Hà Nội 17 °C
TP Hồ Chí Minh 30 °C
Hải Phòng 20 °C
Đà Nẵng 24 °C
Yên Bái 16 °C
  • Hà Nội Hà Nội 17°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 30°C
  • Hải Phòng Hà Nội 20°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 24°C
  • Yên Bái Hà Nội 16°C

Trục đô thị ven sông Sài Gòn, “cánh cửa mới” của tỉnh Bình Dương

Pháp luật về kinh tế
07/12/2024 13:16
Duy Trường - Đức Lộc
aa
Với lợi thế đó, Bình Dương đã phê duyệt đề án phát triển đô thị ven sông Sài Gòn, tạo trục giao thông mới, chia sẻ áp lực giao thông với các trục giao thông theo hướng Bắc – Nam. Đồng thời, đánh thức tiềm năng “kinh tế ban đêm”, giúp khai thác các quỹ đất dọc tuyến ven sông tạo nguồn thu lớn cho ngân sách địa phương phục vụ đầu tư phát triển.

“Cánh cửa” tiềm năng

Lợi thế mang lại từ hai dòng sông Sài Gòn và sông Đồng Nai, tỉnh Bình Dương đang từng bước “đánh thức” tiềm năng của những đô thị ven sông. Đặc biệt, tuyến đường ven sông Sài Gòn có ý nghĩa quan trọng trong việc khai thác vận tải và du lịch, phát triển đô thị của tỉnh...

UBND tỉnh Bình Dương vừa phê duyệt đầu tư tuyến đường ven sông Sài Gòn đi qua 4 địa phương, gồm TP Thuận An, TP Thủ Dầu Một, TP Bến Cát và huyện Dầu Tiếng. Tuyến đường ven sông này sẽ có điểm đầu tại rạch Vĩnh Bình (phường Vĩnh Phú, TP Thuận An), điểm cuối tuyến tại thị trấn Dầu Tiếng (huyện Dầu Tiếng), tổng chiều dài toàn tuyến khoảng 94km.

Trung tâm thương mại dịch vụ Bạch Đằng - một trong những khu đô thị ven sông Sài Gòn tại TP. Thủ Dầu Một.
Trung tâm thương mại dịch vụ Bạch Đằng - một trong những khu đô thị ven sông Sài Gòn tại TP. Thủ Dầu Một.

Về xu thế chung, dải đô thị ven sông Sài Gòn là dải đô thị mềm, xanh mang đậm nét văn hóa sông nước Nam Bộ. Đặc biệt với tỉnh Bình Dương hiện có khá nhiều lợi thế để phát huy tối đa tiềm năng của thiên nhiên ban tặng, ngoài ra, các nguồn lực cộng đồng sẵn có bao gồm các làng nghề, vườn cây ăn trái, các nét văn hóa đặc sắc sẽ là tiền đề quan trọng để xây dựng, phát triển các khu đô thị ven sông.

Theo Sở Xây dựng tỉnh Bình Dương, đây là công trình trọng điểm của Bình Dương, góp phần chống ngập do triều cường và xả lũ hồ Dầu Tiếng, phù hợp với các kịch bản biến đổi khí hậu, phòng chống sạt lở bờ sông, bảo đảm yêu cầu thoát lũ. Đồng thời hình thành nên trục kết nối thủy - bộ liên hoàn dọc theo sông Sài Gòn, tăng cường kết nối kinh tế - xã hội khu vực, cải tạo cảnh quan bờ sông, chỉnh trang và tạo điểm nhấn cho đô thị. Để đầu tư tuyến đường ven sông Sài Gòn, Bình Dương sẽ huy động nguồn vốn xã hội hóa kết hợp với nguồn vốn đầu tư công.

Theo dự kiến, tại địa phận TP Thuận An, giai đoạn đến năm 2030, đầu tư kết nối tuyến đường ven sông từ đường Gia Long đến rạch Bà Lụa; cải tạo đoạn tuyến từ rạch Bình Nhâm đến đường Châu Văn Tiếp và đoạn tuyến thuộc dự án cống ngăn triều Bình Nhâm; đầu tư cống kiểm soát triều rạch Vĩnh Bình - Lái Thiêu, bằng nguồn vốn đầu tư công.

