“Sự tập trung quá lớn dự án điện mặt trời ở các tỉnh có bức xạ cao như Ninh Thuận, Bình Thuận, cùng với sự thiếu chủ động của Bộ Công Thương trong dự báo, triển khai các biện pháp cần thiết dẫn đến các dự án điện mặt trời không giải tỏa hết công suất”, Bộ trưởng Bộ Công Thương nói.
Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh trả lời chất vấn - Ảnh: VGP
Vỡ quy hoạch điện mặt trời
Tại Quốc hội chiều 6.11, Đại biểu Nguyễn Xuân Tuấn (Ninh Bình) chất vấn Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh vế vấn đề điện mặt trời.
Theo ông Tuấn, việc sử dụng điện mặt trời quá nhiều trong thời gian vừa qua dẫn tới quá tải lưới điện quốc gia. Trách nhiệm Bộ trưởng khi phê duyệt xây dựng 87 nhà máy này? Bộ trưởng cho biết, khi phê duyệt, Tập đoàn điện lực có báo cáo khả năng quá tải của 87 nhà máy này hay không?
Cùng ý kiến, Đại biểu Lê Thu Hà (Lào Cai) đặt câu hỏi với Tư lệnh ngành công thương: “Có hay không vỡ quy hoạch điện mặt trời trong Quy hoạch điện VII, khi quy hoạch năm 2020 đặt mục tiêu là 850 MW và 1200 MW tới 2030 nhưng do phát triển quá nóng, công suất hiện tại lên hơn 7.000 MW, gấp 9 lần ban đầu, với 121 dự án được cấp phép và 210 dự án đang chờ phê duyệt?",
Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết, sở dĩ số lượng dự án điện mặt trời vượt quy hoạch là do tại thời điểm phê duyệt Quy hoạch Điện VII (năm 2017), Bộ Công Thương chưa dự kiến được sự phát triển của loại hình này bởi “thời điểm đó công nghệ cũng như các điều kiện phát triển điện mặt trời không đủ để tạo đột biến”.
Còn mức giá 9,35 cent/kWh, Bộ trưởng cho biết, sở dĩ phải đưa ra mức giá ưu đãi đó vì Việt Nam đang đối diện với nguy cơ thiếu điện rất lớn vào năm 2019-2020.
“Điện mặt trời, điện gió được xem là một nguồn bổ sung đáp ứng cho nhu cầu phát triển. Trên thực tế, với mức giá 9,35 cent/kWh được duy trì đến hết 30.6.2019, ta đã có 4.900 MW điện mặt trời hoàn tất, đi vào vận hành, đóng góp lớn cho nguồn điện cả nước”, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh thông tin.
Tuy nhiên, Bộ trưởng cũng thừa nhận, sự phát triển quá nhanh của điện mặt trời đã kéo theo hệ lụy là sự quá tải của hệ thống truyền tải điện.
“Sự tập trung quá lớn dự án điện mặt trời ở các tỉnh có bức xạ cao như Ninh Thuận, Bình Thuận, cùng với sự thiếu chủ động của Bộ Công Thương trong dự báo, triển khai các biện pháp cần thiết dẫn đến các dự án điện mặt trời không giải tỏa hết công suất”, Bộ trưởng nói.
Trả lời về trách nhiệm của Bộ trưởng trong việc phê duyệt các dự án điện mặt trời dẫn đến tình trạng trên, ông thừa nhận có sự bất cập trong phối hợp tổ chức, các cơ quan chức năng giữa Bộ Công Thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và địa phương trong thẩm định, phê duyệt các dự án điện mặt trời.
"Tại diễn đàn, tôi xin nhận trách nhiệm trong việc chưa tổ chức thực hiện một cách đầy đủ và có sự bao quát, dự báo trước kịp thời để có đối sách, nhất là liên quan đến việc phát triển hệ thống truyền tải điện tương xứng nhằm đảm bảo giải tỏa công suất, không gây ra thiệt hại cho xã hội", Bộ trưởng nói.
Để giải quyết, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh đã báo cáo Chính phủ, xin bổ sung 15 dự án đường dây, trạm biến áp với mục tiêu đến năm 2020, tỉ lệ giải tỏa công suất của các dự án điện mặt trời có thể lên đến 60-70% (hiện tỉ lệ này là 30-40%).
Bộ trưởng cũng cho hay, điểm nghẽn cơ bản là trong điều kiện hạn chế về nguồn lực của Nhà nước và của Tập đoàn Điện lực quốc gia, nếu không đa dạng hóa được nguồn đầu tư cho phát triển hệ thống truyền tải điện, bao gồm cả hệ thống truyền tải và các trạm biến áp các cấp độ khác nhau thì sẽ tiếp tục hạn chế việc giải tỏa công suất và năng lực giải tỏa công suất, Bộ trưởng nhấn mạnh.
