Hà Nội 22 °C
TP Hồ Chí Minh 29 °C
Hải Phòng 24 °C
Đà Nẵng 26 °C
Yên Bái 20 °C
  • Hà Nội Hà Nội 22°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 29°C
  • Hải Phòng Hà Nội 24°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 26°C
  • Yên Bái Hà Nội 20°C

Công bố 10 sự kiện nổi bật năm 2018 của Ngành Tư pháp

Hình sự & tố tụng hình sự
02/01/2019 15:35
P.V
aa
Ngày 28/12/2018, Bộ trưởng Lê Thành Long đã ký Quyết định số 3137/QĐ-BTP về việc phê duyệt và công bố 10 sự kiện nổi bật năm 2018 của Ngành Tư pháp. Báo Pháp luật Việt Nam xin trân trọng giới thiệu 10 sự kiện nổi bật năm 2018 của Ngành Tư pháp.


Công bố 10 sự kiện nổi bật năm 2018 của Ngành Tư pháp

1. Công tác của Bộ, Ngành tiếp tục nhận được sự quan tâm chỉ đạo trực tiếp và ghi nhận của Đảng và Nhà nước

Năm 2018, Bộ, Ngành Tư pháp tiếp tục nhận được sự quan tâm chỉ đạo trực tiếp của Lãnh đạo Đảng, Quốc hội, Chính phủ và đồng bào, cử tri cả nước đối với các lĩnh vực công tác của Bộ, Ngành. Cùng với chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, các đồng chí Chủ tịch Quốc hội, Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ phụ trách lĩnh vực công tác tư pháp, Lãnh đạo Ban Dân vận Trung ương, Uỷ ban kiểm tra Trung ương... đã làm việc và có nhiều chỉ đạo quan trọng đối với công tác của Bộ, Ngành. Đồng thời, các lĩnh vực công tác của Bộ, Ngành cũng đã nhận được sự quan tâm của cử tri cả nước thông qua các ý kiến chất vấn của đại biểu Quốc hội gửi đến Bộ trưởng Bộ Tư pháp tại phiên họp thứ 22 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIV.

Bên cạnh đó, với những nỗ lực, cố gắng trong suốt thời gian qua, Bộ, Ngành Tư pháp từ Trung ương đến địa phương đã được Đảng và Nhà nước ghi nhận, đánh giá cao thông qua kết quả lấy phiếu tín nhiệm giữa nhiệm kỳ ở các cấp. Đây là cơ sở để Bộ, Ngành Tư pháp vững bước đi lên, đáp ứng tốt hơn yêu cầu quản lý nhà nước và phục vụ người dân trong thời gian tới.

2. Chuyển biến mới về chất lượng trong xây dựng, thẩm định các văn bản quy phạm pháp luật; nhận diện, đề xuất khung pháp lý đối với tiền và tài sản mã hóa

Thực hiện Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khoá XIV về hoạt động chất vấn tại Phiên họp thứ 22, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tư pháp đã chủ động, kịp thời hướng dẫn các Bộ, ngành, địa phương thực hiện nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.

Trong năm, các Bộ, Ngành đã tích cực hoàn thiện 16 dự án luật, 01 pháp lệnh và nhiều nghị quyết, văn bản quy định chi tiết luật, pháp lệnh. Bộ Tư pháp đã thẩm định đúng thời hạn 246 đề nghị xây dựng và dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật; thẩm định 57 điều ước quốc tế và góp ý hàng nghìn văn bản, đề án khác.

Trong quá trình thẩm định, Bộ Tư pháp đã quán triệt nghiêm quan điểm của Đảng và chỉ đạo của Chính phủ để bảo đảm không đưa các quy định về tổ chức, bộ máy, các loại phụ cấp ưu đãi, trách nhiệm, đặc thù theo ngành, nghề vào các luật, pháp lệnh chuyên ngành; tăng cường kiểm soát các điều kiện kinh doanh, thủ tục cấp phép, thủ tục hành chính, các quy định về kiểm tra chuyên ngành... Các ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp đã được các cơ quan chủ trì soạn thảo tiếp thu hoàn thiện dự án, dự thảo, được Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, các vị Đại biểu Quốc hội tham khảo khi quyết định thông qua các dự án luật. Hầu hết các dự án do Chính phủ trình được thông qua với tỷ lệ trên 80%.

