Na Uy là đất nước đã chi ra hàng tỷ USD hỗ trợ công tác “giải cứu” rừng nhiệt đới ở nhiều quốc gia trên thế giới, nỗ lực đưa bảo vệ rừng thành mục tiêu và giải pháp khí hậu quan trọng toàn cầu. Đáng nói, cách đây khoảng một thế kỷ, Na Uy từng đứng trước “bờ vực” bị mất rừng vĩnh viễn.
Vương quốc Na Uy là quốc gia cực tây của bán đảo Scandinavie, được bao phủ phần lớn bởi địa hình đồi núi. Vào khoảng đầu thế kỷ 19, hoạt động khai thác gỗ ở Na Uy rất sôi động và thiếu kiểm soát, khiến cho nguồn tài nguyên rừng, gỗ rừng của đất nước rộng lớn này gần như cạn kiệt.
Ở địa phương, nông dân khai thác gỗ để làm củi sưởi ấm các ngôi nhà của họ. Việc chăn thả gia súc tuỳ tiện, để chúng giẫm đạp lên các mầm cây cũng khiến giảm tốc độ phục hồi của rừng. Gỗ rừng quý hiếm còn được dùng để xuất khẩu sang các nước châu Âu khác, còn gỗ thông thường được sử dụng cho các hoạt động xây dựng, công nghiệp hoá.
Tại Na Uy lúc này, mỗi khi rừng bị phá hoại, cây cối bị chặt, không hề có những kế hoạch trồng rừng mới nào. Tuy nhiên, tất cả điều đó đã thay đổi. Ngày nay, Na Uy có số lượng cây gỗ trong rừng gấp ba lần so với 100 năm trước. Rừng và đất cây cối rậm rạp khác bao phủ khoảng 37% (tương đương khoảng 119.000 km2) diện tích đất liền của Na Uy.
Trong đó, gần 23% (tương đương khoảng 72.000 km2) là rừng sản xuất. Việc khai thác gỗ hàng năm chỉ chiếm khoảng một nửa số lượng gỗ phát triển mỗi năm, do đó tài nguyên rừng và gỗ rừng vẫn được duy trì bền vững theo chiều hướng tăng. Ước tính, mức tăng trưởng rừng đủ để giảm trừ khoảng 60% lượng phát thải khí nhà kính được thải ra hàng năm tại đất nước này.
Người Na Uy quý trọng rừng hơn bất cứ điều gì.
Na Uy hiện đang là một trong những quốc gia có chính sách bảo tổn rừng nguyên sinh tốt nhất, cũng là đất nước tích cực nhất trong công tác bảo vệ rừng trên thế giới. Đáng nói, giới chức ở Na Uy cách đây cả thế kỷ, khoảng vào cuối những năm 1800, đã nhận ra rằng với tiến độ khai thác lúc bấy giờ thì chẳng bao lâu đất nước sẽ không còn rừng.
Từ thời điểm đó, chính phủ Na Uy đã đặt ra các định hướng và chiến lược thay đổi và thực hiện một cách quyết liệt, triệt để. Việc đầu tiên cần làm là phải kiểm kê rừng, tức là điều tra, đánh giá, xác định trạng thái rừng, hệ sinh thái rừng trong quy hoạch và trên thực tế để định hướng các giải pháp. Năm 1919, chính phủ Na Uy tuyên bố kế hoạch đầy tham vọng là Na Uy sẽ trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới kiểm kê và đánh giá trạng thái tất cả các khu rừng trên toàn lãnh thổ quốc gia.
Trong khi các quốc gia châu Âu khác chỉ thực hiện kiểm kê theo khu vực để ước tính độ che phủ rừng, thì cơ quan Kiểm kê Rừng Quốc gia Na Uy thực hiện kiểm kê, đánh giá chi tiết hiện trạng hệ sinh thái rừng chứ không chỉ về độ che phủ rừng, nhằm đánh giá “sức khoẻ” của các khu rừng và sự phát triển lâu dài của chúng trong tương lai. Hệ thống thông tin này giúp giới chức Na Uy đánh giá khu rừng nào khoẻ mạnh hơn, khu rừng nào phát triển nhanh hơn, bao nhiêu diện tích rừng có thể được khai thác bền vừng, khu vực nào của khu rừng nào cần được bảo tồn để làm môi trường sống có các loài có nguy cơ tuyệt chủng…
Việc kiểm kê rừng trên phạm vi toàn lãnh thổ được thực hiện bởi với chu kỷ 5 năm, mỗi lần có khoảng 15.000 địa điểm được kiểm kê, đánh giá. Các cuộc kiểm kê vốn không hề dễ dàng. Đoàn cán bộ lâm nghiệp khảo sát hiện trườngcó thể phải làm việc trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt như gió tuyết, lạnh giá hoặc phải đi bộ hàng giờ để đến được điểm khảo sát. Kết quả kiểm kê được đưa tới các viện nghiên cứu chuyên sâu để phân tích, đánh giá dài hạn. Đến nay, đã gần một thập kỷ giới chức Na Uy ngày nay vẫn tiếp tục thu thập thông tin và đánh giá hiện trạng của các khu rừng trên cả nước.
