Hà Nội 24 °C
TP Hồ Chí Minh 29 °C
Hải Phòng 23 °C
Đà Nẵng 26 °C
Yên Bái 19 °C
  • Hà Nội Hà Nội 24°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 29°C
  • Hải Phòng Hà Nội 23°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 26°C
  • Yên Bái Hà Nội 19°C

Đến năm 2050, Việt Nam trở thành quốc gia có nghề cá phát triển bền vững, hiện đại

Kinh doanh - Thương mại
14/05/2024 16:34
Châu Anh
aa
Tầm nhìn đến năm 2050, Việt Nam trở thành quốc gia có nghề cá phát triển bền vững, hiện đại, tương đương với các nước có nghề cá phát triển trong khu vực và trên thế giới.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang vừa ký Quyết định số 389/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch Bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Theo đó, quan điểm quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thuỷ sản bám sát chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về bảo vệ và khai thác nguồn lợi thuỷ sản; phù hợp với định hướng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, thuỷ sản, kinh tế biển…

Khai thác thuỷ sản phù hợp với tiềm năng nguồn lợi thuỷ sản, theo hướng hiệu quả, bền vững, có trách nhiệm, hài hoà giữa phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường.

Mục tiêu tổng quát đến năm 2030 bảo vệ, bảo tồn, phát triển nguồn lợi thủy sản trên các loại hình thủy vực và bảo tồn đa dạng sinh học biển góp phần thực hiện mục tiêu Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về Chiến lược Phát triển bền vững Kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; phát triển khai thác thủy sản bền vững, có trách nhiệm, phù hợp với yêu cầu hội nhập quốc tế; bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, chủ động phòng, chống thiên tai; góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân, bảo đảm an sinh xã hội, bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán, an ninh, trật tự và lợi ích quốc gia trên sông, trên biển của Việt Nam.

Mục tiêu đối với bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản, có 27 khu bảo tồn biển được thành lập và hoạt động hiệu quả với tổng diện tích vùng biển được khoanh vùng bảo tồn khoảng 463.587ha, chiếm khoảng 0,463% diện tích tự nhiên vùng biển quốc gia (các vùng biển thuộc quyền tài phán quốc gia); 149 khu vực ở vùng biển (59 khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản, 63 khu vực cấm khai thác thủy sản có thời hạn, 27 khu vực cư trú nhân tạo cho các loài thủy sản) và 119 khu vực nội địa (66 khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản, 53 khu vực cấm khai thác thủy sản có thời hạn) được khoanh vùng bảo vệ nguồn lợi thủy sản, bảo vệ khu vực tập trung sinh sản, khu vực thủy sản còn non tập trung sinh sống của các loài thủy sản.

nghề cá
Đến năm 2050, Việt Nam trở thành quốc gia có nghề cá phát triển bền vững, hiện đại.

Đối với khai thác thủy sản, tổng số tàu cá tối đa khoảng 83.600 chiếc. Cơ cấu nghề khai thác thủy sản như sau: Nghề lưới kéo chiếm 10%; nghề lưới vây chiếm 6,1%; nghề lưới rê chiếm 40,3%; nghề câu chiếm 18,9%; nghề lưới chụp chiếm 3%; nghề lồng bẫy chiếm 2,9%; nghề khác chiếm 16,6% và nghề hậu cần đánh bắt nguồn lợi thủy sản chiếm 2,2% tổng số tàu cá. Tổng số lao động giảm xuống còn khoảng 600.000 người.

Hoàn chỉnh hệ thống cảng cá và khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá thành một hệ thống liên hoàn, liên vùng nhằm đáp ứng nhu cầu neo đậu, dịch vụ hậu cần nghề cá.

Tầm nhìn đến năm 2050, Việt Nam trở thành quốc gia có nghề cá phát triển bền vững, hiện đại, tương đương với các nước có nghề cá phát triển trong khu vực và trên thế giới; đa dạng sinh học biển và các thủy vực nội địa được bảo tồn và phát triển; đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao; góp phần bảo đảm an sinh xã hội, bảo vệ chủ quyền, an ninh, trật tự và lợi ích quốc gia trên sông, trên biển của Việt Nam.

