Ngày 27-10-2020, Công ty Cổ phần Y dược phẩm Vimedimex đã tổ chức mời các chủ thể kí hợp đồng hợp tác góp vốn xây dựng kinh doanh Toà nhà Citilight Tower tại số 45 Võ Thị Sáu, phường Đa Kao, quận 1, TP Hồ Chí Minh tham gia họp nhằm thông qua Báo cáo kiểm tra rà soát hoạt động góp vốn, đầu tư xây dựng và phân chia lợi nhuận liên quan đến Toà nhà Citilight Tower do Công ty TNHH Hãng kiểm toán AASC kí ngày 6-8-2020. Đây là hoạt động chính thức được Công ty Vimedimex tổ chức để công khai, thông báo về thực trạng các vấn đề liên quan đến Toà nhà Citilight Tower, chứng minh căn cứ thực tế và căn cứ pháp lý đối với Thông báo tạm dừng chi trả tiền thuê của Toà nhà tháng 11-2019.
Trên nguyên tắc tuân thủ các quy định của pháp luật và đảm bảo quyền lợi hợp pháp của các chủ thể góp vốn, của nhà nước, của Công ty Vimedimex, cuộc họp ngày 27-10 đã được Công ty Vimedimex xây dựng chương trình, nội dung rõ ràng và gửi đến từng chủ thể tham dự họp, cụ thể:
Thứ nhất: Công bố Báo cáo kiểm tra rà soát hoạt động góp vốn, đầu tư xây dựng và phân chia lợi nhuận liên quan đến Toà nhà Citilight Tower do Công ty TNHH Hãng kiểm toán AASC kí ngày 06-8-2020 và nội dung tóm tắt như sau:
1. Các Hợp đồng góp vốn đã đưa ra đơn giá xây dựng dự kiến thấp hơn so với đơn giá xây dựng thi công thực tế của Toà nhà 45 Võ Thị Sáu khi quyết toán công trình. Dẫn đến sự chênh lệch trong việc chi trả lợi nhuận cho các chủ thể góp vốn tại Toà nhà 45 Võ Thị Sáu, các chủ thể góp vốn đang được hưởng mức lợi nhuận cao hơn mức đang được hưởng theo phần vốn góp ban đầu, gây thiệt hại nghiêm trọng cho Công ty Vimedimex. Cụ thể: tỷ lệ tổng giá trị vốn góp thực tế của nhà đầu tư trên tổng giá trị thực tế đầu tư tòa nhà khi quyết toán công trình là: 51.056.056.717 đồng/96.843.227.279 đồng = 52,72%; các chủ thể góp vốn đã góp thiếu số vốn bằng 17,65% so với tổng giá trị thực tế của Toà nhà (thực tế các chủ thể góp vốn đã hưởng lợi nhuận trên tỷ lệ vốn góp thực tế là 70%).
Bên cạnh đó, có những chủ thể chưa góp vốn hoặc chưa góp đầy đủ theo Hợp đồng góp vốn đã ký kết, nhưng vẫn được hưởng lợi nhuận đầy đủ từ Công ty Vimedimex. Tổng số tiền góp vốn không hợp lệ, còn thiếu của các chủ thể góp vốn là 4.315.701.244 đồng/ 51.056.056.717 đồng.
2. Doanh thu đã chi trả cho nhà đầu tư 289.003.517.493 đồng/428.781.643.249 đồng, tổng số tiền VMD phải thu hồi của nhà đầu tư từ năm 2007-2019 là: 63.837.764.427 đồng.
3. Hợp đồng góp vốn, Hợp đồng cho thuê đang kí kết giữa Công ty Vimedimex và các chủ thể góp vốn có nhiều yếu tố không đảm bảo hiệu lực của pháp luật.
4. Từ năm 2007, Công ty Vimedimex đã thành lập Ban quản lý và vận hành Tòa nhà, hàng năm, ban quản lý và vận hành Tòa nhà vẫn thực hiện xây dựng kế hoạch kinh doanh và đánh giá giá hoạt động kinh doanh của tòa nhà và được phê duyệt của Hội đồng quản trị. Tuy nhiên, các chủ thể góp vốn đã tự lập ra Ban Quản trị, Hội đồng quản trị Công ty Vimedimex không biết về sự thành lập cũng như hoạt động của Ban Quản trị của các chủ thể góp vốn. Ban Quản trị của các chủ thể góp vốn không phải là một bộ phận của Vimedimex, được thành lập không tuân theo đúng thủ tục, trình tự của pháp luật và Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty Vimedimex, do đó, Ban Quản trị của các chủ thể góp vốn không thể đại diện cho ý chí của Công ty Vimedimex và không có đủ thẩm quyền để sử dụng con dấu của Vimedimex.