Trong năm, Bộ Tư pháp đã từng bước tiếp cận những vấn đề mà cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang đặt ra, trong đó, đáng chú ý là vấn đề pháp lý liên quan đến tiền và tài sản mã hóa nói riêng, hệ sinh thái số nói chung. Bộ đã hoàn thiện Báo cáo Thủ tướng Chính phủ “Về việc rà soát, đánh giá toàn diện thực trạng pháp luật, thực tiễn về tài sản ảo, tiền ảo ở Việt Nam và quốc tế; nhận diện, đề xuất các định hướng hoàn thiện” để Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ có sự chỉ đạo cho việc xây dựng khung pháp lý về vấn đề này.

3. Tổng kết 5 năm “Ngày pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” và Lễ Hưởng ứng Ngày pháp luật tạo dấu mốc quan trọng, thúc đẩy ý thức thượng tôn pháp luật

Năm 2018 đánh dấu 5 năm “Ngày Pháp luật nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” được quy định trong Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật. Qua tổng kết thực hiện, rất nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo, thiết thực, hiệu quả đã được triển khai thực hiện và đi vào nền nếp. Tinh thần của Ngày Pháp luật lan tỏa mạnh mẽ trong xã hội góp phần đưa pháp luật vào cuộc sống một cách nhanh chóng, nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật của người dân, tạo sự gắn kết chặt chẽ giữa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật với công tác xây dựng, hoàn thiện pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của từng Bộ, ngành, địa phương.

Đặc biệt, ngày 09/11/2018, Bộ Tư pháp đã phối hợp với các Bộ, ngành, đoàn thể trung ương và địa phương tổ chức thành công “Lễ hưởng ứng Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2018”. Đây là dấu mốc quan trọng trong chuỗi các hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật nhằm tổng kết, đánh giá kết quả đạt được, tồn tại, hạn chế, nguyên nhân, bài học kinh nghiệm sau 05 năm triển khai Ngày Pháp luật.

Phát biểu tại Lễ hưởng ứng Ngày Pháp luật, đồng chí Nguyễn Thị Kim Ngân, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam đã ghi nhận, biểu dương những nỗ lực, đóng góp tích cực của Ngành Tư pháp, của cấp ủy Đảng, các Bộ, ngành, địa phương, tổ chức, doanh nghiệp; đồng thời chỉ đạo định hướng tiếp tục lan tỏa tinh thần Ngày Pháp luật, hoàn thiện hệ thống pháp luật và nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật.

4. Hệ thống Thi hành án dân sự đạt được nhiều kết quả quan trọng, nỗ lực từng bước đổi mới công tác thi hành án

Cùng với sự quan tâm chỉ đạo của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, nhằm lãnh đạo toàn diện việc thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm công tác thi hành án dân sự, thi hành án hành chính giai đoạn 2018 - 2021, trong năm, Ban cán sự đảng Bộ Tư pháp đã ban hành Nghị quyết số 31-NQ/BCS về công tác này. Trên cơ sở đó, toàn Hệ thống Thi hành án dân sự đã nỗ lực thực hiện nhiệm vụ và đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận, nhất là trong bối cảnh số việc và tiền thụ lý tiếp tục tăng cao so với năm 2017 (tăng 5,06% về việc và 13,32% về tiền).

Năm 2018, Hệ thống Thi hành án dân sự đã thi hành xong gần 571.708 việc và trên 34.520 tỷ đồng; công tác thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án tham nhũng, kinh tế đã đạt nhiều kết quả. Đặc biệt, đã giải quyết dứt điểm 74 vụ việc (chiếm trên 70%) số vụ việc khiếu nại, tố cáo tồn đọng, kéo dài nhiều năm, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị, củng cố niềm tin của cán bộ, đảng viên và Nhân dân đối với Đảng, Nhà nước.

Cùng với đó, toàn Hệ thống đã có sự nỗ lực từng bước đổi mới để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác. Quá trình thụ lý, tổ chức thi hành án và báo cáo thống kê thi hành án dân sự trong toàn Hệ thống được đổi mới và có chuyển biến rõ rệt với việc ứng dụng công nghệ thông tin, triển khai, vận hành phần mềm Quản lý thi hành án dân sự trong toàn hệ thống; đã cấp 7.171 tài khoản sử dụng và cập nhật 431.666 hồ sơ thi hành án vào phần mềm.

