Đó là những chia sẻ của ông Huỳnh Cảnh - Giám đốc Công ty TNHH Sơn Trà (huyện Hàm Thuận Nam) kiêm Chủ tịch Hiệp hội Thanh long tỉnh Bình Thuận trong cuộc trao đổi với Phóng viên báo Pháp Luật Việt Nam.
Dù ở độ tuổi còn khá trẻ nhưng ông Cảnh đã có hơn 30 năm gắn bó và cũng là bấy nhiêu năm ông đau đáu đi tìm ra giải pháp bền vững cho trái Thanh long quê hương Bình Thuận.
Xin ông cho biết cơ duyên nào đưa ông đến với nghề trồng Thanh Long và trở thành Chủ tịch Hiệp hội Thanh long Bình Thuận (Hiệp hội), Thưa ông?
Tôi sinh ra và lớn lên trên mảnh đất quê hương Bình Thuận, đầu những năm 80 cuộc sống người dân vùng đất khô nóng và cằn cỗi Bình Thuận rất khó khăn, để duy trì và ổn định cuộc sống quả thật không đơn giản, nên chỉ phù hợp trồng Thanh long. Trước đây Thanh long người dân trồng chỉ để đơm cúng ông bà vào dịp Tết, hoặc ngày rằm, mồng một. Đến những năm đầu 90 quả Thanh long được nhiều người ưa chuộng, đặc biệt các thương lái gốc Hoa rất chuộng.
Từ đó cây Thanh long bắt đầu được một số hộ nông dân đầu tư sản xuất như một loại nông sản hàng hóa mới và coi cây Thanh long như “rồng xanh” của vùng đất Bình Thuận. Đó cũng là thời điểm tôi học lớp 4, đến dịp nghỉ hè mỗi năm tôi lại đi buôn bằng cách, mua Thanh long từ vườn của người dân và mang ra các đầu mối thu mua bán lại kiếm lời để lấy tiền phụ giúp gia đình và kiếm tiền đi học.
Tôi làm công việc buôn bán đến khi tốt nghiệp đại học tôi thành lập doanh nghiệp Công TNHH Sơn Trà. Ban đầu Công ty cũng trồng quy mô khoảng vài ha và thu mua thêm của bà con nông dân. Đến nay Công ty đã mở rộng diện tích lên 20 ha, chủ yếu xuất khẩu thị trường Trung Quốc. Ngoài ra, hàng xuất khẩu sang các thị trường khác như Hoa Kỳ, Australia, EU... được chứng nhận sản xuất theo tiêu chuẩn GlobalGAP.
Trải qua hơn 30 năm gắn bó với cây Thanh long trên mảnh đất Bình Thuận, cùng “kề vai sát cánh” với các hộ dân, HTX. Ngày 3/3/2023, Hiệp hội Thanh long Bình Thuận đã tổ chức Đại hội nhiệm kỳ IV (2023 – 2027) Đồng thời Đại hội đã bầu ra Chủ tịch là tôi (Huỳnh Cảnh - Giám đốc Công ty TNHH Sơn Trà, huyện Hàm Thuận Nam) và 9 thành viên BCH Hiệp hội Thanh long tỉnh Bình Thuận.
Là người kế nhiệm với vai trò là Chủ tịch Hiệp hội Thanh long Bình Thuận, ông có kế hoạch gì để hỗ trợ thành viên trong hội, thưa ông?
Hiệp hội thành lập đến nay được 4 nhiệm kỳ, với vai trò đại diện, cầu nối giữa hiệp hội với lãnh đạo tỉnh và các sở, ngành chức năng của tỉnh. Qua đó, các thành viên của Hiệp hội dễ dàng nắm bắt và truyền tải các chủ trương, chính sách, các quy định liên quan đến hội viên. Mặt khác, hiệp hội chủ động nắm bắt tình hình thông tin từ hội viên phản ánh những khó khăn, đề xuất kiến nghị đến lãnh đạo tỉnh, các sở ngành để xem xét giải quyết.