Đoạn qua TP Thủ Dầu Một, có 2 phương án: Giai đoạn đến năm 2030, đầu tư kết nối các đoạn tuyến đường ven sông từ rạch Bà Lụa đến ranh khu vực phát triển đô thị Tân An bằng nguồn vốn xã hội hóa. Giai đoạn sau năm 2030, đầu tư đoạn tuyến từ ranh khu vực phát triển đô thị Tân An đến cầu Ông Cộ kết nối với đường ven sông địa phận Bến Cát, nguồn vốn đầu tư công.

Trên địa phận TP Bến Cát, huyện Dầu Tiếng, giai đoạn đến năm 2030, đầu tư các đoạn tuyến đường ven sông nằm trong dự án các cảng (An Tây, An Điền, Rạch Bắp, Phú Cường Thịnh, Bến Súc…), Khu di tích địa đạo Tam Giác Sắt và các khu vực phát triển đô thị.

Giai đoạn sau năm 2030, đầu tư các đoạn tuyến còn lại ngoài phạm vi dự án cảng, khu vực phát triển đô thị bằng nguồn vốn đầu tư công.

Hài hoà cảnh quan

Theo đánh giá của Sở Xây dựng Bình Dương, hiện ven sông Sài Gòn còn rất nhiều dư địa phát triển, thành phố này cũng đang cùng đơn vị tư vấn tính toán phát triển đô thị một cách hợp lý, hài hòa bảo đảm về quy mô, cảnh quan.

Dựa trên quy hoạch đô thị Thuận An, tuyến đường ven sông Sài Gòn kết nối từ cầu Bà Lụa (TP Thủ Dầu Một) đến cầu Vĩnh Bình, giáp TP.HCM tổng chiều dài toàn tuyến trên 13 km. Theo đó, hành lang ven sông Sài Gòn từ cầu Vĩnh Bình, phường Vĩnh Phú tới cảng An Sơn được quy hoạch là trục cảnh quan quan trọng của thành phố, kết nối với các trục đường chính đô thị và với TP.HCM. Ngoài ra, dọc hành lang sẽ hình thành một số bến thủy nội địa, tại những bến này sẽ hình thành các trung tâm dịch vụ cộng đồng để khai thác tối đa các hoạt động du lịch trên sông. Đây là tiền đề quan trọng để xây dựng các khu đô thị sinh thái, cao cấp ven sông trong thời gian tới.

Hành lang ven sông Sài Gòn từ cầu Vĩnh Bình, phường Vĩnh Phú tới cảng An Sơn được quy hoạch là trục cảnh quan quan trọng của thành phố, kết nối với các trục đường chính đô thị và với TP.HCM.
Hành lang ven sông Sài Gòn từ cầu Vĩnh Bình, phường Vĩnh Phú tới cảng An Sơn được quy hoạch là trục cảnh quan quan trọng của thành phố, kết nối với các trục đường chính đô thị và với TP.HCM.

Trước đó, Sở Quy hoạch - Kiến trúc TP. HCM và Viện Quy hoạch vùng Paris (IPR) cùng với tổ chức Khoa học và Chuyên gia Việt Nam toàn cầu (AVSE), cũng đã có báo cáo "Quy hoạch phát triển toàn diện hành lang sông Sài Gòn - Định hướng sông Sài Gòn trong quy hoạch tổng thể" đã xác định phạm vi nghiên cứu sông Sài Gòn được chia thành 4 phân khu.

Phân khu 1 - Khu Bắc kết nối bản sắc: khu này là đoạn sông băng qua huyện Củ Chi (TP.HCM) và TP. Bến Cát (tỉnh Bình Dương) dài hơn 48 km, đoạn này chủ yếu là nông thôn kéo dài. Nơi đây được dự định phát triển hình thức công viên tự nhiên mới để bảo tồn và nâng cao nền nông nghiệp, cảnh quan và di sản của khu vực ngoại ô.

Phân khu 2 - Giao diện trù phú bao trùm: đoạn này ngắn hơn đoạn 1 và phần lớn nằm ở ranh giới giữa tỉnh Bình Dương và TP. HCM. Đoạn này sông Sài Gòn đi qua cảnh quan đặc trưng của vùng ven đô thị, tạo ra không gian mới giao thoa giữa thành thị và nông thôn

Phân khu 3 – Thanh Đa trải nghiệm về nguồn: đoạn này bao trùm toàn bộ bán đảo Thanh Đa (TP.HCM), một khu vực rộng 400 ha và cảng Phước Long rộng 120 ha.

