Kể từ khi hợp nhất về Hà Nội, diện mạo nơi đây đã có nhiều đổi thay tích cực. Những cái Tết của đồng bào cũng thêm phần sung túc, đủ đầy hơn.
Diện mạo mới đón Xuân
Con đường được bê tông hóa khang trang, rộng, đẹp dẫn chúng tôi về với thôn Đồng Ké (xã Trần Phú, huyện Chương Mỹ). Nằm ven hồ Đồng Sương, giáp ranh tỉnh Hòa Bình, nơi đây được xem là khu vực có đời sống kinh tế - xã hội khó khăn bậc nhất ngày mới sáp nhập về Thủ đô.
Ba con dân tộc Dao tại Ba Vì chuẩn bị đón Tết. Ảnh: Chiến Công
Trưởng thôn Đồng Ké Trần Minh Công cho biết, nhiều năm trước, việc đi lại trong thôn rất vất vả do những con đường đa phần chưa được cứng hóa, lầy lội và trơn trượt vào mùa mưa. Hệ thống thủy lợi bị chia cắt khiến sản xuất nông nghiệp của đồng bào dân tộc Mường nơi đây hết sức khó khăn. Không chỉ vậy, số điểm trường học, trạm y tế, nhà văn hóa ít ỏi, nằm phân tán trở thành rào cản đối với nhu cầu tiếp cận, nâng cao chất lượng đời sống cho đồng bào các dân tộc nơi xứ Mường heo hút…
Nhưng mọi thứ đã đổi thay rất nhiều kể từ khi tỉnh Hà Tây hợp nhất về với Thủ đô Hà Nội năm 2008. “Hơn 180 tỷ đồng đã được TP Hà Nội đầu tư, từng bước nâng cấp đồng bộ cơ sở hạ tầng cho xã Trần Phú. Nhờ đó năm 2017, Trần Phú trở thành xã vùng dân tộc thiểu số đầu tiên của Hà Nội về đích nông thôn mới…” - Phó Chủ tịch UBND xã Trần Phú Trần Công Huấn không giấu niềm vui, cho biết.
Cùng với xã Trần Phú, nhờ sự quan tâm, đầu tư lớn của TP Hà Nội, diện mạo vùng dân tộc thiểu số và miền núi của Thủ đô đã có nhiều đổi thay căn bản, tích cực. Đến nay, đã có tổng số 8/14 xã thuộc 5 huyện có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống tập trung về đích nông thôn mới. Ngoài xã Trần Phú (huyện Chương Mỹ) còn có 2 xã Đông Xuân, Phú Mãn (huyện Quốc Oai); 3 xã Yên Trung, Yên Bình, Tiến Xuân (huyện Thạch Thất); 2 xã Minh Quang, Ba Trại (huyện Ba Vì). Còn lại 6 xã chưa về đích nhưng cũng đã đạt từ 11 - 17 tiêu chí nông thôn mới là xã An Phú (huyện Mỹ Đức) và 5 xã thuộc huyện Ba Vì là Tản Lĩnh, Yên Bài, Vân Hòa, Khánh Thượng, Ba Vì.
Đời sống đổi thay từng ngày
Dọc con đường dẫn lên những nếp nhà nhỏ xinh ở xã Ba Vì (huyện Ba Vì, không khí mùa Xuân đang về rộn ràng nơi vùng đất xa xôi nhất của Thủ đô. Đã nhiều lần đến với mảnh đất này nhưng mỗi lần ghé thăm là một lần chúng tôi không khỏi bất ngờ xen lẫn vui mừng, phấn khởi bởi những đổi thay trong đời sống của đồng bào dân tộc Dao nơi đây.
Ngồi hàn huyên với chúng tôi, ông Lý Văn Phủ, người có uy tín thôn Yên Sơn (xã Ba Vì) cho biết, nếu như ngày trước, đồng bào dân tộc Dao chỉ biết sống dựa vào nguồn lợi tự nhiên từ Vườn Quốc gia, ngày ngày vào rừng săn bắn, hái lượm thì khoảng 10 năm trở lại đây, kinh tế hộ đã phát triển hơn rất nhiều. Nhờ hệ thống giao thông, thủy lợi được TP đầu tư, hạ tầng sản xuất đã được nâng cấp, tạo thuận lợi cho canh tác nông nghiệp của người dân.
