Hà Nội 25 °C
TP Hồ Chí Minh 33 °C
Hải Phòng 24 °C
Đà Nẵng 25 °C
Yên Bái 22 °C
  • Hà Nội Hà Nội 25°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 33°C
  • Hải Phòng Hà Nội 24°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 25°C
  • Yên Bái Hà Nội 22°C

Cơ hội phát triển điện gió trên bờ, điện gió ngoài khơi và nhiệt điện khí trong nước

Thương trường
16/05/2023 09:15
Lê Hải - Ngọc Huy
aa
Các chuyên gia đề xuất, đưa ra nhiều giải pháp nhằm phát triển mạnh điện gió trên bờ, điện gió ngoài khơi và phát triển nhiệt điện khí dùng khí trong nước.


Diễn đàn Năng lượng sạch Việt Nam lần thứ 3 với chủ đề “Phát triển hạ tầng điện khí và điện gió tại Việt Nam” do Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Quốc hội phối hợp với Hội đồng Khoa học Tạp chí Năng lượng Việt Nam tổ chức ngày 12/5 đã đề cập, chia sẻ các cơ hội phát triển, những vấn đề nổi cộm cũng như các giải pháp trong lĩnh vực năng lượng sạch.

Cần tận dụng tối đa tiềm năng

Theo Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Tạ Đình Thi, Chính phủ đang chỉ đạo hoàn thiện dự thảo Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện VIII).

Theo đó, đề xuất phát triển mạnh điện gió trên bờ và điện gió ngoài khơi; phát triển nhiệt điện khí dùng khí trong nước (chuỗi khí - điện Lô B, Cá Voi Xanh), thay thế dần nhiệt điện than, giảm phát thải khí nhà kính.

trang-5-2048x1257

Ảnh minh họa. (Nguồn: Báo Nhân dân)

Ông Tạ Đình Thi cũng chia sẻ, Việt Nam được đánh giá là có tiềm năng điện gió ngoài khơi lớn nhất Đông Nam Á nên cần tận dụng tối đa và hiệu quả tiềm năng đó.

Một dự án điện gió ngoài khơi cần 6 - 7 năm (từ khi khảo sát đến lúc xây dựng xong). Dự án cần có cơ sở hạ tầng gần nhất để phục vụ cho việc khảo sát, xây dựng lưới truyền tải và vận hành, bảo dưỡng. Theo đó, mặc dù các thiết bị chính phải nhập khẩu, những thiết bị phụ trợ Việt Nam có thể sản xuất được. Việt Nam cần sẵn sàng tham gia sâu được vào chuỗi cung ứng cho điện gió đầy tiềm năng.

Bên cạnh đó, để tăng thêm nguồn điện nền, cân bằng và khai thác hiệu quả nguồn điện rất lớn từ năng lượng tái tạo, theo dự thảo Quy hoạch điện VIII, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Tạ Đình Thi cho rằng, Việt Nam cần phát triển từ 14.900 - 22.400 MW điện khí LNG nhập khẩu vào năm 2030 và có thể tăng lên đến 32.400 MW vào năm 2035.

“Việt Nam cần có cơ sở hạ tầng để nhập khẩu và lưu trữ một lượng khí LNG đủ cho các nhà máy điện vận hành ổn định và có thể ký hợp đồng mua khí LNG dài hạn. Hạ tầng điện khí gồm các khâu thượng, trung và hạ nguồn, nhất là điện LNG là “chuỗi nhiên liệu” phức tạp, bao gồm cảng - kho - hệ thống tái hóa khí - đường ống - nhà máy điện. Cuối cùng là cơ chế giá và sự huy động phát điện để đảm bảo hiệu quả chuỗi dự án”, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Tạ Đình Thi nhấn mạnh.

Khung chính sách, quy định phải rõ ràng

Ông Cáp Tuấn Anh – Phó trưởng Ban Chiến lược, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, cơ cấu nguồn điện nói chung và nguồn điện gió, khí nói riêng của giai đoạn đến 2030 đã được đơn vị tư vấn tính toán và cơ quan có thẩm quyền quyết định, quyết định phù hợp trong Quy hoạch điện VIII.

