Hà Nội 19 °C
TP Hồ Chí Minh 32 °C
Hải Phòng 18 °C
Đà Nẵng 23 °C
Yên Bái 17 °C
  • Hà Nội Hà Nội 19°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 32°C
  • Hải Phòng Hà Nội 18°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 23°C
  • Yên Bái Hà Nội 17°C

"Xây dựng dự thảo Luật Nhà giáo, lắng nghe từ thực tiễn rất quan trọng"

Dân sự & tố tụng dân sự
19/06/2024 13:58
Hoa Tiên
aa
Khẳng định quá trình xây dựng dự thảo Luật Nhà giáo việc lắng nghe từ thực tiễn là rất quan trọng, đại diện Bộ GD&ĐT cho biết, Ban soạn thảo sẽ tiếp thu và nghiên cứu các nội dung góp ý; Những nội dung còn chưa rõ sẽ tiếp tục được trao đổi.

Trong 2 ngày (17, 18/6), đại diện 60 Sở GD&ĐT tỉnh/TP đã tham dự Hội thảo góp ý dự thảo hồ sơ Luật Nhà giáo tại TP Đà Nẵng.

Ông Vũ Minh Đức - Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục - Bộ GD&ĐT cảm ơn các chuyên gia, thành viên Ban soạn thảo và đại diện 60 Sở GD&ĐT trong cả nước đã dành sự quan tâm, tâm huyết đóng góp cho việc xây dựng, hoàn thiện dự thảo Luật Nhà giáo.

Khẳng định quá trình xây dựng dự thảo Luật Nhà giáo việc lắng nghe từ thực tiễn là rất quan trọng, ông Đức cho biết, Ban soạn thảo sẽ tiếp thu và nghiên cứu các nội dung góp ý; Những nội dung còn chưa rõ sẽ tiếp tục được trao đổi.

Theo ông Vũ Minh Đức, Luật Nhà giáo được xây dựng nhằm tháo gỡ vướng mắc, kiến tạo sự phát triển của đội ngũ nhà giáo và phù hợp với điều kiện phát triển của đất nước.

Đây là nhiệm vụ rất quan trọng của ngành, do đó, trong quá trình hoàn thiện, Ban soạn thảo mong muốn tiếp tục nhận được ý kiến từ các Sở GD&ĐT.

Bộ GD&ĐT: Xây dựng dự thảo Luật Nhà giáo, lắng nghe từ thực tiễn rất quan trọng
Ông Vũ Minh Đức cho rằng, xây dựng dự thảo Luật Nhà giáo việc lắng nghe từ thực tiễn là rất quan trọng.

Tại hội thảo, các thành viên Ban soạn thảo Luật Nhà giáo, chuyên gia đã cung cấp thông tin về tổng thể dự án Luật và một số nội dung cụ thể liên quan đến các nhóm chính sách được quy định trong dự thảo Luật Nhà giáo.

Đó là, nội dung định danh nhà giáo; Nội dung về tuyển dụng, sử dụng, chế độ làm việc và chính sách tiền lương, đãi ngộ của nhà giáo; Quy định giấy phép hành nghề nhà giáo trong dự thảo Luật; Quản lý nhà nước về nhà giáo; Mối quan hệ giữa Luật Nhà giáo và pháp luật hiện hành.

Các ý kiến góp ý cho dự thảo Luật Nhà giáo từ các Sở GD&ĐT với đánh giá chung, dự thảo Luật Nhà giáo đã có những quy định toàn diện và chi tiết nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà giáo.

Dự thảo Luật định danh đầy đủ, tường minh về nhà giáo ở tất cả các cấp học và trình độ đào tạo, trong các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên, trường chuyên biệt, trường dự bị Đại học và các cơ sở giáo dục khác.

Cùng với định danh nhà giáo, dự thảo Luật Nhà giáo cũng mô tả cụ thể hoạt động nghề nghiệp của nhà giáo, quy định chuẩn nhà giáo để sử dụng thống nhất, gắn với từng chức danh nhà giáo.

Nội dung dự thảo Luật Nhà giáo đã bao quát những vấn đề có liên quan đến nhà giáo, bố cục rõ ràng, logic và bám sát thực tiễn; Đảm bảo tính thống nhất với các quy định của pháp luật hiện hành.

Bộ GD&ĐT: Xây dựng dự thảo Luật Nhà giáo, lắng nghe từ thực tiễn rất quan trọng
Các đại biểu dự hội thảo được chia thành 5 nhóm để thảo luận chi tiết từng quy định, nhóm chính sách của dự thảo Luật.