Với vai trò của mình, trong thời gian qua hiệp hội đã theo dõi, quản lý việc dán tem chỉ dẫn địa lý “Bình Thuận” trên trái thanh long khi lưu thông thị trường trong nước và xuất khẩu để tăng giá trị, lợi thế cạnh tranh, khẳng định thương hiệu Thanh long Bình Thuận. Bên cạnh, hiệp hội đã phối hợp với các sở, ngành liên quan thường xuyên cập nhật thông tin, nắm bắt tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa, thông quan mặt hàng Thanh long.
Qua đó, thông báo kịp thời đến các doanh nghiệp, hợp tác xã, hội viên các giải pháp đến hoạt động xuất khẩu tại các cửa khẩu biên giới Trung Quốc. Mục đích để chủ động xây dựng kế hoạch sản xuất, thu hoạch cân nhắc, điều chỉnh tiến độ vận chuyển hàng lên biên giới phù hợp với năng lực thông quan, hạn chế hàng ùn ứ, hư hỏng, gây thiệt hại kinh tế…
Hiện nay, cây Thanh long là cây chủ lực của ngành nông nghiệp tỉnh Bình Thuận. Trong thời gian tới các thành viên Hiệp hội sẽ định hướng phát triển cây Thanh long ứng dụng công nghệ cao, đáp ứng nhu cầu của các thị trường nhập khẩu. Do đó, trong thời gian tới Hiệp hội Thanh long Bình Thuận sẽ hỗ trợ hội viên, nông dân phát triển cây Thanh long, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh và năng lực cạnh tranh. Đồng thời, kết nối, giao thương xúc tiến thương mại mở rộng xuất khẩu và tiêu thụ nội địa. Tham gia chuỗi liên kết, hợp tác, hỗ trợ với nhau trong sản xuất tiêu thụ sản phẩm thanh long.
Thời gian qua các thành viên trong Hiệp hội liên tục trao đổi, thảo luận trên các Group của hội về các vấn đề hỗ trợ nhau trong sản xuất, đổi mới công nghệ, sáng tạo nâng cao năng lực cạnh tranh, đảm bảo bắt kịp xu thế phát triển, sản xuất kinh doanh và có trách nhiệm đối với xã hội. Nhất là vấn đề bảo vệ môi trường và an toàn vệ sinh thực phẩm cho người tiêu dùng, nhằm phát triển bền vững cây thanh long, đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh.
Hiện nay Thanh Long có thể xuất khẩu đi những nước nào, thưa ông?
Hiện nay thị trường xuất khẩu chính của trái Thanh long là châu Á, cụ thể: Thị trường Trung Quốc chiếm 85%, trong đó khoảng 2 - 3% là chính ngạch, còn lại khoảng 70 - 80% tiểu ngạch, được mua bán theo hình thức biên mậu qua thị trường Trung Quốc hoặc liên kết với các doanh nghiệp ngoài tỉnh để trực tiếp xuất khẩu qua thị trường Trung Quốc. Còn lại khoảng 8% về sản lượng xuất khẩu qua thị trường châu Âu (Đức, Hà Lan, Nga, Tây Ban Nha),…
Vài năm trở lại đây, sau khi dịch Covid diện tích trồng của nông dân bị thu hẹp khoảng 20% so với những năm trước đây. Tổng diện tích hiện nay còn khoảng 33.000 ha, tạo việc làm thường xuyên cho 70 – 80 ngàn lao động.
Sau thời điểm Covid phía Trung Quốc mở cửa trở lại nên thương lái đẩy mạnh thu mua khiến giá Thanh long tăng cao. Tuy nhiên, lượng Thanh long không nhiều. Nguyên nhân do tình trạng giá cả bấp bênh diễn ra trong thời gian dài nên nhiều hộ nông dân không chăm sóc và không chong đèn kích thích thanh long ra trái.