EVN cam kết thực hiện nghiêm túc chương trình phát triển nguồn điện của EVN đến 2030 khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Diengio_Anh HUU Long, bao lao dong

Ảnh Hữu Long - Báo Lao Động

Các đơn vị khác cần phối hợp chặt chẽ với EVN và các đối tác liên quan để thực hiện nghiêm túc chương trình phát triển nguồn điện đến năm 2030 khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Bên bán điện có xu hướng yêu cầu giá điện cao để tối đa hóa lợi nhuận nhưng EVN chỉ có thể mua điện ở mức giá hợp lý và tuân thủ các quy định của pháp luật.

“Trong nhiều trường hợp, có khoảng cách lớn giữa các yêu cầu của bên bán và khả năng đáp ứng của bên mua điện là EVN. Vì vậy, cần thiết có các quy định rõ ràng của cấp có thẩm quyền để đáp ứng nguyên tắc hài hòa lợi ích và chia sẻ rủi ro của các bên tham gia mua, bán điện mà trong đó EVN là một bên tham gia”, ông Cáp Tuấn Anh nêu vấn đề nổi cộm.

Thu hút khu vực tư nhân tham gia phát triển hạ tầng

Ông Phạm Quang Huy – Phó Cục trưởng Cục Điều tiết Điện lực, Bộ Công Thương nêu quan điểm: Các chính sách hiện hành liên quan đến Hợp đồng mua bán điện, mua bán khí làm cơ sở cho thu xếp vốn và đầu tư xây dựng chuỗi điện khí và điện gió hiện nay đã được quy định đầy đủ.

“Tuy nhiên, để hướng tới mục tiêu thu hút thêm sự tham gia ngày càng nhiều của khu vực tư nhân vào phát triển cơ sở hạ tầng năng lượng và cung cấp dịch vụ năng lượng, đồng thời tận dụng được nguồn tài nguyên quốc gia và đảm bảo cân bằng và an toàn vận hành hệ thống thì cần thiết tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện khung chính sách cũng như cơ chế quản lý Nhà nước đối với ngành năng lượng cho phù hợp với tình hình mới”, Phó Cục trưởng Cục Điều tiết Điện lực, Bộ Công Thương nêu ý kiến.

Quy hoạch Điện VIII được phê duyệt: Định hướng đến năm 2050, tỷ lệ năng lượng tái tạo lên đến 67,5 - 71,5%

Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định số 500/QĐ-TTg ngày 15/5/2023 về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện VIII).

Đối với chuyển đổi năng lượng công bằng, Quy hoạch điện VIII đặt mục tiêu phát triển mạnh các nguồn năng lượng tái tạo phục vụ sản xuất điện.

Định hướng đến năm 2050, tỷ lệ năng lượng tái tạo lên đến 67,5 - 71,5%; Kiểm soát mức phát thải khí nhà kính từ sản xuất điện đạt khoảng 204 - 254 triệu tấn năm 2030 và còn khoảng 27 - 31 triệu tấn vào năm 2050.

Hướng tới đạt mức phát thải đỉnh không quá 170 triệu tấn vào năm 2030 với điều kiện các cam kết theo JETP được các đối tác quốc tế thực hiện đầy đủ, thực chất; Xây dựng hệ thống lưới điện thông minh, đủ khả năng tích hợp, vận hành an toàn hiệu quả nguồn năng lượng tái tạo quy mô lớn.

bài liên quan
Quy hoạch tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Quy hoạch tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1371/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Tuyên Quang tầm nhìn đến năm 2050

Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Tuyên Quang tầm nhìn đến năm 2050

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1109/QĐ-TTg ngày 7/10/2024 ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Tuyên Quang thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Quy định về cơ chế mua bán điện trực tiếp