Rừng sẽ như thế nào khi khí hậu nóng lên?
Tất nhiên, chính sách nào cũng có những ý kiến trái chiều. Nhiều người dân cho rằng, dù Na Uy đã có nhiều rừng hơn trước đây nhưng không còn nhiều rừng là rừng nguyên sinh. Theo đó, chỉ có khoảng 4% diện tích rừng trên toàn quốc trở thành các khu bào tồn thiên nhiên và vườn quốc gia. Phần còn lại được quản lý cho mục đích kinh tế, chủ yếu là khai thác gỗ bền vững.
Mặt khác, có ý kiến cho rằng, khi các khu rừng tự nhiên bị chặt phá, chúng thường được thay thế thông qua các chương trình trồng rừng. Từ đó, ngành công nghiệp trồng rừng nở rộ. Tuy nhiên, việc trồng lại rừng không thể tạo ra một hệ sinh thái đa dạng, bền vững như các khu rừng tự nhiên đã phát triển hàng trăm năm, hàng ngàn năm, cũng khiến cảnh quan đồi núi Na Uy thay đổi rõ rệt. Mặc dù sản lượng gỗ rừng tăng nhưng sự đa dạng sinh học lại ít đi, các loài cây gỗ hoang dã ngày càng giảm.
Sự nóng lên toàn cầu là thách thức tiếp theo của rừng Na Uy.
Tiếp nhận những luồng ý kiến nêu trên, trong thập kỷ gần nhất chính phủ Na Uy đã sửa đổi cách tiếp cận bảo tồn rừng theo hướng chú trọng bảo tồn đa dạng sinh học hơn. Đơn cử, nhiều khu rừng có các loài quý hiếm được bảo tồn nhiều hơn. Ngoài ra, các chuyên gia môi trường Na Uy còn áp dụng phương pháp đo lượng gỗ chết trong rừng, bởi đây là môi trường sống quan trọng của các loài côn trùng có nguy cơ tuyệt chủng.
Chưa hết, những khu rừng của Na Uy hiện còn đang đối mặt với một thách thức mang tính thời đại: biến đổi khí hậu. Tốc độ biến đổi khí hậu do tác động của con người trở nên khó đoán hơn, do đó việc đo lường “sức khoẻ” của các khu rừng và hệ sinh thái trong khu rừng trở nên khó khăn hơn. Được biết, các khu rừng phía bắc của Scandinavie, Canada và Nga nằm trong các địa điểm ấm lên nhanh nhất trên Trái đất. Không ai biết rõ các loài cây cối sẽ “chống chọi” với khí hậu ấm lên toàn cầu như thế nào. Do đó, chính phủ Na Uy đã khuyến khích, tài trợ cho các công trình nghiên cứu về vấn đề này.
Bà Chelsea Chisholm, chuyên gia về hệ sinh thái, tiến hoá và khí hậu từ Đại học Copenhagen (Đan Mạch), phân tích: “Nếu chúng ta muốn hiểu hệ sinh thái rừng sẽ phản ứng như thế nào trước biến đổi khí hậu trong tương lai, cách tốt nhất là tìm hiểu chúng đã phản ứng như thế nào trong hiện tại và quá khứ. Điều phức tạp nhất là tác động của biến đổi khí hậu tới cây cối không xảy ra ở cấp độ loài mà đang xảy ra ở cấp độ cá thể cây riêng lẻ”.
Theo bà, khả năng một cái cây lâu năm phản ứng với những thay đổi về nhiệt độ và lượng mưa trong suốt vòng đời của nó liên quan mật thiết đến mã gen ADN của cái cây đó. Mỗi cây có bộ gen riêng biệt, giúp xác định các đặc điểm như chiều cao, kích thước thân cây, hình dạng của lá,… Những đặc điểm này cũng bị ảnh hưởng bởi môi trường sống và quá trình sinh trưởng của cây.
Cũng giống con người, có người có mã gen cao nhưng vẫn bị thấp đi nếu không nạp đủ dinh dưỡng khi còn nhỏ. Nghiên cứu hiện tại của Chisholm và các đồng nghiệp là thu thập dữ liệu đặc điểm và di truyền từ các cây riêng lẻ, sau đó kết hợp nó với quá trình sinh trưởng của các cây.
Trong các đối tượng nghiên cứu, có những chiếc cây đã được theo dõi liên tục gần 100 năm. Các nhà khoa học cho rằng, các công trình khảo sát và nghiên cứu phản ứng của cây trước sự thay đổi khí hậu xảy ra trong thế kỷ trước có thể giúp họ dự đoán cách chúng sẽ ứng phó với những thay đổi lớn hơn của khí hậu toàn cầu trong thế kỷ tiếp theo.