5. Kết quả kiểm toán được thể hiện trong Báo cáo kiểm tra rà soát hoạt động góp vốn của Công ty TNHH Hãng kiểm toán AASC cho thấy, vấn đề liên quan đến Toà nhà Citilight Tower là vô cùng nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới quyền lợi của Nhà nước, khi Công ty Vimedimex có vốn nhà nước chiếm tỷ lệ 10,23% vốn điều lệ, do Tổng Công ty dược Việt Nam đại diện phần vốn góp. Đặc biệt, tại thời điểm góp vốn xây dựng tòa nhà, đến khi đưa vào khai thác vận hành, vốn nhà nước chiếm tỷ lệ 51% vốn điều lệ sau khi cổ phần hóa. Việc giải quyết các vấn đề nêu trên cần đảm bảo quyền lợi hợp pháp của các bên liên quan, của nhà nước và tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của pháp luật.
Thứ hai: Công bố ý kiến chỉ đạo của Tổng công ty dược Việt Nam
Ngày 30-9-2020, Công ty Vimedimex đã có văn bản kèm theo hồ sơ, tài liệu, chứng từ báo cáo gửi Tổng Công ty Dược Việt Nam và Thanh tra Bộ Y tế về toàn bộ sự việc trên và đã nhận được 02 công văn chỉ đạo của Tổng Công ty Dược (Công văn số 520/TCTD-KHĐT và Công văn số 561/TCTD-KHĐT) trong đó, nếu rõ nội dung “đề nghị Công ty CP Y Dược phẩm Vimedimex:
a) Thực hiện đúng, đầy đủ các quy định của pháp luật về đất đai, xây dựng, đầu tư, pháp luật về hợp đồng, về tài chính, kế toán và các quy định khác có liên quan đến việc quản lý, sử dụng Toà nhà 45 Võ Thị Sáu, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh.
b) Sử dụng đất, tài sản tại Toà nhà 45 Võ Thị Sáu, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh đúng mục đích và các quy định đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt”.
Thứ ba:Công bố Nghị quyết của Hội đồng quản trị về định hướng giải quyết các vấn đề liên quan đến Toà nhà Citilight Tower
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Tổng công ty dược phẩm Việt Nam, Hội đồng quản trị Công ty Vimedimex đã thống nhất các nội dung theo chỉ đạo của Tổng Công ty Dược Việt Nam và tiếp đến là ý kiến chỉ đạo của Bộ Y tế (sau khi có kết quả thanh tra của Bộ Y tế về giải pháp khắc phục những tồn tại trong báo cáo kết quả kiểm toán hoạt động góp vốn, đầu tư xây dựng và phân chia lợi nhuận tại Toà nhà 45 Võ Thị Sáu) tại Nghị quyết số 25/2020/NQ-VMD ngày 19-10-2020 của Hội đồng quản trị Công ty Vimedimex,
Thứ tư: Thảo luận của các chủ thể góp vốn, đây là khoảng thời gian cần thiết để các chủ thể góp vốn nêu ý kiến, quan điểm của mình
Để chuẩn bị cho cuộc họp này, Công ty Vimedimex đã bố trí nguồn nhân lực để ghi chép đầy đủ tất cả các ý kiến của chủ thể góp vốn, đồng thời, sử dụng các phương tiện kĩ thuật hỗ trợ, để làm cơ sở báo cáo Bộ Y tế và Tổng Công ty Dược Việt Nam.
Tuy nhiên, đi ngược lại với thiện chí của Công ty Vimedimex, các chủ thể góp vốn đến dự họp hoàn toàn phản đối việc công bố kết quả kiểm toán, cản trở việc đại diện Công ty Vimedimex điều hành cuộc họp với vai trò chủ toạ, đe doạ và đuổi nhân viên của Công ty Vimedimex thực hiện các hoạt động hỗ trợ cuộc họp, đuổi đại diện của Tổng Công ty Dược Việt Nam tham gia họp và chỉ tập trung sử dụng toàn bộ mic tại phòng họp để đưa ra các lời lẽ xúc phạm Công ty Vimedimex và tạo không khí hỗn loạn, căng thẳng.