Quy định về cơ chế mua bán điện trực tiếp

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 80/2024/NĐ-CP ngày 3/7/2024 quy định về cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện năng lượng tái tạo với khách hàng sử dụng điện lớn.
Đến năm 2050, Việt Nam trở thành quốc gia có nghề cá phát triển bền vững, hiện đại

Đến năm 2050, Việt Nam trở thành quốc gia có nghề cá phát triển bền vững, hiện đại

Tầm nhìn đến năm 2050, Việt Nam trở thành quốc gia có nghề cá phát triển bền vững, hiện đại, tương đương với các nước có nghề cá phát triển trong khu vực và trên thế giới.
Tập đoàn điện gió hàng đầu thế giới “tiến vào” Việt Nam

Tập đoàn điện gió hàng đầu thế giới “tiến vào” Việt Nam

Corio Generation là công ty con thuộc Tập đoàn Macquarie hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực phát triển điện gió ngoài khơi.
Tỉnh Vĩnh Phúc phấn đấu thuộc nhóm dẫn đầu cả nước về tăng trưởng GRDP bình quân đầu người

Tỉnh Vĩnh Phúc phấn đấu thuộc nhóm dẫn đầu cả nước về tăng trưởng GRDP bình quân đầu người

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 158/QĐ-TTg ngày 6/2/2024 phê duyệt Quy hoạch tỉnh Vĩnh Phúc thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Mới nhất
Đọc nhiều
Vĩnh biệt Trung tướng Khuất Duy Tiến

Vĩnh biệt Trung tướng Khuất Duy Tiến

Theo thông báo từ gia đình, Trung tướng, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Khuất Duy Tiến, nguyên hiệu trưởng Trường Sĩ quan Lục quân 1 đã từ trần chiều 23/11, hưởng thọ 94 tuổi.
Cô giáo nghỉ hưu vẫn miệt mài dạy trực tuyến, truyền cảm hứng cho học sinh học tiếng Anh

Cô giáo nghỉ hưu vẫn miệt mài dạy trực tuyến, truyền cảm hứng cho học sinh học tiếng Anh

Chuyển đổi số đã làm thay đổi rất nhiều điều trong cuộc sống của chúng ta, mang lại nhiều lợi ích ở thời đại 4.0. Khái niệm “Người thầy đứng trên bục giảng” không còn gò bó trên lớp, trong trường học nữa; nhiều giáo viên đã chọn cách giảng dạy trực tuyến
Hà Nội: Kịp thời giải cứu 7 người bị nạn mắc kẹt trong khu vực khói khí độc

Hà Nội: Kịp thời giải cứu 7 người bị nạn mắc kẹt trong khu vực khói khí độc

Lực lượng chức năng đã giải cứu thành công 7 người mắc kẹt trong vụ cháy xảy ra tại ngôi nhà 8 tầng ở Trúc Bạch, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình (Hà Nội).
Tin bài khác
Rộng cửa xuất khẩu nông sản

Rộng cửa xuất khẩu nông sản

Ngay đầu năm đã có nhiều dấu hiệu cho thấy cánh cửa mở rộng hơn cho xuất khẩu (XK) nông sản Việt trong năm 2024. Chưa kể, ngay bên lề Hội nghị Bộ trưởng Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đang diễn ra, đã có một sự kiện hội nghị dành riêng cho các nước XK nông sản, nhằm tìm kiếm những cách thức cạnh tranh XK công bằng nhất.
Hà Nội ủy quyền cho Sở Xây dựng được chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản

Hà Nội ủy quyền cho Sở Xây dựng được chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản

UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 818/QĐ-UBND về việc ủy quyền cho Sở Xây dựng Hà Nội giải quyết, tiếp nhận một số thủ tục hành chính trong lĩnh vực xây dựng thuộc thẩm quyền quyết định của UBND thành phố.
Công ty Cổ phần BENGAL Việt Nam nợ gần 1,5 tỷ đồng tiền thuế