Những năm qua Thanh long vỏ đỏ ruột trắng là giống được trồng nhiều tại Bình Thuận và ngon nhất, chiếm diện tích khoảng 80%. Diện tích còn lại là Thanh long vỏ đỏ ruột đỏ, vỏ đỏ ruột tím hồng, ngoài ra, hiện có thêm giống thanh long vỏ vàng ruột trắng. Chủ yếu được tiêu thụ nội địa (15% sản lượng) và xuất khẩu (85% sản lượng).
Ngoài tiêu thụ sản phẩm tươi, hiện nay các doanh nghiệp đã chế biến sản phẩm từ quả Thanh long. Cụ thể như thanh long sấy, nước ép, rượu vang, kẹo, siro,... phần lớn được tiêu thụ nội địa với năng lực chế biến khoảng 182.000 tấn/năm, chiếm khoảng 26% tổng sản lượng.
Ông có thể lý giải câu chuyện “Được mùa, mất giá” của trái Thanh Long không?
Nếu nói câu chuyện “được mùa mất giá” của trái Thanh long thì chưa hẳn đúng, vì trái Thanh Long được trồng theo phương pháp kỹ thuật, có thể tiên lượng được sản lượng cũng như thị trường. Nếu ngay thời điểm vào vụ mà người dân thấy nguồn cung dư quá thì có thể ngắt bỏ trái để chờ vụ sau.
Nguyên nhân tiếp nữa là do người dân trồng tự phát quá nhiều, không tìm hiểu thị trường, chất lượng, chính vì quá lệ thuộc vào thị trường Trung Quốc nên lâu nay người trồng thanh long ở Bình Thuận thường xuyên gặp cảnh "được mùa, mất giá" vì chỉ cần phía Trung Quốc hạn chế xe chở Thanh long vào nội địa tại cửa khẩu thì giá sẽ giảm ngay. Bằng chứng là có những thời điểm sản lượng Thanh Long khan hiếm, giá 1kg có thể lên tới hàng trăm ngàn.
Do vậy, việc xây dựng thương hiệu, tiêu chuẩn chất lượng cho trái Thanh long để có thể xuất khẩu sang nhiều thị trường khác ngoài Trung Quốc là điều mà bản thân người dân và Hiệp hội cần phải làm ngay, các nhà vườn cần có tính liên kế, liên tục nâng cao chất lượng tiêu chuẩn GlobalG, hạn chế mở rộng vùng trồng tự phát dẫn đến nguồn cung dư quá nhiều dẫn đến giá thành giảm.
Kế hoạch tiếp theo cho nhiệm kỳ 2023 – 2027 là gì? Thưa ông?
Mới đây tổ chức Kỷ lục châu Á vừa trao bằng Kỷ lục châu Á cho Hiệp hội Thanh long Bình Thuận vào tháng 4/2023, trong thời gian sắp tới Hiệp hội sẽ xin xác nhận Guinness.
Cùng với đó, Hiệp hội sẽ thực hiện theo Đề án phát triển Thanh long trên địa bàn tỉnh đến năm 2030. Mục tiêu của Đề án là phát triển ổn định diện tích trồng cây thanh long, nâng cao giá trị, duy trì và phát huy thương hiệu Thanh long Bình Thuận theo hướng hữu cơ, du lịch trải nghiệm vườn thanh long. Sản xuất đa giá trị, quy mô lớn, đảm bảo chất lượng, bảo quản nông sản hiện đại, có giá trị gia tăng cao, gắn kết chặt chẽ với thị trường trong và ngoài nước, góp phần tạo việc làm, thu nhập cao, tăng giá trị xuất khẩu, phát triển kinh tế, xã hội.
Trong những năm qua, cây Thanh long đã góp phần rất lớn trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, là sản phẩm quan trọng nâng cao thu nhập cho nông dân. Tuy nhiên, hiện nay cây Thanh long đang tiềm ẩn nhiều vấn đề trong cả khâu sản xuất và tiêu thụ, cần phải làm rõ để giúp cho công tác quản lý cũng như thúc đẩy phát triển sản xuất bền vững.
