Dù biến thể Delta lây lan nhanh khiến số ca nhiễm và ca tử vong tăng cao nhưng với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị cùng tinh thần đồng lòng chống dịch của nhân dân Việt Nam thì mọi khó khăn đều tan biến.
Từ 27/4/2021, làn sóng dịch COVID-19 lần thứ 4 ở Việt Nam được đánh giá là khốc liệt hơn so với 3 đợt dịch trước. Nguyên nhân là do biến thể Delta của virus SARS-CoV-2 có khả năng lây lan nhanh, mạnh và đáng sợ xuất hiện tại nhiều nơi.
5 tháng qua, nhiều y, bác sĩ đã hy sinh hạnh phúc riêng xung phong vào “trận chiến” chống dịch; Lớp lớp thanh niên tình nguyện cống hiến thanh xuân và tuổi trẻ lên đường chống dịch; Những suất ăn, bữa cơm tuy đơn giản nhưng chan chứa nghĩa tình được gửi tới tuyến đầu chống dịch, những hộ dân khó khăn; Thậm chí có những bác sĩ đã nghỉ hưu nhưng vẫn tận lực xung phong vào điểm “nóng” của dịch COVID-19… Tất cả đều mong muốn “một sớm mai bình yên”, Việt Nam sẽ chiến thắng đại dịch.
Làn sóng dịch COVID-19 thứ 4 cao gấp 100 lần tổng 3 đợt dịch trước
Tại Việt Nam, dịch đã tấn công vào khu kinh tế trọng tâm phía Bắc và hiện nay là vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Dịch diễn biến phức tạp, có tác động sâu sắc tới đời sống kinh tế xã hội và đời sống của nhân dân. Dịch COVID-19 bắt đầu xuất hiện tại Việt Nam vào ngày 23/1/2020. Trong ba giai đoạn đầu của dịch (1 năm rưỡi), Việt Nam có gần 3.000 trường hợp mắc bệnh.
Trong đợt dịch lần thứ 4 bắt đầu từ ngày 27/4 - thời điểm cận dịp nghỉ lễ lớn của đất nước 30/4 - 1/5, Việt Nam ghi nhận ca bệnh là nhân viên lễ tân của khách sạn Như Nguyệt 2 (Yên Bái), bị nhiễm COVID-19 trong khu cách ly. Trước đó, từ ngày 18/4, khách sạn Như Nguyệt 2 (Yên Bái) đón đoàn chuyên gia Ấn Độ đến cách ly tập trung, trong đó có 4 người dương tính với COVID-19. Cùng thời điểm, khách sạn này cũng có một đoàn chuyên gia Trung Quốc. Ngày 23/4, sau khi hết thời gian cách ly tập trung, đoàn chuyên gia Trung Quốc đã đi Lai Châu, Vĩnh Phúc, Đà Nẵng, Hà Nội, Bắc Giang, Lạng Sơn trong khi trong đoàn đã có người mắc COVID-19.
Từ đây, dịch bắt đầu lây lan ở Đà Nẵng, Vĩnh Phúc, sau đó xuất hiện tại 2 bệnh viện lớn ở Hà Nội là Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương và Bệnh viện K khiến 2 bệnh viện này phải cách ly y tế kéo dài. Theo đó, đợt dịch thứ 4 tại Hà Nội bắt đầu sau chùm ca bệnh tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (cơ sở Kim Chung, Đông Anh, Hà Nội. Sau đó, thêm một bệnh viện tuyến cuối phải đổi mặt với tình hình dịch là Bệnh viện K. Với biện pháp khoanh vùng cách ly hiệu quả, dịch bệnh tại Hà Nội đã được kiểm soát. Và từ những chùm lây nhiễm này, dịch bùng phát mạnh ở Bắc Ninh, Bắc Giang.
Dịch COVID-19 từ đây diễn biến phức tạp. Đến ngày 12/6, Việt Nam đã cán mốc hơn 10.000 trường hợp mắc bệnh COVID-19 sau một năm rưỡi “chiến đấu”. Vào ngày 2/7, Việt Nam ghi nhận vượt ngưỡng 100.000 trường hợp mắc Covid-19 trên toàn quốc. Số lượng ca mắc mới tăng gấp đôi, với hơn 50.000 ca bệnh chỉ trong vòng 8 ngày. Đến ngày 5/7 (sau gần 1 tháng), Việt Nam vượt ngưỡng 20.000 trường hợp mắc COVID-19, với 20.261 ca.