Công ty Cổ phần BENGAL Việt Nam nợ gần 1,5 tỷ đồng tiền thuế

Do chậm nộp tiền thuế và quá thời hạn nộp thuế, Công ty Cổ phần BENGAL Việt Nam bị Cục thuế tỉnh Bắc Giang cưỡng chế số tiền gần 1,5 tỷ đồng.
Công ty CP COMA 68 tiếp tục bị cưỡng chế gần 500 triệu đồng tiền thuế

Công ty CP COMA 68 tiếp tục bị cưỡng chế gần 500 triệu đồng tiền thuế

Do nợ thuế quá thời hạn nộp thuế, Công ty CP COMA 68 bị cưỡng chế số tiền gần 500 triệu đồng.
Nam Định: Xã Trực Hùng cho 18 trường hợp thuê đất bãi là không đúng thẩm quyền

Nam Định: Xã Trực Hùng cho 18 trường hợp thuê đất bãi là không đúng thẩm quyền

Nội dung này được cơ quan chức năng tỉnh Nam Định nêu rõ trong một văn bản ban hành mới đây.
Chủ đầu tư KDC Phúc Gia Tân bị xử phạt vì thi công không giấy phép môi trường

Chủ đầu tư KDC Phúc Gia Tân bị xử phạt vì thi công không giấy phép môi trường

Hành vi vi phạm của Công ty TNHH Đầu tư Lê Gia Newland đã bị UBND tỉnh Bình Định phát hiện và ban hành quyết định xử phạt hành chính.
Xử phạt KIM Việt Nam do cho khách hàng giao dịch vượt quá giới hạn

Xử phạt KIM Việt Nam do cho khách hàng giao dịch vượt quá giới hạn

Công ty TNHH Quản lý quỹ KIM Việt Nam vừa phải nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
Nghệ An: Tạo điều kiện

Nghệ An: Tạo điều kiện 'tốt nhất, nhanh nhất, thuận lợi nhất' cho doanh nghiệp đầu tư

UBND tỉnh yêu cầu tiếp tục thực hiện quyết liệt cải cách TTHC, tạo điều kiện “tốt nhất, nhanh nhất, thuận lợi nhất” cho doanh nghiệp khi đầu tư vào Nghệ An.
Doanh nghiệp xuất nhập khẩu gặp

Doanh nghiệp xuất nhập khẩu gặp 'bão phí' ở đường biển

Các hãng tàu nước ngoài được tự tăng phụ phí xếp dỡ tại cảng mà không cần giải trình lý do. Đây là hệ lụy ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của doanh nghiệp (DN) xuất nhập khẩu (XNK) Việt Nam. Trong tình thế xung đột Biển Đỏ vẫn đang tác động mạnh đến hàng hóa Việt thì việc tăng phụ phí của các hãng tàu đã làm cho DN Việt “khó chồng khó”.
Fecon (FCN) lần đầu thua lỗ kể từ năm 2008

Fecon (FCN) lần đầu thua lỗ kể từ năm 2008

Với khoản lỗ ròng hơn 43,1 tỷ đồng, CTCP Fecon đã có lần đầu tiên thua lỗ kể từ năm 2008 và không hoàn thành các mục tiêu lợi nhuận, doanh thu.
tong bi thu nguyen phu trong trong cong cuoc bao ve chu quyen bien dao cua to quoc

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong công cuộc bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc

(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
ha noi nhieu noi treo co ru truoc ngay quoc tang tong bi thu nguyen phu trong

Hà Nội: Nhiều nơi treo cờ rủ trước ngày Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
tong bi thu nguyen phu trong nha lanh dao ly luan xuat sac

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng – Nhà lãnh đạo, lý luận xuất sắc

(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
tinh cam dac biet cua nhan dan voi tong bi thu nguyen phu trong

Tình cảm đặc biệt của nhân dân với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
bo tu phap dung dau cac bo nganh ve chi so cai cach hanh chinh nam 2023

Bộ Tư pháp đứng đầu các bộ, ngành về Chỉ số Cải cách hành chính năm 2023

(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.