Chủ toạ của cuộc họp là ông Lê Thanh Long, Trưởng ban chỉ đạo kiểm toán của Toà nhà Citilight Tower đã cố gắng kiên nhẫn thuyết phục các chủ thể góp vốn đưa ra ý kiến tại phần thảo luận và đề nghị các chủ thể góp vốn để cho cuộc họp được diễn ra thuận lợi, tuy nhiên, các chủ thể góp vốn hoàn toàn không hợp tác. Đỉnh điểm là khi ông Lê Thanh Long dù không công bố được Báo cáo kiểm toán vẫn cố gắng mời bà Nguyễn Ngọc Dung, Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Vimedimex lên đọc Nghị quyết của Hội đồng quản trị thì số lượng lớn các chủ thể góp vốn đã nhanh chóng rời khỏi chỗ ngồi, lao lên sân khấu, vây quanh và buộc bà Nguyễn Ngọc Dung không được đọc nội dung của Nghị quyết, đồng thời sử dụng các mic khác trong hội trường để lấn áp tiếng nói của ông Lê Thanh Long và bà Nguyễn Ngọc Dung.
Đối diện với sự hỗn loạn mà các chủ thể góp vốn mang đến hội trường, ông Lê Thanh Long cố gắng thuyết phục các chủ thể chấm dứt việc gây rối, nhưng các chủ thể góp vốn đều to tiếng phản đối việc tiếp tục họp và phần lớn trong số các chủ thể đều tràn ra hội trường, tiếp tục đuổi nhân viên của Công ty Vimedimex và đại diện của Tổng Công ty Dược Việt Nam. Nhận thấy, mọi nỗ lực để tổ chức họp và tạo ra sự đối thoại với các chủ thể góp vốn là không thể thực hiện, đại diện Công ty Vimedimex đã tuyên bố chấm dứt họp và rời khỏi hội trường.
Một số chủ thể góp vốn đã vận động toàn bộ các chủ thể có mặt tại hội trường về việc thực hiện các hoạt động biểu tình và phát cho từng cá nhân đồng phục in nội dung phản đối Sở Tài nguyên và môi trường, xúc phạm Công ty Vimedimex.
Đại diện Công ty Vimedimex, ông Lê Thanh Long cho biết: “bản thân ông cũng như các nhân viên của Công ty Vimedimex hoàn toàn bất ngờ với cách hành xử của các chủ thể góp vốn. Trước đây, các chủ thể góp vốn đã gửi đơn thư khắp nơi để xúc phạm Công ty Vimedimex với rất nhiều nội dung không đúng sự thực và buộc tội Công ty không tổ chức đối thoại với các chủ thể góp vốn. Tuy nhiên, khi kết quả kiểm toán đã chính thức hoàn thành, các nội dung đã chỉ ra rất nhiều sai phạm, Công ty Vimedimex công khai tổ chức cuộc họp thì các chủ thể góp vốn lại kiên quyết ngăn cản, gây rối và tiếp tục luận điệu xúc phạm Công ty, cố tình không để việc công bố Báo cáo kiểm toán được thực hiện”.
Ông Long cũng cho biết, bản thân vô cùng bức xúc vì việc các chủ thể góp vốn ngang nhiên đuổi đại diện của Tổng Công ty Dược Việt Nam, đây là cơ quan đại diện cho phần vốn góp nhà nước, đặc biệt tại thời điểm cổ phần hóa, từ công ty nhà nước sang Công ty cổ phần, ngày 16-3-2007, Bộ tài chính, Bộ y tế, Tổng Công ty dược Việt Nam thực hiện bàn giao ô đất 45 Võ Thị Sáu, tại phường ĐaKao, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh tại Biên bản bàn giao của doanh nghiệp Nhà Nước – Công ty Xuất nhập khẩu y tế II, với Hội đồng quản trị của Công ty cổ phần y dược phẩm Vimedimex. Như vậy, cách hành xử này, thể hiện thái độ và sự coi thường pháp luật rất rõ rệt của các chủ thể góp vốn đối với cơ quan quản lý nhà nước, đại diện phần vốn nhà nước tại công ty Vimedimex.