Bên cạnh góp ý sửa đổi, bổ sung vào từng điều khoản để Ban soạn thảo hoàn thiện dự thảo Luật, ý kiến từ các Sở GD&ĐT cũng đề nghị bổ sung thêm một số nội dung chưa quy định trong dự thảo như: Quy định về thời hạn của chứng chỉ hành nghề, nhà giáo được điều động lên làm tại các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục, quy định phụ cấp ưu đãi nghề cho giáo viên mầm non công lập…

Theo ý kiến từ Sở GD&ĐT, dự thảo Luật Nhà giáo cần quy định chi tiết hơn về thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi, các biện pháp bảo vệ nhà giáo trước áp lực công việc, áp lực từ phía phụ huynh học sinh, nhà trường, xã hội,… và các công việc khác không liên quan trực tiếp đến nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục, đặc biệt là đối với nhà giáo ở các vùng khó khăn.

Tiền lương của nhà giáo nên được xếp cao nhất so với hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp vì phải đảm bảo đời sống cho nhà giáo thì nhà giáo mới yên tâm công tác, cống hiến cho ngành Giáo dục, đúng với chủ trương của Đảng “giáo dục là quốc sách hàng đầu”.

Một số mong mỏi của nhà giáo như không nên cắt thâm niên của nhà giáo, không bỏ hạng giáo viên… cũng được Sở GD&ĐT góp ý để Ban soạn thảo xem xét phù hợp.

bài liên quan
Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu

Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu

Ngày 20/11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Nhà giáo, đúng dịp Kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam, các ĐBQH ủng hộ sự cần thiết của dự án Luật này, đồng thời khẳng định các quy định, chính sách mới trong dự thảo Luật sẽ tạo được động lực lớn cho đội ngũ nhà giáo, thu hút được người có tài, có tâm vời nghề.
Đề xuất giáo viên mầm non được nghỉ hưu khi đủ 55 tuổi

Đề xuất giáo viên mầm non được nghỉ hưu khi đủ 55 tuổi

Dự thảo Luật Nhà giáo quy định chế độ nghỉ hưu với nhà giáo.
Dự thảo Luật Nhà giáo: Các hành vi nghiêm cấm với nhà giáo

Dự thảo Luật Nhà giáo: Các hành vi nghiêm cấm với nhà giáo

Dựa thảo Luật Nhà giáo đang được Bộ Giáo dục và Đào tạo lấy ý kiến. Trong đó, các hành vi bị nghiêm cấm được nhiều giáo viên quan tâm.
Bộ GD&ĐT triển khai 10 nhóm nhiệm vụ trọng tâm năm 2024

Bộ GD&ĐT triển khai 10 nhóm nhiệm vụ trọng tâm năm 2024

Trên cơ sở các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về GD&ĐT, năm 2024, Bộ GD&ĐT tập trung chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức triển khai 10 nhóm nhiệm vụ trọng tâm.
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT: Chưa có luật chuyên ngành về nhà giáo

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT: Chưa có luật chuyên ngành về nhà giáo

Theo lãnh đạo Bộ GD&ĐT, hiện nay, theo thống kê có gần 200 văn bản quy phạm pháp luật liên quan tới nhà giáo, nhưng lại chưa có một luật chuyên ngành về nhà giáo.
Mới nhất
Đọc nhiều
Nghệ An: Xây dựng, sửa chữa hơn 12.000 nhà cho người có công, người nghèo, người có khó khăn

Nghệ An: Xây dựng, sửa chữa hơn 12.000 nhà cho người có công, người nghèo, người có khó khăn

Thông tin được đưa ra tại cuộc họp Ban Chỉ đạo vận động, hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà cho người có công, người nghèo, người có khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Lãnh 14 năm tù vì đốt nhà người yêu sau khi bị nói lời chia tay

Lãnh 14 năm tù vì đốt nhà người yêu sau khi bị nói lời chia tay

Kết thúc phiên xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, chiều ngày 17/03, Tòa án nhân dân tỉnh Kiên Giang đã tuyên phạt bị cáo Lâm Văn Kim (SN 2003, ngụ xã Thuận Yên, thành phố Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang) tổng cộng 14 năm tù với 02 tội danh “Giết người” và “Hủy hoại t
“Bật mí” về Ban tổ chức cuộc thi Hoa hậu Doanh nhân Du lịch Thế giới 2025

“Bật mí” về Ban tổ chức cuộc thi Hoa hậu Doanh nhân Du lịch Thế giới 2025

Mới đây, cuộc thi Hoa hậu Doanh nhân Du lịch Thế giới 2025 đã chính thức khởi động, thu hút sự quan tâm đông đảo từ cộng đồng fan sắc đẹp. Đứng sau cuộc thi này là những nhân vật quan trọng, những người đã đặt nền móng chất lượng và tâm huyết để mang lại
Tin bài khác
Nghệ An: Xây dựng, sửa chữa hơn 12.000 nhà cho người có công, người nghèo, người có khó khăn