Phân khu 4 – Trung tâm cánh cửa tương lai: đoạn dài 16 km, kéo dài từ cầu Sài Gòn tới nơi hợp lưu với sông Đồng Nai - Nhà Bè. Đây là nơi thể hiện hình ảnh đẹp của đô thị với phần còn lại của đất nước và thế giới, đồng thời trưng bày những công trình tuyệt vời của đô thị.

Trong khi đó, Bình Dương nằm trong vùng kinh tế trọng điểm khu vực Đông Nam Bộ, đặc biệt, với tiềm năng vô giá từ sông Sài Gòn và sông Đồng Nai mang lại, địa phương này có nhiều lợi thế phát triển các đô thị ven sông. Thêm lợi thế nữa là quỹ đất tại 4 thành phố trực thuộc tỉnh Bình Dương như: Thủ Dầu Một, Thuận An, Tân Uyên, Bến Cát đủ để quy hoạch phát triển các đô thị ven sông.

Điển hình như TP Thuận An được ví như là một đô thị nén, mật độ dân số rất cao, việc triển khai xây dựng đô thị ven sông Sài Gòn là cần thiết. TP Thuận An cũng đang cùng đơn vị tư vấn tính toán phát triển đô thị một cách hợp lý, hài hòa bảo đảm về quy mô, cảnh quan.

Với tiềm năng vô giá từ sông Sài Gòn và sông Đồng Nai mang lại, Bình Dương có nhiều lợi thế phát triển các đô thị ven sông.
Với tiềm năng vô giá từ sông Sài Gòn và sông Đồng Nai mang lại, Bình Dương có nhiều lợi thế phát triển các đô thị ven sông.

Dựa trên quy hoạch đô thị Thuận An, tuyến đường ven sông Sài Gòn kết nối từ cầu Bà Lụa (TP Thủ Dầu Một) đến cầu Vĩnh Bình, giáp TP.HCM tổng chiều dài toàn tuyến trên 13 km. Theo đó, hành lang ven sông Sài Gòn từ cầu Vĩnh Bình, phường Vĩnh Phú tới cảng An Sơn được quy hoạch là trục cảnh quan quan trọng của thành phố, kết nối với các trục đường chính đô thị và với TP.HCM.

Gần như, toàn bộ các huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh Bình Dương đều được bao bọc bởi các dòng sông, vì vậy, Bình Dương đang có rất nhiều lợi thế phát triển đô thị ven sông mà nhiều địa phương khác mơ ước. Nhìn từ trên cao, Sông Sài Gòn phía bờ Đông kéo dài thành một trục dọc từ huyện Dầu Tiếng, chảy qua 3 thành phố (Bến Cát, Thủ Dầu Một, Thuận An) là điều kiện thuận lợi để quy hoạch, xây dựng cơ sở hạ tầng cho những khu đô thị ven sông. TP Tân Uyên nơi có sông Đồng Nai chảy qua hiện cũng là một trong những địa phương được đánh giá là có quỹ đất ven sông chưa khai phá hết tiềm năng. Ngoài ra, hệ thống cảng thủy nội địa, kết hợp với các tỉnh lộ chạy song song, kết nối với các đô thị lớn của tỉnh Đồng Nai cũng là lợi thế để quy hoạch, phát triển các khu đô thị ven sông.

Khai thác tiềm lực kinh tế ven sông

Trước đó, tại hội nghị với các tỉnh vùng Đông Nam Bộ, lãnh đạo các địa phương đã thống nhất với đề xuất định hướng quy hoạch và phát triển ven sông Sài Gòn và sông Đồng Nai.

Tỉnh Bình Dương và TP HCM xác định quy hoạch ven sông Sài Gòn có ý nghĩa quan trọng khai thác tiềm lực về kinh tế ven sông, cảng, du lịch, giao thông thủy, bảo vệ môi trường sinh thái, an ninh nguồn nước. Phát triển sông Sài Gòn là tổ hợp bao gồm trục giao thông bộ và thủy; trục kiến trúc và quy hoạch không gian; trục phát triển kinh tế - dịch vụ - du lịch; trục cảnh quan - môi trường; trục văn hóa - di sản và tâm linh; trục cư trú xã hội. Dù có những lợi thế quan trọng nhưng tỉnh Bình Dương vẫn chưa có quy hoạch bài bản nào về phát triển một khu đô thị ven sông.

