Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 được tổ chức từ ngày 27 - 30/6/2023. Không ít thí sinh đến thời điểm này vẫn chưa biết mình nên chọn ngành nghề nào.
Nhiều ngành “ế” thí sinh
Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT), năm 2022, cả nước có 521.263 thí sinh nhập học vào các trường đại học, đạt 83,39% so với chỉ tiêu, cao hơn số nhập học của các năm 2021, 2020.
Khối ngành Kinh doanh và Quản lý có tỉ lệ thí sinh trúng tuyển, xác nhận nhập học cao nhất (24,54%). Tiếp theo là nhóm ngành Máy tính và Công nghệ thông tin (11,79%), Công nghệ kỹ thuật (9,18%) và Nhân văn (8,68%), Sức khoẻ (6,35%).
Ngược lại, nhiều lĩnh vực đào tạo có tỉ lệ tuyển sinh thấp, dưới 1%, như: Dịch vụ xã hội (0,36%), Toán và thống kê (0,4%), Khoa học tự nhiên (0,44%), Thú y (0,51%)...
PGS.TS Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ GD-ĐT cho biết, năm qua có 64/330 cơ sở đào tạo đại học, cao đẳng tuyển sinh kém, mức độ tuyển đạt dưới 50%; 94/440 ngành tuyển sinh kém, không đảm bảo chất lượng, chỉ tiêu. Trong 3 năm liên tiếp, 4 lĩnh vực Nông lâm nghiệp và Thủy sản, Khoa học sự sống, Khoa học tự nhiên và Dịch vụ xã hội đều đứng đầu danh sách các lĩnh vực tuyển sinh kém nhất.
Theo PGS.TS Nguyễn Thu Thủy, các cơ sở đào tạo tuyển kém chủ yếu do các nguyên nhân như: chưa đủ uy tín, thương hiệu để hấp dẫn thí sinh, do vị trí địa lý, sự cạnh tranh khi chỉ tiêu hàng năm tăng, lĩnh vực đào tạo thí sinh ít có nhu cầu theo trào lưu xã hội. Hoặc đó là ngành đào tạo hẹp, ngành mới thí điểm đào tạo, ngành thiếu hấp dẫn về cơ hội việc làm và phát triển nghề nghiệp.
Bà Nguyễn Thu Thủy cho biết, trong vài năm vừa qua, tỷ lệ trúng tuyển và nhập học các ngành nông, lâm, thủy hải sản thấp hơn cả. Các ngành khoa học xã hội hay dịch vụ công cũng tương tự. Bởi thế, xã hội, doanh nghiệp đang thiếu hụt nhân sự những ngành này. Thậm chí, nhiều doanh nghiệp hay trường quốc tế về tận trường để tìm kiếm nhân lực.
Hơn nữa, đối với ngành nghề nông, lâm, thủy hải sản hiện nay đều được đào tạo công nghệ cao, không phải thủ công như hình dung của nhiều người. Các trường đã ứng dụng công nghệ cao trong việc giảng dạy và thực hành. Qua đó để thấy việc truyền thông cho các học sinh, sinh viên là rất cần thiết để thay đổi định kiến của các em. Nhà trường cần có giải pháp để khắc phục tình trạng này, giúp sinh viên có cái nhìn toàn diện về cơ hội nghề nghiệp của các ngành học sau khi tốt nghiệp.
Bà Thủy khuyến cáo, các trường đại học cần nắm bắt thị trường lao động, sự khác biệt trong quan niệm và nhu cầu của giới trẻ trong chọn trường, chọn ngành của thí sinh. Trường cũng cần đổi mới nội dung ngành và chương trình đào tạo, môi trường và phương pháp đào tạo, truyền thông và quảng bá tuyển sinh. Các bộ, ngành sử dụng nguồn nhân lực cần thực hiện cơ chế đặt hàng đào tạo.
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn cho biết, hiện nay Bộ GD-ĐT được Chính phủ giao xây dựng đề án về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ phát triển công nghệ cao. Bộ GD-ĐT đề xuất những giải pháp trong đề án này để có những giải pháp chính sách hỗ trợ, kết nối nhà trường doanh nghiệp, gắn kết đào tạo nghiên cứu và hợp tác quốc tế, tăng sự thu hút của ngành nghề với học sinh. Đồng thời, tăng các điều kiện đảm bảo chất lượng phòng thí nghiệm, thực hành, đặc biệt hỗ trợ đào tạo sau đại học trong lĩnh vực này. Đề án này hiện đang được Bộ GD-ĐT hoàn thiện.
Nên chọn ngành theo sở trường
Chia sẻ trong các buổi tư vấn về lựa chọn ngành nghề, PGS.TS Nguyễn Thu Thủy nhận định, các em học sinh khi bước chân vào THPT là đã cần phải tìm hiểu dần định hướng các em mong muốn, xác định được thế mạnh của mình ở đâu. Nếu hiện giờ còn đang phân vân, thí sinh có thể xem xét những thông tin về dự báo ngành nghề, dự báo về nhu cầu nguồn nhân lực của các bộ, ngành, của các lĩnh vực công bố định kỳ để xem nhu cầu phát triển tương lai của ngành nghề như thế nào. Các địa phương cũng có những chiến lược phát triển nguồn nhân lực của địa phương trong từng thời kỳ, các em cần tham khảo ở địa phương mình.
