Ngày 15/1, phiên tòa xét xử ông Đinh La Thăng và 21 đồng phạm tiếp diễn với phần trả lời của đại diện Viện Kiểm sát nhân dân TP Hà Nội.
Sáng nay (15/1), sau khi nghe lời bào chữa của các luật sư và tự bào chữa của các bị cáo vào những ngày trước, đại diện Viện Kiểm sát nhân dân (VKSND) TP Hà Nội đã trả lời các luật sư và bị cáo các nhóm vấn đề trong phiên tòa xét xử Đinh La Thăng và đồng phạm.
|
Bị cáo Đinh La Thăng (Ảnh: TTXVN). |
PVN chỉ định PVC làm tổng thầu có đúng căn cứ hay không? Đại diện VKS dẫn lời khai của ông Thăng khai việc chỉ định thầu dự án NMNĐ Thái Bình 2 xuất phát từ chủ trương của Chính phủ về phát huy nguồn lực, đẩy mạnh phát triển kinh tế, đưa ngành dầu khí thành ngành kinh tế mũi nhọn, bao gồm cả dịch vụ và xuất nhập khẩu (XNK).
Tuy nhiên, Chính phủ không có bất cứ văn bản nào đồng ý PVN chỉ định thầu mà yêu cầu PVN lựa chọn nhà thầu có năng lực.
Về năng lực tài chính, tại thời điểm 31/12/2009, nợ ngắn hạn PVC 1.982 tỷ đồng, chiếm 83% tổng vốn phải trả cho DN.
Theo báo cáo tài chính (BCTC) năm 2010, tài sản ngắn hạn thấp hơn nợ ngắn hạn hơn 3.000 tỷ đồng.
Sau khi bố trí cho đầu tư tài chính dài hạn khoảng 2.800 tỷ đồng, nguồn còn lại chỉ 50 tỷ đồng.
|
Đại diện VKS giữ quyền công tố tại phiên tòa đọc lời đối đáp sáng 15/1. |
Thời điểm đấy, PVC bị áp lực trả nợ ngắn hạn, đến năm 2011 vẫn chưa thể trả nợ gốc cho PVN nhưng vay tiếp PVN 400 tỷ đồng để đầu tư vào công ty con. Tài sản ngắn hạn nhỏ hơn nợ ngắn hạn hơn 558 tỷ đồng, có tới 199 tỷ đồng đầu tư dài hạn của PVC phải sử dụng vốn ngắn hạn.
Chính bởi thế, ngay năm 2010, PVC đã gặp khó khăn về vốn. Các dự án khi nhận chuyển nhượng từ PVFC đa số là dự án BĐS đang gặp rất nhiều khó khăn về vốn, do đó PVC đã phải hỗ trợ vốn kinh doanh và trả nợ cho các đơn vị bằng nguồn vốn vay ủy thác của Tập đoàn hơn 700 tỷ đồng.
Ngay sau khi nhận được tiền tạm ứng, thì bị các ngân hàng tự động thu nợ, điều này cho thấy PVC gặp khó khăn về tài chính trong năm 2011.
Rõ ràng tình hình tài chính PVC là không lành mạnh nhưng PVN vẫn quyết định chỉ định thầu đối với PVC tại dự án NMNĐ Thái Bình 2.
Lúc này, PVC không đáp ứng kinh nghiệm của một nhà thầu, trong số các hợp đồng (HĐ) cung cấp không có HĐ thiết kế cho dự án, 2 HĐ liên quan đến Nhiệt điện là Vũng Áng và Nhơn Trạch 2, PVC chỉ thi công xây dựng chứ không làm HĐ thiết kế. Do đó, việc đánh giá hồ sơ đáp ứng yêu cầu là không có cơ sở.
Trong hai hồ sơ xây lắp lớn nhất liên quan đến nhiệt điện trước đó, chỉ có giá trị HĐ bằng 25% tổng giá trị HĐ tại NMNĐ Thái Bình 2.
Chính bị cáo Trịnh Xuân Thanh cũng thừa nhận tại thời điểm đó PVC không có đủ năng lực kinh nghiệm.
Dự án đã thi công kéo dài gấp đôi thời gian dự kiến, chi phí phát sinh tới 155 tỷ đồng/năm.
Từ căn cứ trên có cho thấy chủ trương chỉ định thầu với PVC có là ưu tiên dùng hàng Việt? Rõ ràng là không” – VKS nói.
Khi đại diện VKSND đặt ra các vấn đề các bị cáo có biết hay thiếu trách nhiệm nên để hợp đồng 33 và 4194 thiếu cơ sở pháp lý và dẫn đến ứng tiền trái quy định?
Các bị cáo thừa nhận việc tạm ứng không đúng pháp luật, việc sử dụng tiền sai mục đích là trái pháp luật.
Thiệt hại xảy ra từ 2011-2012, chủ đầu tư không thu hồi tiền tạm ứng do PVC chiếm dụng.
Cơ sở tính thiệt hại bằng lãi tiền gửi ngân hàng theo quy định Điều 608 Bộ luật Dân sự (BLDS) 2015.
Trong vụ án này, việc xác định thiệt hại căn cứ vào khoản 3 của Điều 608 là lợi ích gắn liền với thiệt hại.
Trong số tiền tạm ứng, đến 30/8/2011, toàn bộ số tiền này đã không còn và bị sử dụng sai mục đích 1.100 tỷ đồng. Tính đến hết năm 2011 chỉ sử dụng cho dự án 169 tỷ đồng, cả năm 2012 chỉ sử dụng khoảng 1,5 tỷ đồng cho dự án, chủ yếu là chi phí quản lý vì chưa có thiết kế kỹ thuật.
Theo đó, số tiền PVC chiếm dụng không có lãi tức là 1.115 tỷ đồng, trong khi vốn tạm ứng là vốn đầu tư phát triển của PVN.
Do đó không có cơ sở để tạm ứng cho PVC trong điều kiện bình thường.
Việc tính lãi suất theo lãi suất tiền gửi có kỳ hạn là hoàn toàn hợp lý. VKS cho rằng có số tiền thiệt hại 119 tỷ đồng là có căn cứ và hợp lý.