Trong khi đó xu hướng phát triển khu đô thị ven sông, hiện nay TP.HCM vẫn là đầu tàu của khu vực phía Nam với hầu hết các dự án lớn. Điển hình đó là Vinhomes Grand Park quy mô 271 ha; The Global City quy mô hơn 117 ha; Sala Đại Quang Minh quy mô 257 ha; Vạn Phúc City quy mô 198 ha… Đồng Nai, một địa phương khác nằm trong tứ giác kinh tế trọng điểm khu vực Đông Nam Bộ hiện cũng có những dự án khu đô thị ven sông nổi bật như: Aqua City quy mô 1.000 ha; Biên Hòa New City quy mô 113.95 ha; Long Hưng City quy mô 227 ha; Khu đô thị du lịch sinh thái Đại Phước quy mô 75 ha…

Xu hướng phát triển khu đô thị ven sông, hiện nay TP.HCM vẫn là đầu tàu của khu vực phía Nam với hầu hết các dự án lớn.
Xu hướng phát triển khu đô thị ven sông, hiện nay TP.HCM vẫn là đầu tàu của khu vực phía Nam với hầu hết các dự án lớn.

Vì vậy, đề xuất định hướng quy hoạch và phát triển ven sông Sài Gòn và sông Đồng Nai, Bình Dương đang có những bước đi quan trọng để quy hoạch các khu đô thị xứng tầm.

Tại các hội nghị về phát triển vùng, lãnh đạo tỉnh Bình Dương nhấn mạnh, thiên nhiên đã ban cho Bình Dương hệ thống sông ngòi bao quanh rất đẹp, do đó, cần phải tận dụng tối đa các tiềm năng, đưa vào quy hoạch để nâng tầm đẳng cấp trong phát triển đô thị theo xu thế chung; khẳng định sông Sài Gòn là tuyến giao thông đường thủy có vai trò đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế. Để phát huy tối đa lợi thế đó, tỉnh Bình Dương sẽ quy hoạch và phát triển thêm hạ tầng giao thông đường bộ ven sông, theo lộ trình.

Về tiến độ dự án trục đường ven sông Sài Gòn, ông Trần Hùng Việt – Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh cho biết, về cơ bản, toàn tuyến đường ven sông qua địa bàn tỉnh Bình Dương chỉ mới được đầu tư xây dựng một số đoạn qua TP.Thuận An và TP.Thủ Dầu Một. Đường ven sông Sài Gòn trên địa bàn TP.Thuận An có tổng chiều dài khoảng 13,6km, đi qua các phường Vĩnh Phú, Lái Thiêu, Bình Nhâm, An Sơn (trong đó đoạn từ rạch Bình Nhâm đến đường Châu Văn Tiếp dài 1,68Km thuộc phường Bình Nhâm đã đầu tư xây dựng, còn khoảng 11,2km chưa đầu tư). Hiện hữu của tuyến là đường bờ bao sông Sài Gòn có kết cấu đường đất và đá, rộng mặt đường 5m-6m, phạm vi đã giải phóng mặt bằng 18m.

Đoạn qua địa bàn TP.Thủ Dầu Một tiếp giáp với đoạn qua địa phận TP.Thuận An tại rạch Bà Lụa và kết thúc tại cầu Ông Cộ. Tổng chiều dài 16,7km (bao gồm đường Nguyễn Văn Cừ đoạn đi qua phường Chánh Mỹ), đi qua địa bàn các phường: Phú Thọ, Chánh Nghĩa, Phú Cường, Chánh Mỹ, Tương Bình Hiệp và Tân An; qua các khu quy hoạch khu cảng Bà Lụa, khu biệt thự Phú Thịnh, khu biệt thự vườn Chánh Mỹ, khu đô thị sinh thái Chánh Mỹ, khu vực phát triển đô thị Tân An... Trong đó, đoạn đường Bạch Đằng, đường Bạch Đằng nối dài, đường Nguyễn Tri Phương (đoạn từ cầu Thủ Ngữ đến rạch Thầy Năng) đã và đang được đầu tư xây dựng, còn lại các đoạn trên tuyến chưa được đầu tư xây dựng khoảng 13,04km.

bài liên quan
Bình Dương: 400 ngày thi đua đặc biệt chào mừng Đại hội Đảng

Bình Dương: 400 ngày thi đua đặc biệt chào mừng Đại hội Đảng

Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương, Võ Văn Minh vừa ban hành Kế hoạch số 6788/KH-UBND phát động phong trào thi đua đặc biệt lập thành tích chào mừng Đại hội Đảng bộ các cấp, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XII, nhiệm kỳ 2025 – 2030 tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.
Thu hút 1,8 tỷ USD, Bình Dương đứng thứ 2 cả nước về vốn FDI