Ông Lê Thanh Long cũng cho biết, Công ty đã yêu cầu Văn phòng Thừa phát lại Sài Gòn lập vi bằng toàn bộ diễn biến của cuộc họp, đây là căn cứ xác thực về thực tế diễn ra tại cuộc họp ngày 27-10-2020. Công ty Vimedimex sẽ báo cáo bằng văn bản toàn bộ diễn biến cuộc họp, kèm theo vi bằng đã được lập số 837/2020/VB-TPLSG ngày 27-10-2020 gửi Tổng Công ty Dược Việt Nam, Thanh tra Bộ Y tế để xin ý kiến chỉ đạo cho các nội dung liên quan đến cuộc họp ngày 27-10-2020.
Theo quyết định, Trung tâm này sẽ tổ chức các hoạt động văn hóa, lễ hội đảm bảo nhu cầu du lịch, sinh hoạt, vui chơi giải trí, hoạt động thương mại, dịch vụ, thể dục thể thao theo quy định cho người dân thành phố và khách du lịch.
Dự án đường Vành đai 3 tại TP Hồ Chí Minh là một trong những dự án trọng điểm của quốc gia, tuy nhiên, đến nay, việc giải phóng mặt bằng vẫn đang gặp nhiều khó khăn. Đây cũng là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ thực hiện dự án và kế hoạch hoàn thành toàn bộ dự án theo dự kiến vào năm 2026.
Sở Giao thông Vận tải (GTVT) TP Hồ Chí Minh vừa có văn bản gửi UBND TP về việc điều chỉnh thời gian thí điểm tổ chức vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt điện trên địa bàn
Ngày 23/4, Hiệp hội Du lịch và Sở Du lịch TP.HCM đã phối hợp tổ chức công bố Lễ hội Bánh mì Việt Nam lần 2 năm 2024 với chủ đề "Bánh mì Việt Nam - Giá trị ẩm thực thế giới".
Theo thông tin từ Bộ Tài chính cho biết, mới đây Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Thanh Hóa đã xuất cấp không thu tiền gần 1.039 tấn gạo từ nguồn dự trữ quốc gia đến trung tâm 4 huyện của tỉnh Thanh Hóa.
Hội đồng xét xã đạt Tiêu chí quốc gia y tế xã cấp thành phố đã thống nhất với kết quả 85/85 xã, phường, thị trấn đủ điều kiện công nhận đạt Tiêu chí quốc gia về y tế xã.
Với tinh thần tấn công quyết liệt với tội phạm, chỉ sau 24 giờ điều tra, Công an huyện Như Xuân (Thanh Hoá) đã phát hiện, bắt giữ đối tượng Nguyễn Đức Phúc để điều tra về hành vi "Trộm cắp tài sản".
Ngay đầu năm đã có nhiều dấu hiệu cho thấy cánh cửa mở rộng hơn cho xuất khẩu (XK) nông sản Việt trong năm 2024. Chưa kể, ngay bên lề Hội nghị Bộ trưởng Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đang diễn ra, đã có một sự kiện hội nghị dành riêng cho các nước XK nông sản, nhằm tìm kiếm những cách thức cạnh tranh XK công bằng nhất.
UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 818/QĐ-UBND về việc ủy quyền cho Sở Xây dựng Hà Nội giải quyết, tiếp nhận một số thủ tục hành chính trong lĩnh vực xây dựng thuộc thẩm quyền quyết định của UBND thành phố.
UBND tỉnh yêu cầu tiếp tục thực hiện quyết liệt cải cách TTHC, tạo điều kiện “tốt nhất, nhanh nhất, thuận lợi nhất” cho doanh nghiệp khi đầu tư vào Nghệ An.
Các hãng tàu nước ngoài được tự tăng phụ phí xếp dỡ tại cảng mà không cần giải trình lý do. Đây là hệ lụy ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của doanh nghiệp (DN) xuất nhập khẩu (XNK) Việt Nam. Trong tình thế xung đột Biển Đỏ vẫn đang tác động mạnh đến hàng hóa Việt thì việc tăng phụ phí của các hãng tàu đã làm cho DN Việt “khó chồng khó”.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.