Nghệ An: Xây dựng, sửa chữa hơn 12.000 nhà cho người có công, người nghèo, người có khó khăn

Thông tin được đưa ra tại cuộc họp Ban Chỉ đạo vận động, hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà cho người có công, người nghèo, người có khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
“Bật mí” về Ban tổ chức cuộc thi Hoa hậu Doanh nhân Du lịch Thế giới 2025

“Bật mí” về Ban tổ chức cuộc thi Hoa hậu Doanh nhân Du lịch Thế giới 2025

Mới đây, cuộc thi Hoa hậu Doanh nhân Du lịch Thế giới 2025 đã chính thức khởi động, thu hút sự quan tâm đông đảo từ cộng đồng fan sắc đẹp. Đứng sau cuộc thi này là những nhân vật quan trọng, những người đã đặt nền móng chất lượng và tâm huyết để mang lại một sân chơi lành mạnh và ý nghĩa.
Tuyển sinh Đại học 2025: Học viện Tài chính dự kiến mở thêm nhiều mã ngành mới

Tuyển sinh Đại học 2025: Học viện Tài chính dự kiến mở thêm nhiều mã ngành mới

Học viện Tài chính vừa công bố phương án tuyển sinh năm 2025 với nhiều thay đổi và dự kiến sẽ mở thêm 44 chương trình đào tạo, trong đó có 14 chương trình mới.
Từ 2025, tổ chức thi nghiên cứu KHKT cấp Quốc gia theo quy chế mới

Từ 2025, tổ chức thi nghiên cứu KHKT cấp Quốc gia theo quy chế mới

Năm 2025, lần đầu tiên cuộc thi nghiên cứu Khoa học, kỹ thuật (KHKT) cấp Quốc gia học sinh THCS và THPT (cuộc thi) năm học 2024-2025 được tổ chức theo quy định tại Thông tư 06/2024/TT-BGDĐT của Bộ GD&ĐT ban hành ngày 10/4/2024.
Kon Tum vươn mình sau 50 năm giải phóng

Kon Tum vươn mình sau 50 năm giải phóng

Kon Tum ngày nay chính trị, xã hội ổn định, quốc phòng, an ninh được giữ vững, công tác đối ngoại đạt được nhiều kết quả quan trọng
Cơ sở đăng kiểm ở Hà Nội được phép kiểm định khí thải xe máy

Cơ sở đăng kiểm ở Hà Nội được phép kiểm định khí thải xe máy

Các Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới ở Hà Nội sẽ được phép thực hiện 7 quy trình, trong đó được phép kiểm định khí thải xe mô tô, xe gắn máy.
Trường Đại học Lạc Hồng hợp tác chiến lược với Đại học Bang Arizona và Cintana Education

Trường Đại học Lạc Hồng hợp tác chiến lược với Đại học Bang Arizona và Cintana Education

Trường Đại học Lạc Hồng (LHU) vừa mới ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược với Đại học Bang Arizona (ASU), Hoa Kỳ, và Cintana Education, mở ra cơ hội tiếp cận nền giáo dục tiên tiến cho sinh viên Việt Nam. Sự kiện có sự tham dự của lãnh đạo tỉnh Đồng Nai, bà Susan Burns – Tổng Lãnh sự Hoa Kỳ tại TP.HCM, đại diện của ASU, Cintana, cùng nhiều doanh nghiệp và đối tác giáo dục trong và ngoài nước.
Hai anh em ruột cùng nguy kịch do uống thuốc nam gia truyền

Hai anh em ruột cùng nguy kịch do uống thuốc nam gia truyền

Hai anh em ruột cùng nhau đi bốc thuốc tại nhà một thầy lang ở tỉnh Vĩnh Phúc dẫn tới phải nhập viện cấp cứu trong tình trạng nguy kịch.
Hành trình tới trường gian nan của những đôi chân bé nhỏ

Hành trình tới trường gian nan của những đôi chân bé nhỏ

Trong một chuyến công tác đến vùng cao, tôi đã có cơ hội chứng kiến cuộc sống của những đứa trẻ nơi đây – những em nhỏ đang bước vào hành trình học tập với muôn vàn khó khăn. Hình ảnh ấy khiến tôi không khỏi xúc động và suy ngẫm.
Thời tiết hôm nay: Miền Bắc chìm trong rét buốt khi không khí lạnh tăng cường

Thời tiết hôm nay: Miền Bắc chìm trong rét buốt khi không khí lạnh tăng cường

Ngày 17/3, Hà Nội và nhiều nơi ở miền Bắc trời rét, vùng núi Bắc Bộ có nơi rét đậm, rét hại, đến trưa và chiều trời hửng nắng.