Masan của tỷ phú Nguyễn Đăng Quang đặt kế hoạch doanh thu từ 75.000 - 85.000 tỷ đồng, gấp đôi năm 2019. Tuy nhiên, mục tiêu lợi nhuận chỉ còn 1.000 - 3.000 tỷ đồng. Cuối tuần trước, HĐQT Masan đã bổ nhiệm ông Danny Le giữ chức danh Tổng giám đốc nhiệm kỳ 5 năm từ 19/6 thay ông Nguyễn Đăng Quang.
Tập đoàn Masan (MSN) của tỷ phú Nguyễn Đăng Quang vừa công bố tài liệu đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2020.
Theo đó, Masan đặt kế hoạch doanh thu từ 75.000 - 85.000 tỷ đồng, tăng gần gấp đôi so với năm 2019. Bình quân, mỗi ngày thu về gần khoảng 230 tỷ đồng.
Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế phân bổ cho cổ đông dự kiến giảm mạnh 46% về chỉ còn 1.000 - 3.000 tỷ đồng. Trong đó, một phần lợi nhuận tạo ra sẽ bù đắp do hợp nhất kết quả kinh doanh chuỗi VinMart, VinMart+.
Như vậy, so với kết quả kinh doanh năm 2019, doanh thu của Masan dự kiến tăng thêm 38.000-48.000 tỷ đồng nhưng lợi nhuận giảm 2.560-4.560 tỷ đồng nếu xét về giá trị tuyệt đối.
Kế hoạch kinh doanh của Masan năm 2020
Doanh thu tăng gấp đôi, lợi nhuận giảm hàng nghìn tỷ đồng
Trong quý I vừa qua, do hợp nhất kết quả kinh doanh của 2 chuỗi bán lẻ nói trên, Masan Group ghi nhận doanh thu thuần gấp đôi, lên 17.632 tỷ đồng nhưng lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ lỗ 78 tỷ đồng (cùng kỳ năm trước lãi 865 tỷ đồng).
Được biết, đây là lần đầu Masan thua lỗ sau 6 năm, nguyên nhân chủ yếu do tác động hợp nhất kinh doanh với VCM (đơn vị điều hành hệ thống bán lẻ Vinmart và Vinmart+), trong đó VCM lỗ 897 tỷ, phân bổ lợi thế kinh doanh 89 tỷ và phân bổ giá trị hợp lý 54 tỷ đồng từ hợp nhất kinh doanh.
Mặc dù vậy, Masan của tỷ phú Nguyễn Đăng Quang kỳ vọng doanh thu thuần hợp nhất của Tập đoàn năm 2020 tăng trưởng mạnh mẽ ở mức hai chữ số, đồng thời lợi nhuận sẽ khởi sắc trong nửa cuối năm.
Đáng chú ý, HĐQT Masan dự kiến biên lợi nhuận trước thuế, khấu hao và lãi vay (EBITDA) của VinCommerce, công ty vận hành chuỗi Vinmart, sẽ đạt mức từ -3% đến 0%, tiến đến điểm hòa vốn vào nửa cuối 2020.
Vạch ra lộ trình cụ thể để có lợi nhuận chính là trọng tâm của VinCommerce trong năm nay. Song song đó, tập đoàn cũng bắt đầu xây dựng hạ tầng để số hóa toàn bộ nền tảng của chuỗi bán lẻ.
Với công ty con Masan Consumer (MCH), tập đoàn của tỷ phú Nguyễn Đăng Quang dự kiến đạt tăng trưởng doanh thu trên 15% và tăng trưởng lợi nhuận hai chữ số.
Masan MeatLife (MML) dự kiến doanh thu từ thịt đóng góp 20% trong tổng doanh thu thuần hợp nhất và xây dựng nền tảng sản phẩm thịt chế biến nhằm tạo ra giá trị gia tăng. Thức ăn chăn nuôi dự kiến sẽ tăng trưởng với tốc độ vừa phải và có tiềm năng tăng mạnh nếu việc tái đàn được đẩy nhanh để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước.