Định hướng về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản theo Quy hoạch là: Phục hồi nguồn lợi thủy sản đặc biệt các loài thủy sản có giá trị kinh tế, loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm, loài thủy sản đặc hữu; tăng cường công tác quản lý, đánh giá, bảo tồn, bảo vệ và tái tạo nguồn lợi thủy sản trên các loại hình thủy vực ở vùng nội địa và vùng biển.

Tăng quy mô, diện tích các khu vực biển được bảo tồn và bảo vệ nguồn lợi thủy sản; thành lập mới và tổ chức quản lý hiệu quả các khu bảo tồn biển; gắn bảo tồn với phát triển du dịch sinh thái biển, góp phần bảo vệ, sử dụng bền vững hệ sinh thái biển và các nguồn tài nguyên biển; bảo vệ không gian di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh được xếp hạng, phát triển kinh tế du lịch biển.

Xác định các khu vực cấm khai thác thủy sản có thời hạn là khu vực thủy sản tập trung sinh sản, khu vực thủy sản còn non tập trung sinh sống; hình thành khu vực cư trú nhân tạo cho loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm, loài thủy sản có giá trị kinh tế, khoa học, loài thủy sản bản địa, loài thủy sản đặc hữu trên các vùng biển…

Định hướng quy hoạch về khai thác thủy sản gồm: Giảm dần sản lượng thủy sản khai thác, điều chỉnh tỷ trọng sản lượng khai thác giữa các vùng biển, phù hợp với trữ lượng nguồn lợi thủy sản; khai thác có chọn lọc các đối tượng thủy sản có giá trị kinh tế cao.

Điều chỉnh số lượng tàu cá khai thác thủy sản, chuyển đổi cơ cấu nghề khai thác thủy sản ở các thủy vực vùng nội địa, vùng biển phù hợp với khả năng cho phép khai thác của nguồn lợi thủy sản, đặc biệt giảm tỷ trọng nghề lưới kéo trên biển; gắn phát triển sinh kế của cộng đồng ngư dân với phát triển nuôi trồng thủy sản, du lịch sinh thái, nghề cá giải trí.

Củng cố, đổi mới các tổ, đội, hợp tác xã, nghiệp đoàn nghề cá; tổ chức sản xuất thủy sản khai thác theo chuỗi giá trị, chú trọng tăng về giá trị sản xuất. Đến năm 2030, khoảng 80% tàu cá khai thác thủy sản ở vùng lộng và vùng khơi tham gia chuỗi liên kết sản xuất trên biển.

Khai thác hiệu quả, bền vững tiềm năng thủy sản tại các hồ tự nhiên, hồ chứa, sông, suối; gắn khai thác với bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản, đa dạng sinh học, thích ứng với biến đổi khí hậu; bảo đảm sinh kế cho người dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số, người có thu nhập thấp tại các vùng trung du miền núi phía Bắc, Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long.

Về nhu cầu sử dụng đất, mặt nước đến năm 2030: Tổng diện tích tự nhiên vùng biển quốc gia được khoanh vùng bảo vệ nguồn lợi thủy sản và bảo tồn đa dạng sinh học khoảng 2,79 triệu ha (tương ứng khoảng 2,79% diện tích vùng biển).

Tổng diện tích khu vực được khoanh vùng bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên sông, hồ chính khoảng 44.570 ha mặt nước. Các cơ sở lưu giữ gen, giống thương phẩm thuộc phạm vi không gian của các khu bảo tổn biển và các viện nghiên cứu.

Tổng nhu cầu sử dụng đất và mặt nước cho phát triển hệ thống cảng cá và khu neo đậu tránh trú bão tối thiểu là 5.504ha, trong đó nhu cầu sử dụng đất khoảng 630ha và sử dụng mặt nước khoảng 4.874ha.

Để thực hiện Quy hoạch, Chính phủ đặt ra một số giải pháp: Giải pháp về cơ chế, chính sách; giải pháp về tài chính, đầu tư; giải pháp về môi trường, khoa học công nghệ; giải pháp về tuyên truyền, nâng cao nhận thức; giải pháp về đào tạo, tăng cường năng lực; giải pháp về hợp tác quốc tế và giải pháp về tổ chức sản xuất.

bài liên quan
Quy hoạch tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Quy hoạch tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1371/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Tuyên Quang tầm nhìn đến năm 2050

Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Tuyên Quang tầm nhìn đến năm 2050

