Tình trạng ngộ độc thực phẩm và nhiễm độc thực phẩm đang ngày càng gia tăng về số lượng và mức độ nghiêm trọng, thậm chí đã có nhiều trường hợp tử vong vì sử dụng thực phẩm không bảo đảm an toàn. Điều này một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh báo trong vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm.
Câu chuyện vệ sinh an toàn thực phẩm với diễn biến phức tạp
Thời gian qua, liên tiếp nhiều vụ ngộ độc thực phẩm đã xảy ra ở một số địa phương trên cả nước khiến dư luận lo lắng. Qua đó có thể thấy, ATVSTP không phải là vấn đề mới nhưng vẫn luôn là câu chuyện nhức nhối và diễn biến phức tạp.
Một trong những vụ ngộ độc thực phẩm gây xôn xao dư luận là vụ hơn 300 người bị do ngộ độc phải nhập viện điều trị sau khi ăn bánh mì Phượng ở thành phố Hội An (Quảng Nam). Cơ sở này đã vi phạm các điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm; khu vực sơ chế chưa đảm bảo vệ sinh, chưa phân biệt giữa khu vực bảo quản nguyên liệu, thực phẩm, khu vực sơ chế, chế biến và khu vực khác; không có dụng cụ thu gom, chứa đựng rác thải, chất thải đảm bảo vệ sinh. Các dụng cụ sơ chế, chế biến chưa đảm bảo vệ sinh.
Mới đây nhất, là vụ ngộ độc hàng loạt xảy ra đêm 29/9 do ăn bánh ngọt trong tiệc liên hoan trung thu tại một chung cư ở TP.HCM. Hậu quả khiến 1 em nhỏ tử vong.
Trước đó, từ ngày 25/8 đến 9/9, trên địa bàn tỉnh Điện Biên liên tục xảy ra 5 vụ ngộ độc thực phẩm với 46 ca mắc và 1 ca mắc đơn lẻ, xảy ra tại các huyện: Điện Biên Đông, Tủa Chùa, Điện Biên và thành phố Điện Biên Phủ. Nguyên nhân vụ ngộ độc được kết luận là do những người này đã ăn bún có nhiễm vi sinh vật.
Những lưu ý để phòng, tránh ngộ độc
Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, nguyên giảng viên Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội, ngộ độc thực phẩm rất dễ xảy ra, đặc biệt là các bếp ăn phục vụ đông người.
Đây là vấn đề muôn thuở, xảy ra từ gia đình, nhà trường và ngoài xã hội. Các vụ ngộ độc tập thể, ngộ độc ở trường học luôn là tâm điểm gây xôn xao dư luận và gây bức xúc cho xã hội.
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh cho hay, vi khuẩn gây ra chất độc luôn có trong môi trường sống xung quanh chúng ta và có nhiều yếu tố gây tổn hại đến sức khỏe. Với những bữa ăn tập thể, những bếp ăn đông người, hầu hết thức ăn được nhà cung cấp mua về dự trữ trong kho để cung cấp cho các bếp ăn. Vì mua sẵn với số lượng lớn nên mua ồ ạt, không chọn lọc, cùng với thời gian bảo quản kéo dài nên nguy cơ nhiễm khuẩn thực phẩm là rất lớn.
Thực phẩm có nhiều nguồn nhiễm độc khác nhau. Ngay sau khi ăn xong mà bị đau bụng, nôn mửa là đã nhiễm độc tố của vi sinh vật do quá trình bảo quản thực phẩm.
“Bếp ăn càng đông người thì lượng thực phẩm cần mua và dự trữ càng lớn. Trong quá trình dự trữ có 2 giai đoạn, dự trữ của người cung cấp thực phẩm và dự trữ của cơ sở nấu ăn. Nếu không bảo quản đúng cách, đúng tiêu chuẩn thì nguy cơ thực phẩm bị nhiễm độc là rất lớn, đặc biệt là các thực phẩm giàu protein như thịt, cá. Ngoài ra, càng nhiều món ăn thì số người tham gia chuẩn bị càng lớn, vì vậy không loại trừ khả năng chính bản thân người nấu ăn ấy gây nhiễm bẩn cho thực phẩm, thức ăn, từ đó làm tăng nguy cơ ngộ độc”, ông Nguyễn Duy Thịnh nói.