Quả thực, rừng là tài nguyên quan trọng bậc nhất đối với con người. Trên thế giới, Na Uy được công nhận là đất nước đã “khôi phục rừng từ bờ vực sụp đổ”. Tuy nhiên, đó mới chỉ là nửa đầu của câu chuyện, nửa tiếp theo chính là sự nóng lên toàn cầu và các tác động của biến đổi khí hậu thất thường.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 159/2024/NĐ-CP ngày 18/12/2024 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 01/2019/NĐ-CP ngày 01/01/2019 của Chính phủ về Kiểm lâm và Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 129/CĐ-TTg ngày 9/12/2024 yêu cầu các bộ ngành, địa phương tăng cường quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử, nâng cao hiệu quả công tác thu thuế đối với thương mại điện tử.
Thực hiện Chỉ thị 30 là một trong những nội dung đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ hằng năm của cá nhân và tổ chức, người đứng đầu các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan quản lý nhà nước thuộc Bộ Công thương.
Vấn đề tinh gọn tổ chức bộ máy hoạt động hiệu lực, hiệu quả; từ bộ máy của Đảng đến bộ máy Nhà nước; từ Trung ương đến địa phương; là vấn đề đặc biệt hệ trọng, có thể coi đây là một “cuộc cách mạng” về tổ chức bộ máy.
Đó là chia sẻ của Chủ nhiệm Đoàn luật sư TP Hà Nội, luật sư, T.S Đào Ngọc Chuyền. Theo ông Chuyền, Bộ pháp điển đem lại những lợi ích vô cùng ý nghĩa với cá nhân ông nói riêng và các cá nhân, tổ chức trong xã hội nói chung, đặc biệt là giới luật sư.
Mới đây, một vụ tử vong đau lòng do chó dại cắn đã xảy ra, và nạn nhân lại chính là chủ một quán thịt chó. Vụ việc này không chỉ là hồi chuông cảnh báo về nguy cơ từ bệnh dại mà còn khiến dư luận bức xúc về thực trạng bắt chó bằng những phương pháp tàn nh
Trong một chuyến đi công việc, tôi tình cờ bắt gặp một cảnh tượng khiến lòng mình chùng xuống. Một người đàn ông đang bán một con rùa lớn, nặng hơn 10 kg. Con rùa bị lật ngửa, nằm bất động trên một cục gạch, đôi mắt lộ vẻ bất lực và đau đớn. Nhìn hình ảnh
Để phục vụ điều tra vụ án Mr. Pips Phó Đức Nam... lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Công an Hà Nội đề nghị "ai là bị hại, liên hệ Phòng cảnh sát hình sự để phối hợp giải quyết".
Dưới vỏ bọc là Công ty TNHH Thương mại và Tư vấn đầu tư Master Group do Hồ Bích Ngọc đứng đại diện pháp luật...đã cùng đồng phạm dụ dỗ khách hàng tham gia 3 sàn ngoại hối RichSmart, Topmax và GFS lừa đảo nhiều người đầu tư.
Theo cơ quan công an, các đối tượng được tách biệt thành 2 bộ phận, gồm: đưa thông tin gian dối để lừa đảo gọi mời tham gia đầu tư vào sàn giao dịch chứng khoán và tạo các tài khoản, công ty để che giấu dòng tiền, tránh rủi ro khi bị cơ quan chức năng phát hiện, 2 bộ phận này hoạt động đồng thời, song song và có sự phối hợp nhịp nhàng trong cả quá trình lừa đảo.
Bực tức vì Thuêm không trả lời mình, trong lúc nhậu Ten đã dùng dao chém nhiều nhát vào người của Thuêm, thấy vậy Toc không những không can ngăn anh mà còn dùng gậy gỗ đánh tiếp khiến Thuêm tử vong, rồi đưa thi thể nạn nhân xuống suối và dùng đá đè lên che giấu.
Công an thành phố Hà Nội đã phối hợp với tổ chức Cảnh sát hình sự quốc tế (Interpol) ra quyết định truy nã quốc tế bị can Lê Khắc Ngọ (34 tuổi, trú Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm).
Ngày 19/12, Hội đồng xét xử (HĐXX) đã quyết định hoãn phiên tòa xét xử vụ án tham ô tài sản và lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ xảy ra tại Trường Đại học Đồng Nai, do một số người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan vắng mặt.
Khi nghe tin về vụ phóng hỏa quán cà phê ở Hà Nội khiến 11 người chết, nhiều người không khỏi bàng hoàng, phẫn nộ. Càng đáng căm phẫn hơn khi nguyên nhân chỉ xuất phát từ mâu thuẫn nhỏ nhặt.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.