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1109/QĐ-TTg ngày 7/10/2024 ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Tuyên Quang thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Tỉnh Vĩnh Phúc phấn đấu thuộc nhóm dẫn đầu cả nước về tăng trưởng GRDP bình quân đầu người

Tỉnh Vĩnh Phúc phấn đấu thuộc nhóm dẫn đầu cả nước về tăng trưởng GRDP bình quân đầu người

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 158/QĐ-TTg ngày 6/2/2024 phê duyệt Quy hoạch tỉnh Vĩnh Phúc thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Tàu liên tiếp bị chìm sau khi cảng cá lớn nhất miền Trung phong tỏa

Tàu liên tiếp bị chìm sau khi cảng cá lớn nhất miền Trung phong tỏa

Hơn 10 ngày cảng ngừng hoạt động, đã có 3 tàu bị chìm.
Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4 đồng hành với ngư dân tỉnh Kiên Giang

Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4 đồng hành với ngư dân tỉnh Kiên Giang

"Thông qua các hoạt động, chúng tôi mong muốn tuyên truyền để bà con ngư dân nắm chắc, chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật".
Việt Nam sẵn sàng phối hợp phòng chống khai thác hải sản bất hợp pháp

Việt Nam sẵn sàng phối hợp phòng chống khai thác hải sản bất hợp pháp

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh như vậy khi trả lời câu hỏi đề nghị thông tin về việc phái đoàn của Liên minh Châu Âu (EU) sẽ sang làm việc tại Việt Nam để kiểm tra về việc khắc phục thẻ vàng của Ủy ban Châu Âu (EC) đối với hải sản Việt Nam tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao chiều qua (17/10).
Mới nhất
Đọc nhiều
Đắk Lắk: Phát hiện, bắt giữ số lượng ma túy lớn nhất từ trước đến nay

Đắk Lắk: Phát hiện, bắt giữ số lượng ma túy lớn nhất từ trước đến nay

Công an phát hiện 4.960 viên ma túy loại MDMA và 1kg ma túy loại Ketamine được ngụy trong thùng thuốc nam.
Hệ thống Trường liên cấp Newton: 15 năm một chặng đường phát triển

Hệ thống Trường liên cấp Newton: 15 năm một chặng đường phát triển

Trải qua 15 năm xây dựng và phát triển, bằng những nỗ lực phấn đấu không ngừng, các thế hệ thầy và trò Hệ thống trường liên cấp Newton luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, tích cực phấn đấu xây dựng trường thành điểm sáng về chất lượng và hiệu quả
Vĩnh biệt Trung tướng Khuất Duy Tiến

Vĩnh biệt Trung tướng Khuất Duy Tiến

Theo thông báo từ gia đình, Trung tướng, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Khuất Duy Tiến, nguyên hiệu trưởng Trường Sĩ quan Lục quân 1 đã từ trần chiều 23/11, hưởng thọ 94 tuổi.
Tin bài khác
Bố trí 350 tỉ đồng nâng cấp hạ tầng giao thông Khu kinh tế Dung Quất

Bố trí 350 tỉ đồng nâng cấp hạ tầng giao thông Khu kinh tế Dung Quất

Tỉnh Quảng Ngãi cho biết, sẽ bố trí nguồn vốn ngân sách địa phương 350 tỉ đồng để đầu tư nâng cấp, mở rộng hệ thống hạ tầng giao thông trên địa bàn Khu kinh tế Dung Quất, thời gian triển khai từ năm 2024 - 2027.
Doanh nghiệp muốn xây dựng Tổ hợp y tế kĩ thuật cao 1.500 tỷ đồng ở Quảng Nam

Doanh nghiệp muốn xây dựng Tổ hợp y tế kĩ thuật cao 1.500 tỷ đồng ở Quảng Nam

Công ty CP Tổ hợp Y tế kỹ thuật cao An An Hoà đề xuất với UBND tỉnh Quảng Nam xin cấp phép xây dựng Tổ hợp Y tế kỹ thuật cao với tổng vốn đầu tư 1.500 tỷ đồng.
Xây dựng hầm qua núi nối Nha Trang - Cam Ranh

Xây dựng hầm qua núi nối Nha Trang - Cam Ranh

Sở Giao thông Vận tải (GTVT) tỉnh Khánh Hòa đã có quyết định về việc phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu giai đoạn chuẩn bị dự án xây dựng hầm qua núi Cù Hin kết nối từ Sông Lô, xã Phước Đồng - Nha Trang đến xã Cam Hải Đông - Cam Lâm.
Công ty cổ phần In Hospitality bị xử phạt