Vừa qua Thanh long cũng được UBND tỉnh Bình Thuận xác định là một trong 4 mặt hàng chiến lược của tỉnh, được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xác định là cây trồng đặc sản đứng đầu trong 11 loại trái cây trong chiến lược phát triển rau hoa, quả Việt Nam.
Trong thời gian tới Hiệp hội Thanh long Bình Thuận cần phát huy hơn nữa vai trò đầu tàu để dẫn dắt, kết nối với doanh nghiệp. Đồng thời, nắm bắt nhu cầu thị trường tiêu thụ, năng lực sản xuất của các doanh nghiệp để có giải pháp tuyên truyền, cảnh báo kịp thời.
Phòng Cảnh sát hình sự công an tỉnh Bình Thuận vừa phối hợp với Công an TP Phan Thiết đã bắt giữ Trần Lưu Anh Bạch, thủ phạm trong vụ án xảy ra tại phường Lạc Đạo, thành phố Phan Thiết.
Ngày 14/11, Công an tỉnh Bình Thuận cho biết, hiện nay, trên mạng xã hội có tài khoản Facebook với tên “Phòng CSGT Công An Tỉnh Bình Thuận” đăng tải nhiều thông tin có nội dung không chính xác.
Thông tin từ Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Thuận cho biết,ngày 12/11,Đội Quản lý thị trường số 2 đang hoàn tất hồ sơ để xử phạt vi phạm hành chính đối với 2 cơ sở kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Ngày 12/11, Công an huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận vừa bắt giữ thành công đối tượng theo Quyết định truy nã từ năm 2008 của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Ngày 11/11, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Thuận đã công bố Quyết định chỉ định Phó Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Bình Thuận tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và giữ chức Bí thư Huyện ủy Phú Quý nhiệm kỳ 2020-2025.
Thấy ống nhựa ở công trình huyện Cần Giờ, TP.HCM không có người trông coi, cặp vợ chồng thuê hai xe tải 10 tấn cùng 10 người bốc vác để trộm ống nhựa mang đi bán.
Vấn đề tinh gọn tổ chức bộ máy hoạt động hiệu lực, hiệu quả; từ bộ máy của Đảng đến bộ máy Nhà nước; từ Trung ương đến địa phương; là vấn đề đặc biệt hệ trọng, có thể coi đây là một “cuộc cách mạng” về tổ chức bộ máy.
Theo đó, bà Hà Thị Mai Phương, Chuyên viên chính Vụ Tổng hợp giữ chức vụ Phó Hiệu trưởng Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương Nha Trang; thời hạn bổ nhiệm là 5 năm.
Ngay đầu năm đã có nhiều dấu hiệu cho thấy cánh cửa mở rộng hơn cho xuất khẩu (XK) nông sản Việt trong năm 2024. Chưa kể, ngay bên lề Hội nghị Bộ trưởng Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đang diễn ra, đã có một sự kiện hội nghị dành riêng cho các nước XK nông sản, nhằm tìm kiếm những cách thức cạnh tranh XK công bằng nhất.
UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 818/QĐ-UBND về việc ủy quyền cho Sở Xây dựng Hà Nội giải quyết, tiếp nhận một số thủ tục hành chính trong lĩnh vực xây dựng thuộc thẩm quyền quyết định của UBND thành phố.
UBND tỉnh yêu cầu tiếp tục thực hiện quyết liệt cải cách TTHC, tạo điều kiện “tốt nhất, nhanh nhất, thuận lợi nhất” cho doanh nghiệp khi đầu tư vào Nghệ An.
Các hãng tàu nước ngoài được tự tăng phụ phí xếp dỡ tại cảng mà không cần giải trình lý do. Đây là hệ lụy ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của doanh nghiệp (DN) xuất nhập khẩu (XNK) Việt Nam. Trong tình thế xung đột Biển Đỏ vẫn đang tác động mạnh đến hàng hóa Việt thì việc tăng phụ phí của các hãng tàu đã làm cho DN Việt “khó chồng khó”.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.