5. Tạo dựng tiền đề cho việc thực hiện chủ trương nâng cao hiệu quả công tác tổ chức thi hành pháp luật

Ngày 26/02/2018, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 242/QĐ-TTg phê duyệt “Đề án Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tổ chức thi hành pháp luật” giai đoạn 2018 - 2022, trong đó xác định 07 nhóm nhiệm vụ trên các lĩnh vực, như: tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp trong công tác tổ chức thi hành pháp luật; hoàn thiện thể chế về tổ chức thi hành và theo dõi thi hành pháp luật; đổi mới công tác theo dõi, đánh giá tình hình thi hành pháp luật; tăng cường năng lực phản ứng chính sách trong quá trình tổ chức thi hành pháp luật... Đây là văn bản cụ thể hóa nhiều nội dung của Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII và Hiến pháp năm 2013 nhằm thực hiện bước chuyển hướng chỉ đạo chiến lược từ việc đặt trọng tâm vào xây dựng và hoàn thiện pháp luật sang hoàn thiện và tổ chức thực thi pháp luật.

Triển khai thực hiện Đề án, các Bộ, ngành, địa phương đã ban hành Kế hoạch để tổ chức thực hiện; Bộ Tư pháp đã phối hợp với các Bộ, ngành địa phương Tổ chức Hội nghị phổ biến, quán triển triển khai thực hiện Đề án; tiếp tục nghiên cứu, đề xuất hoàn thiện thể chế có liên quan... Ngay trong năm 2018, Bộ đã tập trung vào việc tổ chức theo dõi thi hành pháp luật trong các lĩnh vực trọng tâm, liên ngành năm 2018 là điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường; y tế; lao động - thương binh và xã hội… tại 14 cơ quan, địa phương để kịp thời nắm bắt, đánh giá tình hình tổ chức thực hiện pháp luật, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật tại các cơ quan, đơn vị trong thời gian tới.

6. Đột phá trong giải quyết vấn đề người di cư tự do, kết hôn không giá thú trong vùng biên giới Việt Nam - Lào; tăng cường hợp tác quốc tế về pháp luật và tư pháp, tương trợ tư pháp

Ngày 23/11/2018, Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam đã ký Quyết định số 2157/QĐ-CTN về việc cho nhập quốc tịch Việt Nam đối với 119 cá nhân hiện đang cư trú tại xã A Dơi, huyện Hướng Hóa, Quảng Trị, chấm dứt tình trạng sống không giấy tờ, không quốc tịch sau hàng chục năm, đáp ứng lòng mong mỏi của bà con. Đây là kết quả sau 5 năm thực hiện Thỏa thuận giữa Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và Chính phủ nước CHDCND Lào về việc giải quyết vấn đề người di cư tự do và kết hôn không giá thú trong vùng biên giới hai nước, tăng cường mốiquan hệ láng giềng tốt đẹp Việt Nam - Lào, góp phần ổn định tình hình chính trị tại địa phương, ổn định vùng biên giới hai nước.

Cùng với đó, công tác hợp tác quốc tế về pháp luật và tương trợ tư pháp với các quốc gia tiếp tục được tăng cường: Bộ Tư pháp và các tỉnh, thành phố có liên quan của Việt Nam đã phối hợp với Bộ Tư pháp Lào tổ chức thành công Hội nghị Tư pháp các tỉnh có chung đường biên giới Việt Nam - Lào mở rộng lần thứ tư; tham gia tích cực, đóng góp vào thành công Hội nghị Bộ trưởng Tư pháp các nước ASEAN (ALAWMM) lần thứ 10 tại thủ đô Viêng-Chăn, Lào... Đặc biệt, nhân chuyến thăm chính thức Hung-ga-ri của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, ngày 10/9/2018, Bộ trưởng Bộ Tư pháp thừa ủy quyền của Chủ tịch nước đã ký Hiệp định tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự giữa nước CHXHCN Việt Nam và nước Hung-ga-ri, mở đầu cho việc thực hiện mục tiêu hiện đại hóa các Hiệp định tương trợ tư pháp thế hệ cũ, thể hiện vai trò tích cực và chủ động của Bộ Tư pháp là cơ quan quản lý nhà nước về tương trợ tư pháp, góp phần đẩy mạnh hợp tác tư pháp giữa hai nước.