Thu hút 1,8 tỷ USD, Bình Dương đứng thứ 2 cả nước về vốn FDI

Ông Phạm Trọng Nhân - Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Bình Dương cho biết, với tốc độ tăng trưởng như hiện nay, dự kiến kết thúc năm 2024, Bình Dương sẽ thu hút được 1,8 tỷ USD, đưa Bình Dương đứng thứ 2 cả nước (sau TP HCM) về thu hút đầu tư nước ngoài.
Bình Dương bố trí vốn cho 236 công trình trọng điểm

Bình Dương bố trí vốn cho 236 công trình trọng điểm

Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bình Dương xác định năm 2025 là năm cuối của nhiệm kỳ, do đó cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và người dân phải nỗ lực, quyết tâm phấn đấu, thực hiện tốt các mục tiêu, nghị quyết. Trên cơ sở đó, UBND tỉnh Bình Dương vừa xem xét bố trí vốn cho 236 công trình trọng điểm của tỉnh với số vốn gần 35.000 tỷ đồng.
Bình Dương phê duyệt quy hoạch xây 4 cảng trên sông Sài Gòn

Bình Dương phê duyệt quy hoạch xây 4 cảng trên sông Sài Gòn

Hàng loạt dự án đô thị cảng, logistics và dịch vụ đã được UBND tỉnh Bình Dương phê duyệt đầu tư xây dựng dọc sông Sài Gòn theo tuyến Vành đai 4 TP. HCM.
Bình Dương đưa 15 khu đất công để đấu giá trong năm 2025

Bình Dương đưa 15 khu đất công để đấu giá trong năm 2025

Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương - Mai Hùng Dũng vừa đề nghị các sở, ngành, địa phương tổ chức rà soát, bổ sung hoàn chỉnh hồ sơ để trình xem xét thông qua việc đưa 15 khu đất công vào đấu giá trong năm 2025 nhằm tạo nguồn lực phát triển kinh tế xã hội.
Ngắm nhà cổ 110 năm giữa lòng cù lao xanh ở Bình Dương

Ngắm nhà cổ 110 năm giữa lòng cù lao xanh ở Bình Dương

Nhà cổ Dương Văn Hổ được xây dựng và hoàn thành từ những năm 1914 trên vùng đất cù lao Bạch Đằng, mang đậm phong cách kiến trúc của một ngôi nhà Nam bộ truyền thống.
Mới nhất
Đọc nhiều
Ngành Hải quan phối hợp thu giữ hơn 2 tấn ma tuý các loại

Ngành Hải quan phối hợp thu giữ hơn 2 tấn ma tuý các loại

Trong 11 tháng năm 2024, ngành Hải quan đã chủ trì, phối hợp với các lực lượng Công an, Bộ đội Biên phòng phát hiện, thu giữ được hơn 2 tấn ma tuý các loại.
Vi phạm quy định về khai thác khoáng sản Công ty cổ phần Hợp Nhất bị xử phạt 540 triệu đồng

Vi phạm quy định về khai thác khoáng sản Công ty cổ phần Hợp Nhất bị xử phạt 540 triệu đồng

Theo đó, UBND tỉnh Bắc Giang đã ban hành quyết định số 1966/QĐ-XPVPHC xử phạt 540 triệu đồng đối với Công ty cổ phần Hợp Nhất.
Xử phạt 635 triệu đồng đối với Công ty Cổ phần Khoa học sản xuất mỏ Bắc Giang

Xử phạt 635 triệu đồng đối với Công ty Cổ phần Khoa học sản xuất mỏ Bắc Giang

UBND tỉnh Bắc Giang đã ban hành quyết định xử phạt số 1962/QĐ-UBND quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty Cổ phần Khoa học sản xuất mỏ Bắc Giang.
Tin bài khác
Vi phạm quy định về khai thác khoáng sản Công ty cổ phần Hợp Nhất bị xử phạt 540 triệu đồng

Vi phạm quy định về khai thác khoáng sản Công ty cổ phần Hợp Nhất bị xử phạt 540 triệu đồng

Theo đó, UBND tỉnh Bắc Giang đã ban hành quyết định số 1966/QĐ-XPVPHC xử phạt 540 triệu đồng đối với Công ty cổ phần Hợp Nhất.
Xử phạt 635 triệu đồng đối với Công ty Cổ phần Khoa học sản xuất mỏ Bắc Giang

