Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn vừa ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 đối với 21 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Theo đó, các tỉnh, thành phố trong diện sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 gồm: Bà Rịa - Vũng Tàu, Bạc Liêu, Bắc Ninh, Bến Tre, Bình Định, Bình Thuận, Cà Mau, Đà Nẵng, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Kiên Giang, Lạng Sơn, Lâm Đồng, Long An, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Nam, Thái Nguyên, Thanh Hóa và Yên Bái.
Cụ thể: Nghị quyết số 1232 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của thành phố Hải Phòng giai đoạn 2023 - 2025; Nghị quyết số 1238 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2023 - 2025; Nghị quyết số 1239 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Yên Bái giai đoạn 2023 - 2025; Nghị quyết số 1247 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2023 - 2025.
|
Ủy ban Thường vụ Quốc hội biểu quyết tán thành, nhất trí thông qua các Nghị quyết về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã giai đoạn 2023-2025 của 21 tỉnh, thành phố. Ảnh: Báo điện tử Chính phủ. |
Nghị quyết số 1248 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2023 - 2025; Nghị quyết số 1245 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2023 - 2025; Nghị quyết số 1244về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Long An giai đoạn 2023 - 2025; Nghị quyết số 1246 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2023 - 2025.
Nghị quyết số 1243 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của tỉnh Nghệ An giai đoạn 2023 - 2025; Nghị quyết số 1250 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Hải Dương giai đoạn 2023 - 2025; Nghị quyết số 1251 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2023 - 2025; Nghị quyết số 1252 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Cà Mau giai đoạn 2023 - 2025.
Nghị quyết số 1242 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2023 - 2025; Nghị quyết số 1241 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2023 - 2025; Nghị quyết số 1240 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2023 - 2025.
Nghị quyết số 1254 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2023 - 2025; Nghị quyết số 1256 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2023 - 2025.
Nghị quyết số 1255 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2023 - 2025; Nghị quyết số 1237 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Bến Tre giai đoạn 2023 - 2025.
Nghị quyết số 1257 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Bình Định giai đoạn 2023 - 2025; Nghị quyết số 1253 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2023 - 2025.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đề nghị Chính phủ chỉ đạo các tỉnh, thành phố khẩn trương ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện các Nghị quyết nêu trên về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của địa phương mình giai đoạn 2023 - 2025.
Sau sắp xếp, giảm 6/18 đơn vị hành chính cấp huyện và 233/487 đơn vị hành chính cấp xã. Lâm Đồng có số đơn vị hành chính cấp huyện giảm nhiều nhất (02 huyện); Hải Phòng có số đơn vị hành chính cấp xã giảm nhiều nhất (50 xã), Nghệ An (48 xã), Hải Dương (28 xã).
Trên cơ sở đề xuất của Chính phủ, đến nay, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xem xét, thông qua 37 Nghị quyết về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của 37 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2023 – 2025.
Qua đó, đã thực hiện sắp xếp đối với 25 đơn vị hành chính cấp huyện, 756 đơn vị hành chính cấp xã trong giai đoạn 2023 - 2025; giảm được 07 đơn vị hành chính cấp huyện, 373 đơn vị hành chính cấp xã.
Trong đó, cần tập trung các giải pháp và nguồn lực để bảo đảm giữ vững ổn định chính trị, an ninh, quốc phòng, giải quyết tốt vấn đề bố trí, sắp xếp cán bộ, công chức, viên chức, người hoạt động không chuyên trách dôi dư và trụ sở, tài sản công, ưu tiên bố trí trụ sở công dôi dư làm trụ sở Công an xã, sớm ổn định hoạt động của các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống chính trị ở địa phương...
Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho cá nhân, tổ chức khi thay đổi giấy tờ có liên quan và các điều kiện cần thiết khác cho hoạt động của các đơn vị hành chính vừa được sắp xếp, thành lập mới, hạn chế gây xáo trộn lớn đến đời sống của nhân dân.