7. Công tác cải cách hành chính đạt kết quả tích cực, tạo thuận lợi trong giải quyết yêu cầu của người dân, doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả chỉ đạo, điều hành

Ngày 02/5/2018, Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ đã tổ chức Hội nghị công bố Chỉ số cải cách hành chính năm 2017 của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Theo đó, Bộ Tư pháp xếp thứ 4/19 Bộ, tăng 2 bậc so với năm trước và 5 bậc so với đầu nhiệm kỳ; được đánh giá là Bộ có chỉ số cao nhất về chỉ đạo điều hành cải cách hành chính.

Phát huy những kết quả đạt được, năm 2018, Bộ Tư pháp đã tiếp tục chỉ đạo đẩy mạnh công tác này và đạt được nhiều kết quả. Bộ đã ban hành 10 quyết định công bố thủ tục hành chính mới trong 08 lĩnh vực: hòa giải thương mại, quốc tịch, chứng thực, bồi thường nhà nước, trợ giúp pháp lý, lý lịch tư pháp, hòa giải ở cơ sở, tiếp cận thông tin.

Đặc biệt, Bộ Tư pháp đã xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương án đơn giản hóa đối với nhóm thủ tục hành chính, quy định liên quan đến lý lịch tư pháp và yêu cầu nộp bản sao giấy tờ có công chứng, chứng thực thuộc phạm vi chức năng quản lý của một số Bộ; phê duyệt phương án cắt giảm, đơn giản hóa 49/94 (chiếm 52,13%) điều kiện kinh doanh trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp.

Trong công tác chỉ đạo, điều hành, Bộ đã thực hiện cắt giảm và lồng ghép khoảng 20% hội nghị, hội thảo, các chuyến công tác địa phương; phê duyệt phương án đơn giản hóa chế độ báo cáo, từng bước khắc phục tình trạng chồng chéo trong yêu cầu Bộ, ngành, địa phương báo cáo công tác...

8. Công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực pháp luật và tư pháp được thực hiện đồng bộ, toàn diện, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu nhiệm vụ của Bộ, Ngành

Năm 2018, công tác đào tạo, bồi dưỡng của Bộ, Ngành Tư pháp tiếp tục được đổi mới theo hướng gắn quy hoạch với đào tạo, bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh, tăng cường trang bị kiến thức, kỹ năng, phương pháp để công chức, viên chức có thể làm tốt công việc ở vị trí của mình. Việc đào tạo, bồi dưỡng được thực hiện đồng bộ, có kế hoạch và quy hoạch. Vị trí việc làm, ngạch công chức, viên chức là yêu cầu chủ đạo của nội dung chương trình, phương thức bồi dưỡng và việc cử công chức, viên chức tham gia các khóa học. Trong năm, đã có gần 9.000 lượt công chức, viên chức đơn vị thuộc Bộ, Hệ thống Thi hành án dân sự và hơn 4.700 lượt cán bộ, công chức làm công tác hộ tịch của các tỉnh, thành phố được đào tạo, bồi dưỡng. Học viện Tư pháp thực hiện tuyển sinh đào tạo, bồi dưỡng cho 4.057 học viên nguồn thẩm phán, kiểm sát viên, nghề luật sư, công chứng...; Trường Đại học Luật Hà Nội tuyển sinh, đào tạo cho 3.011 sinh viên…; các Trường trung cấp Luật thuộc Bộ đã tiếp tục phát huy vai trò trong công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành cho cán bộ tư pháp cơ sở.

9. Công nghệ thông tin được ứng dụng mạnh mẽ, phục vụ tốt hơn yêu cầu của người dân và tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước của Bộ, Ngành

Phát huy những kết quả đạt được trong năm 2017, Bộ Tư pháp đứng thứ 3 trong bảng xếp hạng 5 Bộ có chỉ số cao nhất về xếp hạng mức độ ứng dụng công nghệ thông tin, phát triển Chính phủ điện tử. Việc ứng dụng công nghệ thông tin của Bộ, Ngành Tư pháp tiếp tục được triển khai mạnh mẽ, ngày càng phục vụ tốt hơn yêu cầu của người dân, đồng thời tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước của Bộ, Ngành.

