Sau 13 năm xét xử, hai phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm của vụ án đều tuyên quyết định xác nhận quyền thừa kế tài sản của bà Ba và ông Hiền, nhưng Viện trưởng VKSND Cấp cao tại TPHCM ông Nguyễn Đình Trung lại ký Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm đề nghị xử lại.
Theo hồ sơ vụ án, năm 1979, bà Phan Thị Thu Ba (sinh năm 1954, HKTT: tổ 16, ấp Phủ Thiện, xã Hoà Hiệp, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; Tạm trú: tổ 11, khu 2, thôn Phước Tấn, xã Tân Hoà, thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu) và ông Lê Quang Bái (sinh năm 1939 - hiện đã chết) tự nguyện sống chung với nhau nhưng không đăng kí kết hôn. Quá trình chung sống, hai người có một người con chung là ông Lê Quang Hiền. Ông Hiền được đăng ký khai sinh mẹ là bà Phan Thị Thu Ba và bố là ông Lê Quang Bái.
Ngoài ra, ông Bái có hai người con riêng là ông Lê Quang Phương (sinh năm 1975, HKTT: tổ 16, ấp Phủ Thiện, xã Hoà Hiệp, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) - bị đơn trong vụ án và ông Lê Quang Thạnh, còn bà Ba có một người con riêng là Lê Thị Trang nhưng do ông Lê Quang Bái đứng tên bố trong giấy khai sinh.
Trong quá trình sinh sống với nhau ông Bái và bà Ba đã cùng nhau tạo lập một phần diện tích đất tại xã Hòa Hiệp, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có diện tích gần 2 ha.
Năm 1996, ông Bái và bà Ba mâu thuẫn nên li thân và tài sản chia đôi. Theo đó, ông Bái được chia 8.670m2 và bà Ba được chia 11.050m2. Năm 1998, ông Bái và bà Ba tái hợp. Sau đó năm 2000, bà Ba và ông Bái cùng chuyển nhượng một phần diện tích đã được chia cho bà Ba trước đó. Số tiền sau khi bán đất, bà Ba và ông Bái mua 1 chiếc xe tải cho ông Lê Quang Phương đứng tên và sử dụng làm phương tiện làm ăn. Cùng với đó, bà Ba và ông Bái còn mua thêm 1 miếng đất rẫy diện tích khoảng 4.000m2 tại ấp Bàu Sôi, hiện nay ông Phương vẫn đang quản lý sử dụng.
Đáng chú ý, việc mua xe cho ông Phương đứng tên sử dụng và mua 4.000m2 đất cho ông Phương sử dụng cũng đã được ông Phương xác nhận và có trình bày với Tòa.
Tháng 5/2005, ông Bái qua đời mà không để lại di chúc. Phần diện tích đất 4689,6 m2 thửa 197 tờ bản đồ 109 xã Hòa Hiệp (nằm trong số gần 2ha mà bà Ba và ông Bái cùng nhau tạo lập) do ông Bái để lại cũng không để lại di chúc cho riêng ai. Phần đất này chưa được Nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng đã cấp giấy biên nhận cho ông Lê Quang Phương vào năm 2009.
Phần tài sản trên đất gồm một căn nhà cấp 4 diện tích 48,2m2 do ông Bái, bà Ba xây dựng vào năm 1998, một căn nhà cấp 4 có diện tích 102,9m2, một bể nước diện tích 9,6m2 do ông Bái xây dựng cùng 12 chồi bán cà phê trên đất mà ông Lê Quang Phương xây dựng vào năm 2017.
Quyết định của Tòa án
Sau khi ông Bái mất, bà Ba cho biết, do ông Phương độc chiếm khu đất ông Bái để lại (chính là nơi bà Ba và ông Hiền sinh sống lúc bấy giờ) nên bà và ông Hiền đã phải bỏ đi nơi khác sinh sống. Sau đó đến năm 2007, bà khởi kiện vụ án chia tài sản đối với ông Phương.
Theo nội dung khởi kiện của bà Ba, bà yêu cầu ông Phương chia di sản thừa kế mà ông Bái để lại với diện tích 4689,6m2 nói trên.
Theo đó, ngày 18/12/2018, Toà án nhân dân (TAND) huyện Xuyên Mộc đã có bản án số 56/2018/DS-ST (gọi tắt là bản án sơ thẩm số 56) về việc “Tranh chấp thừa kế tài sản” giữa nguyên đơn là bà Ba và bị đơn là ông Phương.
