Nhơn. Nhưng nhưng lỗ thủng từ mũi khoan trên thân tháp, dù thời gian bao lâu vẫn sẽ cứ trơ trơ ra đó. Nó như một vết thương nhắc nhở về sự tàn nhẫn của con người đối với di sản ngàn năm...
Sáng 25/4, Sở Văn hóa – Thể thao TP HCM phối hợp cùng UBND quận Bình Tân tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần 4 năm 2025 trên địa bàn TP HCM và khánh thành Đường sách Bình Tân.
Chính phủ vừa có Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 10/4/2025 ban hành Kế hoạch triển khai Nghị quyết số 1313/NQ-UBTVQH15 ngày 25/9/2024 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội giám sát chuyên đề việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông từ năm 2009 đến hết năm 2023 (Kế hoạch).
Lễ hội Phủ Dầy năm 2025 tại xã Kim Thái (Vụ Bản) đã diễn ra sôi nổi với nhiều nghi lễ linh thiêng và hoạt động văn hóa dân gian đặc sắc. Nhờ điều kiện thời tiết thuận lợi, ngày 2/4 (tức mùng 5/3 âm lịch), hàng nghìn du khách và tín đồ đã về Quần thể di tích Phủ Dầy để tham gia và chiêm ngưỡng những nghi thức truyền thống.
Với chủ đề “Vững bước vào kỷ nguyên mới”, sự kiện không chỉ là cơ hội tăng cường giao lưu, trao đổi văn hóa nội bộ mà còn tiếp thêm động lực, thổi lên ngọn lửa nhiệt huyết tới các cán bộ nhân viên; khẳng định vị thế, tầm vóc của hai tổ chức kinh tế và tâm thế sẵn sàng đồng hành cùng đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Đó sẽ là dấu son tô điểm vào bức tranh rạng rỡ của đất nước trong một năm nhiều dấu mốc đặc biệt.
Phía sở Văn hoá Thể thao và Du lịch Quảng Ninh chưa nhận được bất kỳ một thông báo đề xuất nào từ phía đơn vị tổ chức "biến" hang động trong Cụm di tích lịch sử danh thắng Vũng Đục thành nơi tổ chức sự kiện, mở tiệc ăn uống.
Sáng 4/2 (mùng 7 Tết Ất Tỵ), UBND quận Bình Thạnh, TP HCM phối hợp với Ban Quản lý Di tích Lịch sử văn hóa Quốc gia Lăng Lê Văn Duyệt tổ chức Lễ hội “Khai hạ - Cầu an”.
Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 là thời điểm cao điểm về giao thông khi nhu cầu di chuyển, tham quan, vui chơi của người dân tăng mạnh. Trước thực tế đó, Công an thành phố Hà Nội đã triển khai đồng bộ các biện pháp nhằm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT)
Tính đến 15 giờ ngày 28/4, toàn hệ thống Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam đã cơ bản hoàn thành chi trả đối với 3,41 triệu người hưởng lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng, bảo đảm nhanh gọn, thuận lợi, an toàn, đúng quy định.
Theo Bộ Tài chính, ước giải ngân vốn đầu tư công từ đầu năm đến ngày 30/4/2025 là 128.512,9 tỷ đồng, đạt 14,32% kế hoạch, đạt 15,56% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.
Ngày 29/4, Văn phòng Chủ tịch nước phối hợp với Bộ Công an, Toà án nhân dân tối cao, Bộ Ngoại giao tổ chức họp báo công bố Quyết định đặc xá năm 2025 của Chủ tịch nước.
Thứ trưởng Bộ Công an đề nghị Công an Đồng Nai chuẩn bị kỹ nội dung tổ chức Đại hội Đảng bộ Công an tỉnh có phương án bố trí nhân sự cho việc sáp nhập tỉnh, xã.
Ngày 28/4, TAND tỉnh Đồng Nai đã tuyên án đối với các bị cáo trong vụ xây dựng trái phép 680 căn nhà, biệt thự tại dự án khu dân cư Tân Thịnh, huyện Trảng Bom.
Bộ Công an vừa trả lời cử tri kiến nghị về bổ sung nhiệm vụ với lực lượng Công an xã liên quan đến việc tiếp nhận giải quyết tin báo, tố giác tội phạm.
Từ thực tiễn triển khai thực hiện hiệu quả Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị đã tạo bước chuyển biến tích cực, toàn diện về kết quả hoàn thành nhiệm vụ của Bộ Tư lệnh Vùng cũng như các cơ quan, đơn vị. Trong 10 năm qua, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4 đã được tặng thưởng 01 Huân chương Chiến công hạng Nhì; 01 Huân Chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba; 05 lần được Bộ Quốc phòng, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển tặng Cờ đơn vị dẫn đầu Phong trào thi đua Quyết thắng; có gần 700 lượt tập thể và 1.900 lượt cá nhân được các cấp khen thưởng.
Công chứng là quy trình chứng nhận tính xác thực, tính hợp pháp của các văn bản, hợp đồng hoặc bản dịch nên yêu cầu sử dụng bản gốc để đối chiếu, tránh giả mạo hoặc công chứng không đúng sự thật. Tuy nhiên, có một số trường hợp công chứng không cần phải có bản gốc.
Tại kỳ họp, HĐND tỉnh Kiên Giang đã tán thành ban hành Nghị quyết thống nhất chủ trương hợp nhất hai tỉnh An Giang và Kiên Giang thành một tỉnh mới, lấy tên là tỉnh An Giang. Trung tâm chính trị - hành chính của tỉnh hợp nhất được xác định đặt tại thành phố Rạch Giá (tỉnh Kiên Giang hiện nay). Theo đề án, tỉnh mới sẽ có diện tích tự nhiên khoảng 9.888,91 km² và quy mô dân số trên 4,9 triệu người.
Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Đắk Lắk vừa phối hợp với Phòng Kỹ thuật hình sự tổ chức khai quật bào thai 3 tháng tuổi để điều tra vụ cháu bé 13 tuổi bị hiếp dâm.
Ngày 27/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ tiếp tục cho ý kiến về 4 nội dung quan trọng phục vụ Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV chuẩn bị khai mạc đầu tháng 5/2025.
Hợp đồng thường xác lập trong các giao dịch dân sự để đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ các bên, tuy nhiên, việc thiếu hiểu biết các quy định pháp luật về xác lập hình thức hợp đồng là nguyên nhân dẫn tới những rủi ro pháp lý khó lường.
Gần 1 tháng nay trên tuyến tỉnh lộ 337 và Quốc lộ 279 đoạn từ xã Thống Nhất đến cảng Làng Khánh (TP Hạ Long), thường xuyên xuất hiện hàng chục xe tải lớn chở đất chạy rầm rập suốt ngày đêm, cuốn theo bụi mù mịt.
Chiều 17/3, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm đồng chí Nguyễn Thanh Tú, Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế giữ chức Thứ trưởng Bộ Tư pháp.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.