Trong năm, Bộ Tư pháp đã ban hành Khung Chính phủ điện tử của Bộ phiên bản 1.0; đưa phần mềm hỗ trợ pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật sau khi nâng cấp vào hoạt động; tiếp tục triển khai nhiều phần mềm ứng dụng từ Trung ương đến địa phương và liên tục hỗ trợ kỹ thuật cho gần 20.000 người dùng; hệ thống hội nghị truyền hình của Bộ phục vụ hơn 80 cuộc họp trực tuyến.

Bộ Tư pháp là một trong những Bộ đầu tiên thực hiện việc kết nối các hệ thống thông tin của Bộ với trục NGSP (hệ thống kết nối, liên thông các hệ thống thông tin ở Trung ương và địa phương). Việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 trong một số lĩnh vực đạt hơn 1 triệu hồ sơ tiếp nhận, xử lý trực tuyến. Đặc biệt, Bộ Tư pháp đã hỗ trợ đào tạo và triển khai Hệ thống thông tin đăng ký, quản lý hộ tịch tại 50 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, vượt mục tiêu đề ra. Tổng số lượng hồ sơ trên Hệ thống đạt hơn 5.300.000. Bộ đang nỗ lực đưa Hệ thống vào hoạt động chính thức trên phạm vi toàn quốc vào năm 2019.

10. Tên của Bộ trưởng Bộ Tư pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được đặt cho một tuyến phố mới ở Thủ đô Hà Nội

Ngày 05/12/2018, Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội khóa XV đã thông qua Nghị quyết số 13/NQ-HĐND ngày 05/12/2018 về việc đặt tên và điều chỉnh độ dài một số đường, phố và công trình công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội, trong đó, cố Bộ trưởng Vũ Trọng Khánh được đặt cho một tuyến phố mới trên địa bàn quận Hà Đông.

Đồng chí Vũ Trọng Khánh (1912-1996), quê quán thôn Cự Đà, Thanh Oai, Hà Đông (nay là Hà Nội) là một trí thức yêu nước tiêu biểu, có đức, có tài, có nhiều đóng góp trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nền Tư pháp Việt Nam. Ngay sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Ông được Chính phủ Lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa giao chức Bộ trưởng Bộ Tư pháp. Với tinh thần không thể để đất nước một ngày không có pháp luật, Ông đã tranh thủ ý kiến của nhiều trí thức, luật gia nổi tiếng, soạn thảo để Chính phủ lâm thời ban hành hơn 30 Sắc lệnh làm nền tảng cho thể chế của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Đặc biệt, với trình độ luật học uyên bác, Ông đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh giao trọng trách tham gia soạn thảo bản Hiến pháp năm 1946 - với những tư tưởng về dân chủ, pháp quyền tiến bộ, còn nguyên giá trị cho đến ngày nay. Việc có một đường phố đầu tiên trên địa bàn Thủ đô, ngay tại quê hương của cố Bộ trưởng là việc làm hết sức ý nghĩa, thể hiện sự ghi nhận, vinh danh của thành phố đối với những đóng góp to lớn của đồng chí Vũ Trọng Khánh trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nền Tư pháp Việt Nam nói riêng và của Bộ, Ngành Tư pháp nói chung.

bài liên quan
Bộ Tư pháp quán triệt và triển khai Kết luận của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi làm việc với Ban cán sự đảng Bộ Tư pháp

Bộ Tư pháp quán triệt và triển khai Kết luận của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi làm việc với Ban cán sự đảng Bộ Tư pháp

Ngày 20/11, Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị quán triệt và triển khai Thông báo số 108-TB/VPTW về kết luận của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi làm việc với Ban cán sự đảng Bộ Tư pháp...
Bắt đối tượng mua pháo hoa lậu từ Lào về Việt Nam bán kiếm lời

Bắt đối tượng mua pháo hoa lậu từ Lào về Việt Nam bán kiếm lời

Các lực lượng chức năng tỉnh Hà Tĩnh vừa phát hiện, bắt quả tang một đối tượng quê ở Đô Thành (huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An) vận chuyển trái phép 212kg pháo hoa qua biên giới.
Tuyên truyền phổ biến pháp luật cho học sinh trường THCS Đông Hội