Masan Resources (MSR) dự tập trung hoàn thành việc tích hợp nền tảng kinh doanh vonfram của H.C.Stark (HCS) để trở thành nhà chế biến cận sâu (midstream) giá trị gia tăng trên toàn cầu, qua đó, giảm bớt rủi ro biến động giá theo chu kỳ hàng hóa.
"Trong năm 2020, chúng tôi đang và sẽ tiếp tục tối đa hóa vị thế thanh khoản nhằm đảm bảo nguồn tiền mặt sẵn có đủ để vượt qua khó khăn nếu đại dịch Covid-19 kéo dài lâu hơn dự kiến, và giữ vị thế sẵn sàng đầu tư vào các hoạt động kinh doanh chiến lược của tập đoàn, hoặc thông qua M&A.
Điều này có thể khiến dư nợ của chúng tôi vượt quá mức dự kiến trong ngắn hạn, và đòi hỏi phải điều chỉnh lại bảng cân đối kế toán để tối ưu hóa trong 12 – 18 tháng tới", tài liệu ĐHĐCĐ Masan đề cập.
Chia cổ tức 2019 bằng tiền tỷ lệ 10%, chào bán gần 117 triệu cổ phần mới
Kết thúc năm 2019, Masan ghi nhận doanh thu hợp nhất 38.819 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế cho cổ đông gần 5.558 tỷ đồng, tăng 13%.
Với kết quả trên, Công ty dự kiến chia cổ tức năm 2019 bằng tiền, tỷ lệ 10%. Thời gian chi trả cổ tức trong vòng 6 tháng kể từ ngày thông qua Nghị quyết ĐHĐCĐ.
Từ năm 2020 trở đi, HĐQT đề nghị Đại hội ủy quyền cho HĐQT xem xét và lập phương án phân chia cổ tức hàng năm, bao gồm cả tạm ứng cổ tức.
Tại ĐHĐCĐ lần này, Masan của ông Nguyễn Đăng Quang cũng sẽ trình phương án chào bán cổ phần mới để tăng vốn.
Theo đó, Masan sẽ lựa chọn không quá 5 nhà đầu tư là các tổ chức trong và ngoài nước để phát hành tối đa 9,99% tổng số cổ phần đang lưu hành. Với 1,17 tỷ đơn vị cổ phiếu đang lưu hành, Masan của tỷ phú Nguyễn Đăng Quang dự kiến phát hành thêm tối đa 117 triệu cổ phiếu mới.
Phương thức phát hành là chào bán riêng lẻ một lần hoặc nhiều lần trong năm 2020 hoặc cho đến trước đại hội cổ đông thường niên 2021 và sau khi được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận.
Giá phát hành không thấp hơn giá trị sổ sách theo báo cáo tài chính năm hợp nhất đã được kiểm toán gần nhất của doanh nghiệp.
Đại hội cổ đông ủy quyền cho HĐQT và HĐQT ủy quyền cho Chủ tịch quyết định giá phát hành cụ thể.
Cùng với đó, HĐQT trình cổ đông xem xét phương án phát hành cổ phần mới theo chương trình lựa chọn cho người lao động (ESOP), thực hiện trong năm 2020 hoặc trước tháng 5 năm 2021.
Số lượng cổ phần dự kiến phát hành tối đa 0,5% tổng số cổ phần đang lưu hành (tương đương hơn 5,8 triệu cổ phiếu). Mức giá dự kiến là 10.000 đồng/cp.
Tân Tổng giám đốc 8X, thù lao 0 đồng
Tỷ phú Nguyễn Đăng Quang (Ảnh Dântrí)
Năm nay, HĐQT và Ban kiểm soát của Masan tiếp tục không nhận thù lao và đưa ra kế hoạch ngân sách hoạt động không quá 2 tỷ đồng để cổ đông thông qua.
