Những ai đã từng đến Huế thường hay chọn những gói trà Cung đình về làm quà tặng, như gửi gắm nét hương vị Cố đô đến người thân. Tuy nhiên, ít ai biết được rõ những lợi ích đối với sức khỏe con người, khi sử dụng thương hiệu trà Cung đình Huế đúng cách.
Xuất thân từ chàng thanh niên bán trà dạo ở Chợ Đông Ba, ông Nguyễn Văn Phượng đã trải qua cuộc sống cơ cực nơi mảnh đất thần kinh. Tuy nhiên, không vì vậy mà làm mất đi những khát khao vươn lên làm giàu có sẵn trong dòng máu của người con quê hương Thái Bình.
Sau thời gian dài mày mò, nghiên cứu, ông đã cho ra đời thương hiệu Trà Cung đình Huế mang dấu ấn của giới quý tộc, vua chúa, với hương vị mang tinh hoa của hoa cỏ ba miền, bao gồm 16 vị thảo dược quý: Atisô, Cúc hoa, Cỏ ngọt, Hoài sơn, Đẳng sâm, Đại táo, Hồng táo, Hồi hoa, Cam thảo Bắc, Hoa lài, Hoa hòe, Thảo quyết minh, Khổ qua, Kỷ tử, Vối nụ, Tim sen. Mỗi vị thảo dược có một công dụng riêng, khi uống vào sẽ có tác động tốt đến từng bộ phận của cơ thể con người. Khi tinh chế lại với nhau theo một bí quyết gia truyền của ông Phượng sẽ tạo ra một sản phẩm độc đáo về công dụng.
Các thành phần của trà, được ông Phượng công khai trên bao bì sản phẩm. Tuy nhiên, hương vị đặc trưng của thương hiệu Trà Cung đình Huế không lẫn vào đâu được, so với sản phẩm trà thảo dược khác, bởi vì ông Phượng có một bí quyết bào chế bí truyền, đó là chọn giờ phù hợp để “Sao vàng hạ thổ” thảo dược theo quy luật hòa hợp, cân bằng âm dương.
Theo ông Nguyễn Văn Phượng cho biết, sản phẩm Trà Cung đình không sử dụng bất kỳ loại hóa chất phụ gia nào và được nhiều khách hàng sử dụng như một thức uống thanh nhiệt. Bên cạnh hương vị thanh ngọt dễ uống cho mọi lứa tuổi, trà còn mang lại nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, hỗ trợ điều trị chứng cao huyết áp, đau đầu, tim hồi hộp, mất ngủ, mát gan, đẹp da, bồi bổ khí huyết, giảm độc giúp tăng cường sức khỏe, thích hợp với người tiểu đường, giảm cholesterol.
Lúc sản phẩm trà mới ra đời, ông mang ra chợ Đông Ba pha để lữ khách dùng thử và góp ý, ông tôn trọng lắng nghe, điều chỉnh đến khi phù hợp với thị hiếu của tất cả người tiêu dùng đến từ khắp mọi miền, ông đã cho ra mắt thương hiệu Trà Cung đình như ngày nay.
Với vốn liếng ban đầu ít ỏi, ông đã dùng nhiều cách khác nhau để đưa sản phẩm đến tận tay khách hàng, khi thì mang đi ký gửi ở các cửa hàng tạp hóa, khi lại nhờ đội ngũ tài xế để giới thiệu trà đến khách du lịch, khi lại thấy ông xuất hiện ở chợ Đông Ba, cầm ấm trà pha cho khách dùng thử, thấy ngon, nhiều người đã quyết định mua về làm quà.
Ông Nguyễn Văn Phượng, Giám đốc Trà Cung đình Huế cho biết: “Trong những thời điểm chưa xảy ra dịch bệnh thì lượng trà cung đình Huế tiêu thụ mỗi tháng khoảng 20 tấn, nhưng khi dịch COVID-19 xuất hiện, sản lượng bán ra đã giảm mạnh xuống chỉ còn 50% so với tháng bình thường. Đứng trước khó khăn đó, tôi đã kết nối với các kênh phân phối lớn, đặc biệt là hệ thống Co.opmart thực hiện chương trình khuyến mãi giảm giá từ 10% đến 15% nhằm gia tăng sức mua của khách hàng. Đồng thời, công ty đã đẩy mạnh dịch vụ giao hàng, thu tiền tại nhà, cũng đã nhận được sự hưởng ứng nồng nhiệt từ người tiêu dùng”.
Ông Nguyễn Văn Phượng (người thứ 5, bên trái qua) tham gia diễn đàn Khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2020.
Không dừng lại ở thành công đó, ông luôn tìm tòi, nghiên cứu để cho ra đời nhiều dòng sản phẩm khác nhau từ trà như: Trà Cung đình G8 được bào chế từ 16 loại thảo dược, Trà Cung đình G9 cũng bao gồm các nguyên liệu từ trà G8 nhưng tỷ lệ các thảo dược quý nhiều hơn, Trà Cung đình G10 với nguyên liệu giống như 2 loại trên, nhưng khối lượng nhiều hơn, lại được chia thành từng gói nhỏ vừa uống và được hút chân không kỹ lưỡng.
Gần đây, ông Phượng còn cho ra đời Trà Cung đình Quý Phi dành riêng cho phái đẹp, với tác dụng làm giảm căng thẳng, tốt cho da, làm chậm tiến trình lão hóa, ngừa mụn, ngủ ngon, giảm béo. Còn Trà Cung đình Minh Mạng dành riêng cho nam giới, có tác dụng ngừa nguy cơ bị bệnh gout, giải độc gan, gan nhiễm mỡ, đào thải độc tố do các thứ rượu, bia, thuốc lá, tăng cường sinh lực. Riêng đối với Trà Cung đình Mẫu Hậu thì dành cho người già, cùng với những công dụng nổi bậc như ngăn ngừa cao huyết áp, tim mạch, giúp ngủ ngon, ăn ngon miệng.