Tuyên truyền phổ biến pháp luật cho học sinh trường THCS Đông Hội

Hưởng ứng Ngày Pháp luật nước CHXHCN Việt Nam (9/11), vừa qua, trường THCS Đông Hội, huyện Đông Anh, Hà Nội phối hợp cùng Học viện Cảnh sát nhân dân, Tư pháp, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh xã Đông Hội tổ chức buổi tuyên truyền phổ biến pháp luật cho học sinh toàn trường.
Bộ Tư pháp tổ chức phiên họp thẩm định dự thảo Luật Tham gia lực lượng gìn giữ hoà bình của LHQ

Bộ Tư pháp tổ chức phiên họp thẩm định dự thảo Luật Tham gia lực lượng gìn giữ hoà bình của LHQ

Ngày 17/10, Bộ Tư pháp đã tổ chức phiên họp thẩm định dự thảo Luật Tham gia lực lượng gìn giữ hoà bình của Liên hợp quốc (LHQ).
Bộ Công an Việt Nam và Bộ Công an Lào tăng cường hợp tác phòng, chống các loại tội phạm

Bộ Công an Việt Nam và Bộ Công an Lào tăng cường hợp tác phòng, chống các loại tội phạm

Ngày 14/10, tại Hà Nội, Bộ Công an Việt Nam chủ trì tổ chức Hội nghị song phương cấp Bộ trưởng giữa Bộ Công an Việt Nam và Bộ Công an Lào về hợp tác phòng, chống tội phạm, giữ gìn trật tự an toàn xã hội và phòng, chống ma túy.
Bắt hai đối tượng truy nã sau 9 năm lẩn trốn tại Lào

Bắt hai đối tượng truy nã sau 9 năm lẩn trốn tại Lào

Sau 9 năm lẩn trốn sang Lào, hai đối tượng truy nã về tội “Vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng và quản lý lâm sản” vừa bị Công an huyện Tương Dương (tỉnh Nghệ An) phối hợp với các đơn vị chức năng bắt giữ thành công.
Mới nhất
Đọc nhiều
Khám nghiệm hiện trường vụ hủy hoại rừng phòng hộ ở Bắc Kạn

Khám nghiệm hiện trường vụ hủy hoại rừng phòng hộ ở Bắc Kạn

VKSND huyện Na Rì (Bắc Kạn) vừa phối hợp với các cơ quan liên quan khám nghiệm hiện trường vụ việc san ủi, mở đường và khai thác rừng trồng phòng hộ.
Triển lãm "Hoàng Sa, Trường Sa - Biển, đảo thiêng liêng" của Việt Nam

Triển lãm "Hoàng Sa, Trường Sa - Biển, đảo thiêng liêng" của Việt Nam

Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân vừa phối hợp với Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước (Bộ Nội vụ), Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam và Bảo tàng Hải quân tổ chức Triển lãm “Hoàng Sa, Trường Sa - Biển, đảo thiêng liêng”.
Miền Bắc sắp đón rét đậm, vùng núi cao dưới 10 độ C

Miền Bắc sắp đón rét đậm, vùng núi cao dưới 10 độ C

Từ đêm 25/11, bộ phận không khí lạnh sẽ ảnh hưởng đến các tỉnh miền Bắc, vùng núi cao có nơi dưới 10 độ C. Đây là đợt rét đậm đầu tiên trong năm.
Tin bài khác
Khám nghiệm hiện trường vụ hủy hoại rừng phòng hộ ở Bắc Kạn

Khám nghiệm hiện trường vụ hủy hoại rừng phòng hộ ở Bắc Kạn

VKSND huyện Na Rì (Bắc Kạn) vừa phối hợp với các cơ quan liên quan khám nghiệm hiện trường vụ việc san ủi, mở đường và khai thác rừng trồng phòng hộ.
Bé gái 5 tuổi bị chó cắn tử vong: Khởi tố, bắt tạm giam chủ chó

Bé gái 5 tuổi bị chó cắn tử vong: Khởi tố, bắt tạm giam chủ chó

Chủ chó bị khởi tố tội "Vô ý làm chết người".
Công an Hà Nội triệt phá đường dây nhập lậu khí cười "khủng" nhất từ trước đến nay

Công an Hà Nội triệt phá đường dây nhập lậu khí cười "khủng" nhất từ trước đến nay

Công an thành phố Hà Nội vừa triệt phá, bóc gỡ đường dây nhập lậu, tiêu thụ hàng nghìn tấn khí cười (N2O) từ nước ngoài về Việt Nam.
Kẻ đâm ô tô, đánh chết người ở Hà Nội khai gì tại cơ quan Công an?