Ngoài ra, các em cũng nên tìm hiểu chính sách về tín dụng cho sinh viên để tận dụng trong quá trình học tập đại học. PGS.TS Trần Trọng Nguyên, Giám đốc Học viện Chính sách và Phát triển cho biết: “Có nhiều thí sinh lựa chọn ngành học theo phong trào, theo sự chỉ định của gia đình, người thân. Hoặc đơn giản là thấy bạn mình chọn ngành học đó nên cũng chọn theo. Cũng có những em lựa chọn theo xu thế của xã hội, số đông xã hội cho rằng ngành đó đang “hot”, là đẳng cấp thì các em chọn. Trong khi các em cũng chưa chắc đã hiểu biết hay yêu thích ngành đó. Điều này dẫn đến việc, sau một thời gian học, các em tự thấy mình không phù hợp ngành đã chọn, động lực học tập không còn.
Vì vậy, các em cần xét xem bản thân mình thích ngành gì, năng lực bản thân có phù hợp không? Ngoài ra, các em cần lưu ý đến các năng lực về sức khỏe, tài chính...”.
PGS.TS Nguyễn Phú Khánh, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Phenikaa nhận định, mọi thứ đã khác rất nhiều so với chỉ 2 năm trước. Công nghệ phát triển nhanh, các ngành nghề truyền thống như thủy sản, nông lâm, du lịch… không được lựa chọn nhiều như trước. Nếu chúng ta đặt tâm thức, có thái độ tốt, quyết tâm không sợ thất bại thì chúng ta có thể giữ được ngành nghề này.
Còn nếu chạy theo những ngành “hot” thì 5 - 7 năm sau chưa chắc đã là lựa chọn tốt. Những ngành nghề phát triển hiện nay gồm ngành công nghệ thông tin liên quan nhiều đến IA, trí tuệ nhân tạo; tự động hóa liên quan đến cơ điện tử, cơ khí, điện tử viễn thông; các ngành kinh tế, kinh doanh; nhóm ngành sức khỏe, làm đẹp. Đây là những nhóm áp dụng công nghệ rất nhiều.
Điều quan trọng là thí sinh nên tham chiếu với điểm chuẩn, với kết quả đã có từ những năm tuyển sinh trước. Đây là một gợi ý quan trọng để các em đăng ký thứ tự nguyện vọng để có khả năng đỗ cao nhất.
Thí sinh có 20 ngày xét tuyển đại học năm 2023
Theo kế hoạch, thí sinh đăng ký, điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển (không giới hạn số lần) trong thời gian từ ngày 10/7 đến 17h00 ngày 30/7. Từ ngày 12/8 đến 17h00 ngày 20/8, cơ sở đào tạo tải dữ liệu, thông tin xét tuyển; điểm thi tốt nghiệp THPT; kết quả học tập cấp THPT trên hệ thống; điểm các kỳ thi (nếu có); tổ chức xét tuyển.
Trước 17h ngày 22/8, cơ sở đào tạo thông báo thí sinh trúng tuyển đợt 1. Trước 17h ngày 6/9, thí sinh xác nhận nhập học trực tuyến đợt 1 trên hệ thống. Riêng khối ngành đào tạo sức khỏe, giáo viên, Bộ sẽ công bố ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào hôm 25/7. Từ đó, các trường đào tạo ngành này đưa ra mức điểm nhận hồ sơ xét tuyển (điểm sàn).
Như vậy, thời gian đăng ký nguyện vọng xét tuyển năm nay chỉ còn 20 ngày, trong khi năm 2022 là một tháng. Thời gian thí sinh biết điểm chuẩn và nhập học cũng sớm hơn 3 tuần so với mốc 17/9 và 30/9 của năm ngoái.
Những năm gần đây, xu hướng tổ chức thi hoặc sử dụng kết quả thi đánh giá năng lực để tuyển sinh đầu vào ngày càng được nhiều cơ sở đào tạo đại học, cao đẳng lựa chọn. Bên cạnh tăng thêm lựa chọn cho thí sinh, việc đa dạng hóa phương thức tuyển sinh cũng giúp các trường tuyển chọn được thí sinh phù hợp. Việc “mở toang” cánh cửa đại học tạo cơ hội, tăng tính công bằng cho những học sinh thuộc nhóm “bị thua kém” trong xã hội về kinh tế. Nhưng, điều này cũng có thể khiến cho giáo dục đại học trở thành “đại chúng”. Vậy đâu là phương án tối ưu?
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1621/QĐ-TTg điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không Sa Pa, tỉnh Lào Cai theo phương thức đối tác công tư.
Ông Phạm Văn Thiều - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu vừa ký ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình quốc gia Bảo vệ và Phát triển nguồn lợi thủy sản đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh.
Bác sĩ (BS) Đỗ Doãn Bách - Bệnh viện Bạch Mai Hà Nội luôn tâm niệm, phải học cách yêu thương con người trước khi trở thành một BS, khi đó sẽ có vô vàn cách thức để cứu chữa người bệnh.
Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan, ngôi nhà chung ngành Y chứa biết bao trái tim, khối óc nhân ái, tài năng, luôn tràn đầy nhiệt huyết, tận tâm vì nghề, cùng nhau hướng tới mục tiêu nâng cao sức khỏe người dân cả về thể chất và tinh thần; Viết tiếp những kỳ tích của nền y học nước nhà.
Hơn 1.000 bạn trẻ TP Hồ Chí Minh tham gia các hoạt động ra quân Tháng Thanh niên 2024 chủ đề "Thanh niên xung kích tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng".
Tối nay (26/2), tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội) sẽ diễn ra chương trình tôn vinh Thầy thuốc Việt Nam và trao giải cuộc thi viết "Sự hy sinh thầm lặng" lần VI.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.