Được biết, ngoài những đại lý truyền thống, sản phẩm Trà cung đình của ông đã có mặt tại siêu thị Aeon và hệ thống siêu thị Co.opmart trên toàn quốc. Ông cũng luôn có mặt tại các hội nghị xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu trong và ngoài nước, để giới thiệu sản phẩm xử sở Cố đô đến người tiêu dùng Việt Nam và quốc tế.
“Hiện tại, tôi đang đàm phán với Amazon để đưa hàng vào kênh này và sắp tới sẽ ra mắt một sản phẩm mới là Trà thảo mộc cung đình Huế dạng đóng chai, thuận tiện cho mọi người sử dụng. Tuy nhiên, tôi đang cân nhắc để chọn thời điểm phù hợp để tung sản phẩm mới ra thị trường, sau khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát hoàn toàn”, Ông Nguyễn Văn Phượng chia sẻ.
Ông Nguyễn Văn Phượng tham gia hội nghị xúc tiến thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ năm 2019.
Ngày nay, Trà Cung đình Huế không chỉ dành cho thú vui thưởng trà của các vị quý tộc, mà còn là sản phẩm phổ biến, phù hợp cho mọi lứa tuổi, mọi thành phần trong xã hội. Ngoài tác dụng tốt cho sức khỏe đến từ các vị thảo dược quý, người tiêu dùng còn bị chinh phục bởi nghị lực, tầm nhìn xa rộng và khát khao vươn đến sự hoàn hảo của ông “vua” Trà Cung đình Nguyễn Văn Phượng.
“Tay em trổ vàng, tay anh chạm bạc” – Đó là câu hát nhạc sĩ Vĩnh An miêu tả về làng nghề chạm bạc Đồng Xâm nổi tiếng, có lịch sử hàng trăm năm ở Thái Bình.
Những năm gần đây, món Việt bừng nở trên các diễn đàn yêu ăn uống thế giới. Cộng đồng quốc tế biết nhiều đến ẩm thực Việt, bên cạnh những món ăn ngon đến nức lòng, còn có một thế hệ đầu bếp trẻ tài hoa, giàu sáng tạo và tâm huyết, đang miệt mài đem tinh hoa ẩm thực Việt đi khắp năm châu…
Những ai đã từng đến Huế thường hay chọn những gói trà Cung đình về làm quà tặng, như gửi gắm nét hương vị Cố đô đến người thân. Tuy nhiên, ít ai biết được rõ những lợi ích đối với sức khỏe con người, khi sử dụng thương hiệu trà Cung đình Huế đúng cách.
Sau 3 tập thơ: ‘Viết cho người tình mơ”, “Anh chờ qua trăng” và “Tình hoa”, tác giả Phạm Quốc Cường tiếp tục ra mắt bạn đọc tập thơ thứ 4 mang tựa đề “Tình yêu còn lại”.
Món đồ ăn vặt có tên “chè heo tắm tiên” đang gây sốt khắp “chợ mạng” những ngày gần đây. Nhiều người vì muốn thưởng thức loại chè này đã chi ra cả trăm ngàn đồng để mua một ly chè ship từ trong Sài Gòn ra Hà Nội.
Hoàng thất thời xưa chỉ định thái giám, hoạn quan làm việc trong hậu cung không chỉ để phòng ngừa các phi tần, mỹ nữ tư thông với người ngoài, còn là để củng cố quyền vị của hoàng đế.
Tha thứ, hai chữ nghe thật nhẹ nhàng, nhưng để thực hiện lại không dễ dàng chút nào. Trong cuộc sống, không ai tránh khỏi những tổn thương hay bất công từ người khác.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 162/2024/NĐ-CP ngày 20/12/2024 quy định điều kiện cấp Giấy phép đối với quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô và điều kiện đối với chủ sở hữu của tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên,
Ông Phạm Văn Thiều - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu vừa ký ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình quốc gia Bảo vệ và Phát triển nguồn lợi thủy sản đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh.
Liên quan đến nữ giáo viên tại Tuyên Quang bị một nhóm học sinh có hành vi thiếu chuẩn mực, Bộ GD&ĐT yêu cầu xử lý nghiêm khắc theo đúng mức độ vi phạm đối với các cá nhân và tập thể có liên quan.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 1300/CĐ-TTg ngày 5/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Giáp Thìn và Lễ hội xuân 2024.
Bảo đảm an sinh xã hội (ASXH), chuyển từ hỗ trợ nhân đạo sang bảo đảm quyền an sinh của công dân là một trong những điểm nhấn được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu ra tại Hội nghị quán triệt Nghị quyết 42-NQ/TW của TW8, khóa XIII. Đó là một trong những thành tựu sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 15-NQ/TW của TW15, khóa XI.
Bộ Giao thông vận tải, vừa ban hành Thông tư số 34/2023/TT-BGTVT điều chỉnh khung giá dịch vụ vận chuyển hành khách trên các đường bay nội địa. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 03 năm 2024.
Sáng nay, ngày 5/12, Kỳ họp thường lệ cuối năm (Kỳ họp thứ 14) HĐND TP Hà Nội khoá XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 chính thức khai mạc. Theo dự kiến, kỳ họp diễn ra từ ngày 5 đến 8/12 để xem xét, thông qua 67 nội dung gồm 25 báo cáo và 42 nội dung ban hành nghị quyết.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.