Kẻ đâm ô tô, đánh chết người ở Hà Nội khai gì tại cơ quan Công an?

Ngày 23/11, Công an TP Hà Nội cho biết, Công an huyện Sóc Sơn đã bắt giữ đối tượng Ma Vũ Duy (SN 2004, trú tại Thanh Thịnh, Chợ Mới, Bắc Kạn) để điều tra hành vi giết người, cướp tài sản.
Bắt giữ nhóm "trẻ trâu" vô cớ đánh người khi tham gia giao thông tại Quảng Ninh

Bắt giữ nhóm "trẻ trâu" vô cớ đánh người khi tham gia giao thông tại Quảng Ninh

Từ tháng 9/2024 đến khi bị bắt, nhóm "trẻ trâu" đã gây ra 4 vụ việc, uy hiếp gây thương tích cho 7 nạn nhân, đập phá 4 xe máy.
Quảng Ninh: Bắt giữ nhóm đối tượng người nước ngoài xuất, nhập cảnh trái phép

Quảng Ninh: Bắt giữ nhóm đối tượng người nước ngoài xuất, nhập cảnh trái phép

Các đối tượng nhập cảnh trái phép vào Việt Nam chơi và có ý định xuất cảnh trái phép trở về Trung Quốc bằng đường biển thì bị lực lượng Bộ đội Biên phòng phát hiện và bắt giữ.
Bắt 2 đối tượng từ Nghệ An ra Thanh Hóa trộm cắp tài sản

Bắt 2 đối tượng từ Nghệ An ra Thanh Hóa trộm cắp tài sản

Với tinh thần tấn công quyết liệt với tội phạm, chỉ sau 24 giờ điều tra, Công an huyện Như Xuân đã phát hiện, bắt giữ đối tượng Nguyễn Đức Phúc để điều tra về hành vi "Trộm cắp tài sản".
Người mẹ già khóc ngất khi nhìn thấy con trai bị tật xuất hiện tại Toà án Thành phố Tuy Hoà

Người mẹ già khóc ngất khi nhìn thấy con trai bị tật xuất hiện tại Toà án Thành phố Tuy Hoà

Bà Nguyễn Thị Vũ đã gào khóc và không thể đứng vững khi nhìn thấy đứa con trai yêu quý bị tật là Đỗ Thái Ngọc được lực lượng hỗ trợ tư pháp dẫn giải tới TAND TP Tuy Hoà để HĐXX tiến hành xét xử trong vụ án “Cố ý gây thương tích”.
19 năm tù cho đối tượng nửa đêm phóng hỏa đốt nhà người khác để trả thù

19 năm tù cho đối tượng nửa đêm phóng hỏa đốt nhà người khác để trả thù

Nửa đêm, Đoan nghĩ lại việc bị ông C chửi nhiều lần nên thấy bực tức, nên đã mang xăng đến phóng hỏa, đốt nhà ông C để trả thù.
Cô gái đuổi theo tên cướp điện thoại ở Đà Nẵng trong đêm

Cô gái đuổi theo tên cướp điện thoại ở Đà Nẵng trong đêm

Cô gái đứng buộc tóc trước cửa nhà ở Đà Nẵng thì bị người đàn ông lạ mặt áp sát phía sau, giật chiếc điện thoại để trên yên xe.
tong bi thu nguyen phu trong trong cong cuoc bao ve chu quyen bien dao cua to quoc

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong công cuộc bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc

(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
ha noi nhieu noi treo co ru truoc ngay quoc tang tong bi thu nguyen phu trong

Hà Nội: Nhiều nơi treo cờ rủ trước ngày Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
tong bi thu nguyen phu trong nha lanh dao ly luan xuat sac

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng – Nhà lãnh đạo, lý luận xuất sắc

(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
tinh cam dac biet cua nhan dan voi tong bi thu nguyen phu trong

Tình cảm đặc biệt của nhân dân với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
bo tu phap dung dau cac bo nganh ve chi so cai cach hanh chinh nam 2023

Bộ Tư pháp đứng đầu các bộ, ngành về Chỉ số Cải cách hành chính năm 2023

(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.