Công ty cổ phần In Hospitality bị xử phạt

Do đã không công bố đối với thông tin phải công bố theo quy định pháp luật, Công ty cổ phần In Hospitality bị xử phạt với số tiền 92,5 triệu đồng.
Hải Phòng: Đề xuất mở tuyến vận tải khách tới đảo Bạch Long Vĩ

Hải Phòng: Đề xuất mở tuyến vận tải khách tới đảo Bạch Long Vĩ

Ngày 21/11, thông tin từ UBND TP Hải Phòng, TP Hải Phòng đã giao Sở Giao thông vận tải (GTVT) hướng dẫn doanh nghiệp (DN) các trình tự, thủ tục để sớm mở tuyến vận tải hành khách giữa đảo Bạch Long Vĩ với đất liền nhằm mục tiêu phát triển kinh tế, du lịch cho huyện đảo tiền tiêu của Tổ quốc.
Ra mắt Dự án chính quyền số thành phố Hải Phòng

Ra mắt Dự án chính quyền số thành phố Hải Phòng

Chiều 21/11, UBND TP Hải Phòng tổ chức khai trương Dự án chính quyền số TP. Đây là một trong những sự kiện chào mừng Ngày chuyển đổi số Quốc gia năm 2024.
Thái Bình tăng cường đầu tư lưới điện 110kV để phát triển kinh tế - xã hội

Thái Bình tăng cường đầu tư lưới điện 110kV để phát triển kinh tế - xã hội

Chiều ngày 21/11, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thái Bình Nguyễn Quang Hưng chủ trì buổi làm việc với Tổng Công ty Điện lực miền Bắc nhằm triển khai các Dự án đầu tư xây dựng lưới điện 110kV trên địa bàn tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển KT – XH trên địa bàn tỉnh.
Mục tiêu xuất khẩu tôm của Việt Nam sẽ đạt 4 tỷ USD năm 2024

Mục tiêu xuất khẩu tôm của Việt Nam sẽ đạt 4 tỷ USD năm 2024

Thông tin từ VASEP cho hay, lũy kế 10 tháng đầu năm nay, XK tôm mang về 3,2 tỷ USD, tăng 13% so với cùng kỳ năm ngoái. Mục tiêu kim ngạch XK tôm năm 2024 đạt 4 tỷ USD hoàn toàn nằm trong tầm với.
Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá: Cần lộ trình tăng thuế hợp lý

Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá: Cần lộ trình tăng thuế hợp lý

Theo các chuyên gia, việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) với thuốc lá là cần thiết. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu chính sách đề ra, cần có lộ trình tăng thuế hợp lý, đảm bảo cân bằng giữa mục tiêu hạn chế tiêu dùng và ngăn chặn tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại và tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước.
Pharmacity ký kết hợp tác chiến lược với hội bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam

Pharmacity ký kết hợp tác chiến lược với hội bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam

Ngày 14/11, tại Hà Nội dưới sự chứng kiến của ông Đặng Hoa Nam – Cục trưởng Cục Trẻ Em, Bộ Lao động Thương Binh và Xã hội và bà Nguyễn Thị Thanh Hòa – Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam đã diễn ra buổi ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác chiến lược giữa Nhà thuốc Pharmacity với Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam, đánh dấu bước tiến quan trọng trong cam kết chăm sóc sức khỏe cộng đồng của chuỗi nhà thuốc này.
tong bi thu nguyen phu trong trong cong cuoc bao ve chu quyen bien dao cua to quoc

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong công cuộc bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc

(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
ha noi nhieu noi treo co ru truoc ngay quoc tang tong bi thu nguyen phu trong

Hà Nội: Nhiều nơi treo cờ rủ trước ngày Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
tong bi thu nguyen phu trong nha lanh dao ly luan xuat sac

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng – Nhà lãnh đạo, lý luận xuất sắc

(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
tinh cam dac biet cua nhan dan voi tong bi thu nguyen phu trong

Tình cảm đặc biệt của nhân dân với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
bo tu phap dung dau cac bo nganh ve chi so cai cach hanh chinh nam 2023

Bộ Tư pháp đứng đầu các bộ, ngành về Chỉ số Cải cách hành chính năm 2023

(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.