Theo nội dung trình bày trong bản án sơ thẩm, ông Phương cho rằng bà Ba không phải là vợ của ông Bái vì không có đăng ký kết hôn, còn ông Hiền không phải con của ông Bái và yêu cầu giám định AND để xác định.
Trước yêu cầu của ông Phương, phía Tòa sơ thẩm đã nêu rõ, tuy bà Ba và ông Bái không đăng ký kết hôn nhưng đã chung sống với nhau như vợ chồng từ năm 1979 đến khi ông Bái mất nên được coi là hôn nhân thực tế. Việc đăng ký kết hôn luật pháp chỉ khuyến khích, không bắt buộc. Còn việc ông Phương yêu cầu giám định AND đối với ông Hiền nhưng lại không cung cấp được mẫu giám định (do ông Bái đã mất) nên Tòa ra thông báo về việc không tiến hành giám định AND theo yêu cầu của ông Phương.
Theo đó, việc ông Hiền sinh ra trong thời kỳ bà Ba và ông Bái chung sống với nhau, ông Bái là người đứng tên bố trong khai sinh của ông Hiền và qua xác minh tại địa phương, trong suốt thời gian ông Bái chung sống với ông Hiền không hề xảy ra mâu thuẫn tranh chấp gì dẫn đến việc ông Bái phải từ bỏ ông Hiền là con ông Bái. Như vậy, có đủ căn cứ xác định ông Lê Quang Hiền là con ruột của ông Lê Quang Bái. Đối với trường hợp của bà Trang, do là con riêng của bà Ba nên bà Trang đã có đơn xin từ chối nhận thừa kế phần di sản ông Bái để lại.
Trước những lý lẽ trên, Tòa sơ thẩm đã tuyên chấp nhận yêu cầu khởi kiện của bà Ba đối với ông Phương về việc chia tài sản thừa kế đối với phần đất 4689,6m2 trên. Theo đó, bà Ba cùng ông Phương, ông Hiền và ông Thạnh mỗi người được nhận 1/4 di sản thừa kế của ông Lê Quang Bái để lại.
Trước quyết định của Tòa sơ thẩm, ông Phương tiếp tục kháng cáo phúc thẩm lên TAND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Trước yêu cầu của ông Phương, ngày 16/5/2019, TAND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã ra bản án phúc thẩm số 49/2019/DS-PT. Theo bản án phúc thẩm, Tòa tuyên không chấp nhận kháng cáo của bị đơn, chấp nhận khởi kiện của bà Ba, xác định hàng thừa kế thứ nhất của ông Bái gồm bà Ba, ông Hiền, ông Phương, ông Thạnh, bà Trang và ghi nhận sự tự nguyện từ chối nhận di sản thừa kế của bà Trang đối với phần di sản ông Bái để lại.
Những tưởng vụ án sẽ được khép lại sau 13 năm xét xử và Tòa cũng đã ra 2 bản án sơ thẩm và phúc thẩm được đánh giá là hết sức công tâm và dư luận hoàn toàn ủng hộ thì mới đây, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân (VKSND) Cấp cao tại TP HCM ông Nguyễn Đình Trung đã bất ngờ ký ban hành quyết định kháng nghị giám đốc thẩm số 285/QĐKNGĐT-VKS-DS (gọi tắt là Quyết định số 285) ngày 19/11/2019 đối với bản án dân sự phúc thẩm số 49/2019/DS-PT.
Tại Quyết định số 285, phía VKSND Cấp cao đề nghị Uỷ ban Thẩm phán TAND cấp cao tại TP HCM xét xử giám đốc thẩm hủy bản án dân sự phúc thẩm nêu trên và bản án dân sự sơ thẩm số 56/2018/DS-ST giao hồ sơ cho TAND huyện Xuyên Mộc xét xử lại theo trình tự sơ thẩm.
Để thông tin đa chiều phóng viên Pháp luật Plus đã liên hệ tới VKSND Cấp cao tại TP HCM, theo lãnh đạo VKSND cấp cao tại TP HCM cho biết việc kiến nghị giám đốc thẩm bản án trên chỉ là thủ tục và quyền lợi hợp pháp của phía bị đơn còn quyết định cuối cùng là của TAND Cấp cao tại TP HCM. Theo đó, nếu trong thời hạn theo quy định của pháp luật phái Tòa xét thấy chưa đủ cơ sở để kháng nghị giám đốc thẩm thì bản án sẽ chính thức có hiệu lực thi hành.