Ngoài sản xuất nông nghiệp, đồng bào dân tộc Dao nơi đây còn phát triển nghề trồng và chế biến cây thuốc Nam. “Dù vẫn còn những khó khăn nhất định trong việc tiêu thụ, tuy nhiên ngành nghề truyền thống hàng trăm năm này đã và đang góp phần mang lại thu nhập khá cho nhiều đồng bào dân tộc Dao…” - Phó Chủ tịch UBND xã Ba Vì Lý Sinh Vượng nói về nghề thuốc Nam.
Ngoài xã Ba Vì, đồng bào dân tộc Mường, dân tộc Dao ở các xã khác thuộc vùng dân tộc thiểu số của huyện Ba Vì nói riêng, Hà Nội nói chung cũng đang phát triển rất mạnh nhiều ngành nghề nông thôn. Ở xã Ba trại, những cánh đồng chè xanh ngút ngàn đang thay thế dần nương rẫy vốn chỉ canh tác lúa, ngô. Đi qua các xã Tản Lĩnh, Vân Hòa, không khó để bắt gặp những đàn bò thung thăng gặm cỏ.
Ở xã Khánh Thượng, nhiều hộ đồng bào dân tộc Mường đang sống khỏe nhờ cây dong riềng. Xa hơn về phía Nam Thủ đô, xã An Phú (huyện Mỹ Đức) đang phát triển mạnh nghề trồng sen, nuôi trồng thủy sản. Trong khi tại 5 xã vùng đồng bào dân tộc thuộc 2 huyện Quốc Oai và Thạch Thất, chăn nuôi lợn, trồng rừng... đang trở thành điểm sáng tích cực trong kinh tế hộ.
Việc đa dạng hóa nguồn sinh kế đã giúp nâng cao thu nhập cho đồng bào vùng dân tộc thiểu số của Thủ đô. Nhờ đó, đời sống của đồng bào cũng được cải thiện đáng kể. Dù tỷ lệ hộ nghèo so với mặt bằng chung của TP Hà Nội vẫn còn khá cao, tuy nhiên phần lớn các hộ đã không còn bị thiếu đói; không phải sống trong những ngôi nhà ở dột nát. Gia đình nào cũng có xe máy, tivi, điện thoại để sử dụng…
Hiệu quả từ chính sách dân tộc
Dù vẫn còn nhiều khó khăn so với mặt bằng chung của Hà Nội, tuy nhiên không thể phủ nhận những đổi thay tích cực trong diện mạo và đời sống kinh tế - xã hội của đồng bào vùng dân tộc thiểu số của Thủ đô. Thành quả đó có được không chỉ bằng nỗ lực của chính quyền và các tầng lớp Nhân dân địa phương mà còn nhờ sự quan tâm, đầu tư rất lớn của TP.
Đơn cử như tại huyện Ba Vì, Trưởng phòng Kinh tế Nguyễn Giáp Đông cho biết, trong giai đoạn 2016 - 2020, địa phương đã huy động được khoảng 1.249 tỷ đồng để thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới tại 7 xã vùng dân tộc thiểu số. Trong đó, ngân sách TP hỗ trợ lên tới gần 1.172 tỷ đồng (chiếm 94% tổng kinh phí đầu tư). 7 xã còn lại thuộc vùng đồng bào dân tộc cũng được bố trí hàng chục tỷ đồng mỗi năm để nâng cấp, hoàn thiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới.
Bên cạnh kinh phí từ Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, TP còn bố trí hàng nghìn tỷ đồng thông qua 2 kế hoạch số 166 và 138 về “Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của Thủ đô”, giai đoạn 2013 - 2015 và 2016 - 2020. Đến nay, tổng kinh phí TP đã hỗ trợ 14 xã thuộc 5 huyện là hơn 2.000 tỷ đồng.
Trưởng Ban Dân tộc Hà Nội Nguyễn Tất Vinh cho biết, cùng với việc triển khai có hiệu quả cơ chế đầu tư đặc thù, TP cũng chỉ đạo các sở, ban, ngành, địa phương thực hiện nghiêm túc các chính sách dân tộc của T.Ư như hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà an cư và nước sinh hoạt cho đồng bào vùng dân tộc thiểu số… Việc triển khai đồng bộ, có hiệu quả các cơ chế, chính sách hỗ trợ trên không chỉ góp phần thay đổi căn bản diện mạo vùng đồng bào dân tộc của Thủ đô, mà còn là tiền đề quan trọng để các địa phương hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới.
Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu các quận, huyện, thị xã tăng cường công tác quản lý, xử lý tình trạng lấn chiếm đất đai, ao hồ, đồng ruộng trong quá trình sắp xếp các đơn vị hành chính.
Ngày 22/4, UBND TP Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 111/KH-UBND nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế ngành, với mục tiêu tăng trưởng GRDP từ 8% trở lên trong năm 2025. Đây được xem là bước đệm quan trọng để thành phố bứt phá trong giai đoạn 2026-2030.
UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 33/2025/QĐ-UBND, quy định khung giá mới cho dịch vụ quản lý, vận hành nhà chung cư trên địa bàn, có hiệu lực từ ngày 1/5/2025. Quyết định này sẽ thay thế Quyết định số 243/2017/QĐ-UBND trước đó.
Nhiều người dân và nhân viên thu gom rác tại khu vực đường Nguyễn Lân (Thanh Xuân, Hà Nội) bất ngờ phát hiện hàng nghìn hộp sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe đổ ra tràn lan ra đường.
Phòng An ninh mạng và Phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Công an thành phố Hà Nội ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với người phụ nữ phát trực tiếp (live stream) thông tin sai sự thật tại trụ sở Đội Sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ, Phòng Cảnh sát giao thông Công an thành phố.
Bản dự thảo Luật Cán bộ, công chức sửa đổi vừa được chỉnh lý, hoàn thiện để trình Quốc hội quy định phương thức quản lý công chức theo vị trí việc làm, giữ nội dung về ngạch công chức hiện hành.
Những ngày qua, các địa phương trên địa bàn tỉnh Nghệ An đều đã tổ chức đồng loạt hội nghị lấy ý kiến cử tri hộ gia đình về chủ trương sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã, phường.
Một chiếc ba lô được gửi từ Bình Dương về Kiên Giang đã trở thành vật chứng buộc tội khi bị bắt quả tang ngay khi vừa đến nơi. Câu chuyện tưởng như “trót lọt” ấy đã khép lại bằng những bản án nghiêm khắc cho ba thanh niên nơi vùng biên.
Quyết định miễn học phí cho học sinh từ mầm non đến hết THPT công lập trên phạm vi cả nước bắt đầu thực hiện từ đầu năm học 2025 - 2026, nhiều nhà quản lý, nhà giáo và các phụ huynh trên toàn quốc bày tỏ niềm vui mừng trước quyết định đầy tính nhân văn.
Sau khi lừa được 2 hộ dân trên địa bàn huyện Gia Viễn làm ủy quyền thực hiện thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất, Nam đã chiếm đoạt số tiền hơn 300 triệu đồng của những hộ dân này.
Một chiếc ba lô được gửi từ Bình Dương về Kiên Giang đã trở thành vật chứng buộc tội khi bị bắt quả tang ngay khi vừa đến nơi. Câu chuyện tưởng như “trót lọt” ấy đã khép lại bằng những bản án nghiêm khắc cho ba thanh niên nơi vùng biên.
Trước tình trạng tội phạm ma tuý diễn biến phức tạp trong thời gian qua, Cục Hải quan tăng cường công tác đấu tranh, trấn áp tội phạm ma tuý; đẩy mạnh phối hợp nghiệp vụ trong và ngoài ngành, trong nước và quốc tế.
Công an TP Hải Phòng cho biết, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy vừa bắt giữ Phạm Hùng Dũng (SN 1983, trú phường Đằng Giang, quận Ngô Quyền, TP Hải Phòng) thu giữ 2,2 kg ma túy tổng hợp, 1 khẩu súng và 15 viên đạn và nhiều tang vật liên quan đến hành vi mua bán, tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy.
Qua điều tra, truy xét, Công an TP Hà Nội đã bắt giữ thành công đối tượng cướp tài sản tại phòng giao dịch ngân hàng VietinBank chi nhánh Phú Mỹ (huyện Chương Mỹ, Hà Nội).
Ngày 22/4, Công an tỉnh Tiền Giang đang điều tra nguyên nhân vụ Giám đốc chi nhánh Công ty cổ phần May Phương Đông huyện Chợ Gạo tử vong tại phòng ngủ thuộc công ty.
Ngày 22/4, TAND huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang xét xử sơ thẩm và tuyên phạt bị cáo N.T.H. (16 tuổi, ngụ xã Đồng Thạnh, huyện Gò Công Tây) 1 năm tù nhưng cho hưởng án treo về tội "Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ".
Gần 1 tháng nay trên tuyến tỉnh lộ 337 và Quốc lộ 279 đoạn từ xã Thống Nhất đến cảng Làng Khánh (TP Hạ Long), thường xuyên xuất hiện hàng chục xe tải lớn chở đất chạy rầm rập suốt ngày đêm, cuốn theo bụi mù mịt.
Chiều 17/3, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm đồng chí Nguyễn Thanh Tú, Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế giữ chức Thứ trưởng Bộ Tư pháp.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.