Chỉ 1 tuần sau, vào ngày 12/7, Việt Nam đã ghi nhận thêm hơn 10.000 ca bệnh, với tổng số là 32.119 ca mắc COVID-19. Và từ 12 - 18/7, Việt Nam đã ghi nhận thêm hơn 20.000 trường hợp mắc mới COVID-19, nâng tổng số ca bệnh lên tới 50.000 trường hợp. Và cứ thế, trường hợp mắc mới COVID-19 vẫn không ngừng gia tăng nhanh chóng với con số mắc kỷ lục hơn 10.000 ca mỗi ngày.
Nhận định tình hình dịch bệnh phức tạp do biến thể Delta và diễn biến dịch tại các khu vực trên cả nước khó lường, hàng loạt các giải pháp cấp bách đã được chính quyền thành phố Hà Nội đưa ra để ngăn chặn sớm nhất dịch bệnh bùng phát. Một trong những diễn biến phức tạp và nguy hiểm của đợt dịch lần thứ 4 là bùng phát và tấn công mạnh vào các khu công nghiệp, khu chế xuất.
Trước đó, Bắc Giang từng là tâm dịch với ổ dịch lớn nhất ở huyện Việt Yên (liên quan đến 4 KCN ). Tiếp theo là Hà Nội, Bắc Ninh, TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai... lần lượt trở thành điểm nóng. Dịch bệnh không chỉ tấn công đến hầu hết người lao động và các doanh nghiệp mà còn khiến tình hình sản xuất kinh doanh đứt gãy, thị trường lao động trong nước bị tác động nặng nề.
Làn sóng dịch COVID-19 thứ 4 tại Việt Nam cao gấp 100 lần tổng 3 đợt dịch trước đó với số ca nhiễm, ca nặng và tử vong cao nhất, lan rộng nhiều tỉnh/TP nhất.
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 779.398 ca mắc COVID-19, đứng thứ 44/223 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 154/223 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 7.919 ca nhiễm). Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), cả nước có 774.854 ca, trong đó, 578.330 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Trước tình hình diễn biến phức tạp, toàn bộ hệ thống chính trị đã vào cuộc, quyết liệt chống dịch; Chính phủ và các bộ, ngành, các địa phương đã đưa ra nhiều giải pháp, đáng chú ý nhất là thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg19 tại nhiều tỉnh/TP phía Nam và tại Thủ đô Hà Nội cũng đã áp dụng biện pháp này từ 24/7.
Chiến dịch tiêm chủng lớn nhất lịch sử
Theo dõi tình hình dịch COVID-19 mỗi ngày, ai cũng thấy được bến thể Delta “lộng hoành” như thế nào. Lúc này, ngooài tuân thủ 5K, người dân ý thức được rằng vaccine COVID-19 là biện pháp hữu hiệu.
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát động triển khai Chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng chống COVID-19 trên toàn quốc. Ảnh: TL
Sáng 10/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã dự lễ phát động triển khai chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 trên toàn quốc. Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, sau thời gian chuẩn bị chu đáo, tập huấn kỹ lưỡng, chúng ta chính thức phát động chiến dịch tiêm chủng lớn nhất trong lịch sử với mục tiêu tiêm cho khoảng 75 triệu người với 150 triệu mũi tiêm trong nửa cuối của năm 2021 và đầu năm 2022.
Bên cạnh việc chú trọng đàm phán, tiếp nhận nguồn vaccine từ nước ngoài, Bộ Y tế đẩy mạnh công tác nghiên cứu, sản xuất và chuyển giao công nghệ để sớm chủ động, tự lực nguồn vaccine trong nước đáp ứng nhu cầu phòng chống dịch. Nhiều lao động phải thực hiện cách ly y tế, bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, việc làm và thu nhập. Và có lẽ biện pháp tốt nhất để bảo vệ họ là tiêm vaccine.
