Hoàng thất thời xưa chỉ định thái giám, hoạn quan làm việc trong hậu cung không chỉ để phòng ngừa các phi tần, mỹ nữ tư thông với người ngoài, còn là để củng cố quyền vị của hoàng đế.
Xã hội phong kiến cổ đại, địa vị phụ nữ rất thấp, bởi vậy dù đàn ông có thể cưới vợ ba, vợ bốn, có thêm cả nha hoàn thông phòng, phụ nữ vẫn phải một lòng chung thủy kính chồng. Nếu như có tư tưởng ngoài luồng, dám tư tình với người khác, chắc chắn người phụ nữ đó sẽ gặp bi kịch hết sức thê thảm.
Bình dân bách tính đã thế, trong hoàng thất hiển nhiên cũng chẳng khác gì. Để phòng ngừa hậu cung quá nhiều giai nhân, không được sủng ái hết sẽ sinh lòng phản bội, hoàng đế đặt ra nhiều quy định rất ngặt nghèo. Ngoại trừ thái giám, cực ít có đàn ông được tùy ý ra vào hậu cung.
Thế nhưng nói đến đây, nhiều người lại thắc mắc, thái giám dù sao cũng từng là đàn ông, tại sao hoàng đế không chuyên dùng cung nữ phục vụ trong hậu cung, mà nhất định phải bổ sung thêm các hoạn quan, thái giám?
Thực tế, hoàng thất thời xưa chỉ định thái giám, hoạn quan làm việc trong hậu cung không chỉ để phòng ngừa các phi tần, mỹ nữ tư thông với người ngoài, còn là để củng cố quyền vị của hoàng đế.
Thái giám bị phế bỏ khả năng sinh dục, đương nhiên cũng không còn năng lực vì gia tộc mà nối dõi tông đường. Đồng thời, họ cũng mất đi tư cách được nhập vào phần mộ tổ tiên sau khi mất. Như vậy, thái giám không còn bất cứ ai, bất cứ điều gì để dựa vào, chỉ có thể dựa vào hoàng thất để sinh tồn.
Nói cách khác, tất cả quyền lợi của thái giám đều do triều đình ban tặng, đó là lý do mà thái giám đương nhiên sẽ cúc cung tận tụy với hoàng gia, có chuyện gì cũng không giấu diếm, một lòng trung thành. Nhờ vậy, hoàng gia có thể nắm bắt được kịp thời những thông tin quan trọng, nhanh chóng đưa ra đối sách thích hợp.
Ngược lại, mặc dù cung nữ rất thích hợp để làm việc chốn hậu cung, nhưng thời xưa y học chậm phát triển, việc triệt sản cho cung nữ rất khó và cũng chứa rất nhiều rủi ro, nguy hiểm.
Chỉ một phút lơ là, những cung nữ có dã tâm lớn có thể dùng trăm phương ngàn kế để quyến rũ các thành viên hoàng thất, hoặc quyến rũ chính hoàng thượng, sau đó dùng cái thai trong bụng để uy hiếp, ý đồ đổi vận, dẫn đến rất nhiều rắc rối, phiền phức.
Hơn nữa, cung nữ đều sẽ có ngày mệt mỏi, đau đớn do đến kỳ. Lúc này thân thể họ yếu ớt, rất nhiều khi cần đến nhưng lại không thể dùng được. Đây cũng là lý do khiến hoàng gia không thay thế toàn bộ thái giám bằng cung nữ mà bắt buộc, thái giám và cung nữ phải làm việc chung, san sẻ cho nhau, cùng nhau bổ khuyết các mặt chưa được, hầu hạ chủ nhân chu đáo.
Thực hiện Chỉ thị 30 là một trong những nội dung đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ hằng năm của cá nhân và tổ chức, người đứng đầu các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan quản lý nhà nước thuộc Bộ Công thương.
Đó là chia sẻ của Chủ nhiệm Đoàn luật sư TP Hà Nội, luật sư, T.S Đào Ngọc Chuyền. Theo ông Chuyền, Bộ pháp điển đem lại những lợi ích vô cùng ý nghĩa với cá nhân ông nói riêng và các cá nhân, tổ chức trong xã hội nói chung, đặc biệt là giới luật sư.
Chiều ngày 21/11, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thái Bình Nguyễn Quang Hưng chủ trì buổi làm việc với Tổng Công ty Điện lực miền Bắc nhằm triển khai các Dự án đầu tư xây dựng lưới điện 110kV trên địa bàn tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển KT – XH trên địa bàn tỉnh.
Ngày 21/11, thông tin từ UBND TP Hải Phòng, TP Hải Phòng đã giao Sở Giao thông vận tải (GTVT) hướng dẫn doanh nghiệp (DN) các trình tự, thủ tục để sớm mở tuyến vận tải hành khách giữa đảo Bạch Long Vĩ với đất liền nhằm mục tiêu phát triển kinh tế, du lịch cho huyện đảo tiền tiêu của Tổ quốc.
Chiều ngày 21/11, tỉnh Thái Bình đã tổ chức Hội nghị triển khai Kế hoạch các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024).
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư 23/2024/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định tiêu chuẩn cơ sở vật chất các trường mầm non, tiểu học...
“Nhiều vị linh mục, giáo dân Công giáo và mục sư, tín hữu Tin lành đã trở thành những người tiêu biểu, gương mẫu, làm chỗ dựa đáng tin cậy trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Qua đó, đóng góp tích cực vào sự nghiệp đổi mới, xây dựng quê hương, đất nước”
Liên quan đến nữ giáo viên tại Tuyên Quang bị một nhóm học sinh có hành vi thiếu chuẩn mực, Bộ GD&ĐT yêu cầu xử lý nghiêm khắc theo đúng mức độ vi phạm đối với các cá nhân và tập thể có liên quan.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 1300/CĐ-TTg ngày 5/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Giáp Thìn và Lễ hội xuân 2024.
Bảo đảm an sinh xã hội (ASXH), chuyển từ hỗ trợ nhân đạo sang bảo đảm quyền an sinh của công dân là một trong những điểm nhấn được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu ra tại Hội nghị quán triệt Nghị quyết 42-NQ/TW của TW8, khóa XIII. Đó là một trong những thành tựu sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 15-NQ/TW của TW15, khóa XI.
Bộ Giao thông vận tải, vừa ban hành Thông tư số 34/2023/TT-BGTVT điều chỉnh khung giá dịch vụ vận chuyển hành khách trên các đường bay nội địa. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 03 năm 2024.
Sáng nay, ngày 5/12, Kỳ họp thường lệ cuối năm (Kỳ họp thứ 14) HĐND TP Hà Nội khoá XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 chính thức khai mạc. Theo dự kiến, kỳ họp diễn ra từ ngày 5 đến 8/12 để xem xét, thông qua 67 nội dung gồm 25 báo cáo và 42 nội dung ban hành nghị quyết.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.