Cuối tuần trước, HĐQT Masan đã bổ nhiệm ông Danny Le giữ chức danh Tổng giám đốc nhiệm kỳ 5 năm từ 19/6. Vị trí Tổng giám đốc Masan Group vốn được ông Nguyễn Đăng Quang Chủ tịch HĐQT kiêm nhiệm nhiều năm qua. Tuy nhiên, theo Nghị định số 71/2017/NĐ-CP hướng dẫn quản trị công ty áp dụng đối với công ty đại chúng, kể từ 1/8/2020, Chủ tịch không được kiêm nhiệm Tổng giám đốc.
Ngày 17 và 18/4, tại thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Đảng bộ Lữ đoàn 171 (Vùng 2 Hải quân) đã tổ chức thành công Đại hội Đại biểu Đảng bộ Lữ đoàn lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2025 – 2030. Đại tá Nguyễn Văn Quán, UVTV, Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng Vùng dự, chỉ đạo Đại hội.
Lô dầu gội dược liệu sạch chấy Aladin hộp 1 tuýp 30g do chi nhánh Công ty cổ phần Sao Thái Dương tại Hà Nam sản xuất vừa bị Cục Quản lý dược đề nghị thu hồi trên toàn quốc.
Từ tháng 01/01 đến nay, Sở Y tế Hà Nội đã rà soát kiểm tra và thu hồi hàng loạt chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược và Giấy chứng nhận “Thực hành tốt phân phối thuốc” do vi phạm Luật Dược.
Có 53 doanh nghiệp khai thác cát, sỏi hoạt động tại các huyện Tân Kỳ, Nghĩa Đàn, Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Anh Sơn, Đô Lương, Thanh Chương, Hưng Nguyên, Nam Đàn, thị xã Thái Hòa được Đoàn liên ngành kiểm tra đợt này.
Sau khi lừa được 2 hộ dân trên địa bàn huyện Gia Viễn làm ủy quyền thực hiện thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất, Nam đã chiếm đoạt số tiền hơn 300 triệu đồng của những hộ dân này.
Một chiếc ba lô được gửi từ Bình Dương về Kiên Giang đã trở thành vật chứng buộc tội khi bị bắt quả tang ngay khi vừa đến nơi. Câu chuyện tưởng như “trót lọt” ấy đã khép lại bằng những bản án nghiêm khắc cho ba thanh niên nơi vùng biên.
Ngay đầu năm đã có nhiều dấu hiệu cho thấy cánh cửa mở rộng hơn cho xuất khẩu (XK) nông sản Việt trong năm 2024. Chưa kể, ngay bên lề Hội nghị Bộ trưởng Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đang diễn ra, đã có một sự kiện hội nghị dành riêng cho các nước XK nông sản, nhằm tìm kiếm những cách thức cạnh tranh XK công bằng nhất.
UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 818/QĐ-UBND về việc ủy quyền cho Sở Xây dựng Hà Nội giải quyết, tiếp nhận một số thủ tục hành chính trong lĩnh vực xây dựng thuộc thẩm quyền quyết định của UBND thành phố.
UBND tỉnh yêu cầu tiếp tục thực hiện quyết liệt cải cách TTHC, tạo điều kiện “tốt nhất, nhanh nhất, thuận lợi nhất” cho doanh nghiệp khi đầu tư vào Nghệ An.
Các hãng tàu nước ngoài được tự tăng phụ phí xếp dỡ tại cảng mà không cần giải trình lý do. Đây là hệ lụy ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của doanh nghiệp (DN) xuất nhập khẩu (XNK) Việt Nam. Trong tình thế xung đột Biển Đỏ vẫn đang tác động mạnh đến hàng hóa Việt thì việc tăng phụ phí của các hãng tàu đã làm cho DN Việt “khó chồng khó”.
Gần 1 tháng nay trên tuyến tỉnh lộ 337 và Quốc lộ 279 đoạn từ xã Thống Nhất đến cảng Làng Khánh (TP Hạ Long), thường xuyên xuất hiện hàng chục xe tải lớn chở đất chạy rầm rập suốt ngày đêm, cuốn theo bụi mù mịt.
Chiều 17/3, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm đồng chí Nguyễn Thanh Tú, Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế giữ chức Thứ trưởng Bộ Tư pháp.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.