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh khuyến cáo, với các bữa ăn đông người cần lưu ý các khâu: lựa chọn thực phẩm, nhà cung ứng sản phẩm; công tác vệ sinh trong tiêu dùng; người tham gia bếp ăn phải bảo đảm các điều kiện an toàn vệ sinh, bảo quản thực phẩm, dụng cụ chế biến…
Các bếp ăn tập thể thì phải có người chủ trò đứng ra tổ chức, phải có ban tổ chức và chịu trách nhiệm quản lý từ đầu đến cuối, kiểm tra từng khâu một. Bếp ăn tập thể đã có quy định của Bộ Y tế và cụ thể là của Cục an toàn vệ sinh thực phẩm, quy định tiêu chuẩn của bếp ăn tập thể như thế nào, cách làm như thế nào để đạt quy chuẩn của Bộ. Bên cạnh đó, phải có bếp trưởng đứng ra nấu nướng, làm nhiệm vụ tổ chức bữa ăn, phải có trách nhiệm trước cơ quan chức năng, kiểm tra chi tiết quá trình nấu ăn, tuyển chọn nguyên liệu, tránh để xảy ra những sự việc đáng tiếc, ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Các chuyên gia y tế cũng đưa ra lời khuyên, sau khi người bệnh ăn thực phẩm hoặc đồ uống bị ô nhiễm, có thể mất vài giờ hoặc vài ngày trước khi xuất hiện các triệu chứng. Nếu gặp các triệu chứng ngộ độc thực phẩm như tiêu chảy hoặc nôn mửa, hãy uống nhiều nước để tránh mất nước. Lưu ý, không tự ý sử dụng thuốc cầm tiêu chảy, thuốc chống nôn, thuốc kháng sinh khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Việc cần làm trước tiên là bù nước và điện giải cho người bệnh.
Đối với các trường hợp ngộ độc nặng có triệu chứng như đau bụng, ói mửa, tiêu chảy, sốt… cần được nhập viện để điều trị và theo dõi. Bệnh có thể gây nguy hại đến sức khỏe con người nếu không được điều trị kịp thời.
Để phòng ngộ độc thực phẩm, cần cẩn thận trong khâu chọn lựa và chế biến thực phẩm; chọn mua những thực phẩm tươi sống, còn hạn sử dụng, có xuất xứ rõ ràng.
Bảo quản thực phẩm ở nhiệt độ phù hợp, không để lẫn thực phẩm sống với thức ăn chín; ăn uống hợp vệ sinh (không ăn thức ăn sống, hay nấu chưa kỹ, không ăn thức ăn để qua đêm; đảm bảo dụng cụ chế biến thức ăn cũng như nơi chế biến thức ăn sạch sẽ.
Chủ tịch tỉnh Lào Cai vừa ban hành Quyết định xử phạt hành chính đối với hộ kinh doanh Phạm Thị Thuyết (Căng tin Trường Cao đẳng Lào Cai), khiến hàng chục người bị ngộ độc.
Sở Y tế tỉnh Lào Cai vừa công bố kết luận chính thức về vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra tại Trường Cao đẳng Lào Cai cơ sở 1, phường Bắc Cường, thành phố Lào Cai.
Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) khuyến nghị khách hàng cần nhanh chóng cập nhật giấy tờ tùy thân còn hiệu lực và hoàn thành đối chiếu khớp đúng với thông tin sinh trắc học của chủ tài khoản/thẻ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước (NHNN).
UBND tỉnh Bình Dương vừa khởi công xây dựng Dự án nhà ga metro với tổng mức đầu tư 2.400 tỷ đồng, kết nối vùng kinh tế động lực phía Nam là TP HCM – Bình Dương.
Nhờ làm tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, trong những năm gần đây, chất lượng đội ngũ cán bộ Công an Bạc Liêu ngày càng được nâng cao. Qua đào tạo, cán bộ, chiến sĩ được tiếp thu, trang bị nhiều kiến thức về chính trị, pháp luật, nghiệp vụ, từ đó
Chiều 20/11, tại Bình Thuận, đại diện BTC cuộc thi Hoa hậu Biển Việt Nam 2024 và Đài Phát Thanh – Truyền hình tỉnh Bình Thuận đã chính thức ký kết hợp tác trong việc tổ chức và truyền thông cho cuộc thi, hứa hẹn mang đến cho khán giả những trải nghiệ
Ngày 30/10 tại Hà Nội, trước sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) cùng các đối tác đã ký kết các hợp đồng liên quan và triển khai chuỗi dự án khí – điện Lô B, đánh dấu bước tiến quan trọng của chuỗi dự án trọng điểm đã kéo dài gần 20 năm này.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.