Xử phạt 635 triệu đồng đối với Công ty Cổ phần Khoa học sản xuất mỏ Bắc Giang

Theo đó, UBND tỉnh Bắc Giang đã ban hành quyết định xử phạt số 1962/QĐ-UBND quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty Cổ phần Khoa học sản xuất mỏ Bắc Giang.
Không công bố thông tin theo quy định Công ty Cổ phần Vinam bị xử phạt 92,5 triệu đồng

Không công bố thông tin theo quy định Công ty Cổ phần Vinam bị xử phạt 92,5 triệu đồng

Ủy ban Chứng khoán Nhà Nước (UBCKNN) đã xử phạt hành chính số tiền 92,5 triệu đồng đối với Công ty Cổ phần Vinam do không công bố đối với thông tin phải công bố theo quy định.
Xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt 32,63 tỷ USD trong nửa cuối tháng 11

Xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt 32,63 tỷ USD trong nửa cuối tháng 11

Với kết quả đạt được trong nửa cuối tháng 11/2024 đã đưa tổng trị giá xuất, nhập khẩu của cả nước trong 11 tháng/2024 đạt 715,56 tỷ USD, tăng 15,4%, tương ứng tăng 95,32 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước.
Công ty cổ phần Rạng Đông Holding bị xử phạt

Công ty cổ phần Rạng Đông Holding bị xử phạt

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa ban hành Quyết định về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với Công ty cổ phần Rạng Đông Holding.
Hà Nội lần đầu tiên thu ngân sách vượt 500.000 tỷ đồng

Hà Nội lần đầu tiên thu ngân sách vượt 500.000 tỷ đồng

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết, năm 2024, lần đầu tiên thành phố thu ngân sách vượt 500 nghìn tỷ đồng, chiếm khoảng 24,6% tổng thu cả nước.
Điều chỉnh cục bộ Quy hoạch phân khu đô thị N7 tại huyện Đông Anh

Điều chỉnh cục bộ Quy hoạch phân khu đô thị N7 tại huyện Đông Anh

UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 6360/QĐ-UBND về việc Điều chỉnh cục bộ Quy hoạch phân khu đô thị N7, tỷ lệ 1/5000 tại ô quy hoạch VII.2.3 tại xã Tiên Dương, huyện Đông Anh.
Hà Nội giao hơn 3.000m2 đất cho huyện Thạch Thất để đấu giá

Hà Nội giao hơn 3.000m2 đất cho huyện Thạch Thất để đấu giá

Trong tổng diện tích 3.165,1m2 được giao có 1.473,4m2 đất ở, 1.691,7m2 đất cây xanh, hạ tầng, giao thông. Hình thức giao đất với UBND huyện Thạch Thất là Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất.
Công ty cổ phần Tập đoàn Đất Xanh bị xử phạt 515 triệu đồng

Công ty cổ phần Tập đoàn Đất Xanh bị xử phạt 515 triệu đồng

Theo Uỷ ban chứng khoán nhà nước Công ty cổ phần Tập đoàn Đất Xanh đã vi phạm về công bố thông tin và thay đổi phương án sử dụng vốn từ đợt phát hành ra công chúng năm 2023.
Dự án The Nelson xây trong ngõ gây choáng với giá booking từ 135-175 triệu đồng/m2

Dự án The Nelson xây trong ngõ gây choáng với giá booking từ 135-175 triệu đồng/m2

Nằm tại ngõ 29 Láng Hạ, phường Thành Công, quận Ba Đình (Hà Nội) nhưng dự án The Nelson được quảng cáo là chung cư hạng sang với giá booking từ 135-175 triệu đồng/m2.
tong bi thu nguyen phu trong trong cong cuoc bao ve chu quyen bien dao cua to quoc

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong công cuộc bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc

(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
ha noi nhieu noi treo co ru truoc ngay quoc tang tong bi thu nguyen phu trong

Hà Nội: Nhiều nơi treo cờ rủ trước ngày Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
tong bi thu nguyen phu trong nha lanh dao ly luan xuat sac

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng – Nhà lãnh đạo, lý luận xuất sắc

(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
tinh cam dac biet cua nhan dan voi tong bi thu nguyen phu trong

Tình cảm đặc biệt của nhân dân với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
bo tu phap dung dau cac bo nganh ve chi so cai cach hanh chinh nam 2023

Bộ Tư pháp đứng đầu các bộ, ngành về Chỉ số Cải cách hành chính năm 2023

(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.