Với mong muốn sẻ chia cùng nhân dân chống dịch, chiều 26/5, đoàn công tác của Báo Pháp luật Việt Nam do ông Trần Ngọc Hà, Đảng ủy viên, Trưởng Ban Văn hóa – Xã hội, làm Trưởng đoàn, trực tiếp trao tiền và quà trị giá gần 1 tỷ đồng động viên người dân xã Song Khê (TP Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang).
Dịch bệnh khiến biết bao số phận rơi vào cảnh khó khăn. Nhưng cũng lúc này đây, tinh thần đoàn kết và đùm bọc của dân tộc lại rõ ràng hơn bao giờ hết. Trải quan 5 tháng cả nước “lao đao” vì đại dịch COVID-19, nụ cười, nước mắt hay những giọt mồ hôi lăn dài… Trận chiến không tiếng súng với COVID-19 đã khiến chúng ta mất mát quá nhiều, quá nhiều…
Những cán bộ y, bác sỹ, chiến sỹ công an, quân nhân, tình nguyện viên… đã hy sinh tất cả chấp nhận và đối mắt với ngy hiểm nhưng trên môi vẫn nở nụ cười, niềm tin chiến thắng luôn rực cháy trong tim. Cảm phục và tự hào về những “chiến binh” dũng cảm, người dân muôn phương mong muốn đất nước sớm trở lại bình yên.
Sáng 12/11, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiếp tục phiên chất vấn và trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội về lĩnh vực y tế và nhóm vấn đề thứ ba thuộc lĩnh vực thông tin và truyền thông.
Quyết định số 1468/QĐ-TTg chấp thuận chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Gia Lách mở rộng, tỉnh Hà Tĩnh.
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, tiếng Anh ngày càng trở nên quan trọng. Đây không chỉ là một môn học phổ thông, mà còn là công cụ để giao tiếp, kết nối. Đồng thời, tiếng Anh sẽ là công cụ giúp nâng cao trí thức Việt Nam, giúp học sinh, công dân Việt Nam hoà nhập thế giới, trở thành công dân toàn cầu, giúp văn hoá Việt Nam vươn ra quốc tế…
Hội đồng xét xã đạt Tiêu chí quốc gia y tế xã cấp thành phố đã thống nhất với kết quả 85/85 xã, phường, thị trấn đủ điều kiện công nhận đạt Tiêu chí quốc gia về y tế xã.
Theo đó, bà Hà Thị Mai Phương, Chuyên viên chính Vụ Tổng hợp giữ chức vụ Phó Hiệu trưởng Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương Nha Trang; thời hạn bổ nhiệm là 5 năm.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) vừa điều tra, làm rõ và bắt giữ 3 đối tượng trong ổ nhóm chuyên trộm cắp chó trên địa bàn huyện.
Công an thành phố Thanh Hóa (tỉnh Thanh Hoá) vừa triệt phá đường dây mua bán trái phép chất ma túy liên tỉnh bắt giữ 15 đối tượng mua bán tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy.
Tối 23/11, Công an thành phố Bến Cát, tỉnh Bình Dương cho biết trong đợt thực hiện cao điểm đấu tranh, phòng chống tội phạm ma túy, liên tiếp những ngày qua, lực lượng Cảnh sát giao thông bất ngờ phát hiện nhiều lái xe dương tính với ma túy.
Theo Tiến sĩ, luật sư Đặng Văn Cường, trước khi bị bắt giữ để điều tra về hành vi "Giết người", "Cướp tài sản" tại Sóc Sơn, Ma Văn Duy còn thực hiện hành vi trộm cắp xe ô tô tại Thái Nguyên và lái chiếc xe này di chuyển xuống Hà Nội; nên đối tượng còn có thể bị xem xét xử lý thêm về các tội danh Trộm cắp tài sản, Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ nếu có đủ yếu tố cấu thành các tội danh này...
Sau nhiều ngày tổ chức lực lượng theo dõi, bám sát di biến động của đối tượng cùng nhiều biện pháp nghiệp vụ sắc bén Công an đã triệt phá một ổ nhóm buôn bán ma túy lớn nhất từ trước đến nay trên địa bàn tỉnh
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.