Chính vì vậy, Bộ trưởng cho biết về giải pháp dài hạn, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục cùng các bộ, ngành nghiên cứu, tham mưu báo cáo với Chính phủ và báo cáo với Quốc hội cho phép sửa đổi một số nội dung trong Luật Đầu tư và Luật Điện lực. Từ đó cụ thể và làm rõ cơ chế mới cho phép tiếp tục đa dạng hóa các nguồn đầu tư của xã hội phát triển hệ thống truyền tải điện, cụ thể là các đường dây 500kv, tạo cơ chế và có biện pháp cụ thể để khai thác nguồn lực này.
Tuy nhiên, Bộ trưởng cũng nhấn mạnh rằng cho phép xã hội hóa trong các vấn đề về truyền tải điện nhưng không có nghĩa là đánh mất vai trò độc quyền của Nhà nước.
Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 280/TB-VPCP ngày 4/6/2025 kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn, Trưởng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, Tổ trưởng Tổ công tác theo quyết định số 950/QĐ-TTg ngày 17/5/2025 của Thủ tướng Chính phủ tại cuộc họp Ban Chỉ đạo và làm việc với Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn về cao điểm đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
Chiều 27/5, tại Quốc hội, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, trình bày tờ trình Dự án Luật Đường sắt (sửa đổi), Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh cho biết, việc xây dựng Luật Đường sắt (sửa đổi) nhằm tiếp tục thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về chính sách phát triển đường sắt hiện đại, đồng bộ, bền vững, có trọng tâm, trọng điểm.
Ngày 27/5, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh đã chủ trì Phiên họp thứ nhất Ban chỉ đạo về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06. Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh, Thứ trưởng Mai Lương Khôi cùng dự.
UBND huyện Vị Xuyên (Hà Giang) vừa có Báo cáo về việc kiểm tra, xác minh thông tin phản ánh của Pháp luật Plus, đồng thời yêu cầu các đơn vị chức năng siết chặt công tác quản lý khai thác khoáng sản trên địa bàn.
Tuấn "Thần đèn" bị cáo buộc chỉ đạo "đàn em" là các đối tượng xã hội đe dọa, ép buộc doanh nghiệp và người dân tại Thanh Hóa nhằm chiếm đoạt tài sản có giá trị đặc biệt lớn.
Mục đích nhằm đánh giá hiệu quả hoạt động, từ đó phát huy vai trò, trách nhiệm điều hành của các sở, ban, ngành để thúc đẩy cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI).
Các chiến sĩ Đội CSGT số 6 đã nhanh chóng phối hợp với trường Tiểu học Nguyễn Du, quận Nam Từ Liêm, liên hệ hỗ trợ bé trai 6 tuổi đi lạc ở bến xe Mỹ Đình để gia đình đến đón.
Cục Cảnh sát ĐTTP về ma túy đã nghiên cứu, phân tích, đánh giá và chỉ ra 5 xu hướng diễn biến mới của tình hình tội phạm ma túy trong thời gian gần đây.
Tuấn "Thần đèn" bị cáo buộc chỉ đạo "đàn em" là các đối tượng xã hội đe dọa, ép buộc doanh nghiệp và người dân tại Thanh Hóa nhằm chiếm đoạt tài sản có giá trị đặc biệt lớn.
Chỉ sau 9 giờ tiếp nhận tin báo, Phòng Cảnh sát hình sự – Công an tỉnh Quảng Ninh đã nhanh chóng điều tra, truy xét và bắt giữ nghi phạm gây ra vụ trộm cắp tài sản tại phường Hồng Gai, TP Hạ Long, thu giữ toàn bộ tang vật vụ án.
Công an Hà Nội đã tạm giữ hình sự đối với Thái Ngọc Anh để điều tra hành vi cưỡng đoạt tài sản, với cáo buộc "chặt chém" 4,2 triệu đồng/cuốc xe của 2 người quê Lào Cai.
Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an (A05) phát hiện, xử lý các đối tượng tung tin thất thiệt trên mạng internet, gây ảnh hưởng tiêu cực đến kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 (Kỳ thi).
Sáng ngày 17/6, Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội mở lại phiên tòa phúc thẩm (sau 2 lần bị tạm hoãn) xét xử 25 bị cáo có kháng cáo trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn FLC.
Ngày 4/6, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác Trung ương đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kiên Giang và Thường trực Tỉnh ủy An Giang về tình hình triển khai các nghị quyết, kết luận của Trung ương; công tác tổ chức bộ máy; quốc phòng, an ninh
Công an tỉnh Tiền Giang đang tiến hành điều tra, làm rõ vụ một chủ doanh nghiệp kinh doanh lúa gạo nghi bị lừa đảo trên không gian mạng với số tiền trên 420 tỷ đồng.
Gần 1 tháng nay trên tuyến tỉnh lộ 337 và Quốc lộ 279 đoạn từ xã Thống Nhất đến cảng Làng Khánh (TP Hạ Long), thường xuyên xuất hiện hàng chục xe tải lớn chở đất chạy rầm rập suốt ngày đêm, cuốn theo bụi mù mịt.
Chiều 17/3, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm đồng chí Nguyễn Thanh Tú, Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế giữ chức Thứ trưởng Bộ Tư pháp.