Tiếp tục liên hệ tới TAND Cấp cao tại TP HCM thì được biết hiện đơn vị đang tiến hành xem xét kiến nghị của VKSND cấp cao tại TP HCM, theo đó phía Tòa sẽ thông tin tới phóng viên ngay sau khi có kết quả.
Việc ký ban hành Quyết định của VKSND Cấp cao tại TP HCM đã khiến dư luận hoang mang trước việc vụ án kiện tụng 13 năm vừa mới tuyên án phúc thẩm giờ lại được xem xét đề nghị xét xử lại có nguy cơ quay lại vị trí bắt đầu. Cứ như vậy không biết khi nào vụ án mới thực sự kết thúc? Và bà Phan Thị Thu Ba, tuổi đã già tóc bạc còn chưa kịp thảnh thơi lấy một ngày đã lại phải tiếp tục "quay như chong chóng" giữa mớ kiện tụng, rắc rối. Nỗi này ai thấu?
Như báo PLVN đã đưa tin về việc ngày 25/9/2024, TAND quận Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng đã xét xử vụ án “Tranh chấp ly hôn, yêu cầu chia tài sản chung và tranh chấp nuôi con” giữa bà N.T.H.M (SN 1984, nguyên đơn) và ông N.V (SN 1983, bị đơn). Sau phán quyết của HĐXX, cả ông V và bà M đều không đồng ý và có đơn kháng cáo lên Tòa án cấp trên để xem xét, giải quyết.
Trong cuộc sống hiện đại, không ít gia đình rơi vào tình cảnh đau lòng: cha mẹ vẫn còn đó, nhưng con cái đã tranh giành tài sản đến mức bất hòa, thậm chí không nhìn mặt nhau. Điều này khiến chúng ta phải tự hỏi: Tại sao tình yêu thương, sự đoàn kết mà cha mẹ dày công vun đắp lại dễ dàng tan vỡ trước vật chất?
Những người có tên trong di chúc sẽ được nhận di sản thừa kế do người chết để lại. Tuy nhiên, vẫn có những người không có tên trong di chúc vẫn được hưởng thừa kế. Vậy họ là ai?
Theo kết quả xác minh của Công an phường Long Bình (TP Biên Hòa), ông Đoàn Quang Trung đăng ký thường trú tại địa chỉ số 123, tổ 18, khu phố 5A, phường Long Bình, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai nhưng ông Trung đã bỏ đi khỏi địa phương từ tháng 11/2021, đi đâu, làm gì địa phương không biết.
Tác giả Phạm Quốc Cường ra mắt tập thơ thứ 8, có tựa đề: 'Bóng Tình' với một sự cảm nhận về nhân tình thế thái, mối giao hòa cảm xúc giữa con người với con người, con người với cỏ cây hoa lá, con người với trời đất bao la mênh mông của vũ trụ.
Sáng 14/1, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng (Hội đồng) chủ trì Hội nghị lần thứ 5 của Hội đồng, có chủ đề “Tăng trưởng 2 con số, Đồng bằng sông Hồng tiên phong bước vào kỷ nguyên mới.”
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 83/QĐ-TTg ngày 13/1/2025 ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Thái Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Việc đẩy mạnh các giải pháp xây dựng trường học số trong giáo dục giúp tiếp cận thông tin và kiến thức một cách dễ dàng, thu hẹp khoảng cách địa lý, cung cấp linh hoạt về thời gian và không gian học tập, tạo ra nhiều cơ hội học tập và phát triển...
Kỷ niệm 69 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2024), Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam đã đến thăm và chúc mừng các y bác sỹ đang công tác tại Bộ Y tế và một số bệnh viện.
Ngày 27/2, Nhà báo Huỳnh Ngọc Hiếu – Trưởng Đại diện Văn phòng Đông Nam Bộ, Báo Pháp luật Việt Nam làm trưởng đoàn đã đến thăm và chúc mừng Sở Y tế và Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam.
Mục đích tổ chức hội trại tòng quân là nhằm tuyên truyền giáo dục truyền thống cách mạng vẻ vang của Đảng, Dân tộc, Quân đội, lực lượng vũ trang thành phố.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.