PGS.TS. Tống Trung Tín báo tin, trong cuộc khai quật thăm dò khu vực chính điện Kính Thiên suốt năm 2018 mà bây giờ mới công bố, các nhà khảo cổ phát hiện nhiều dấu tích ao hồ mới, nhiều hiện vật để nghiên cứu về Hoàng cung Thăng Long thời Lê.
Hố khai quật thăm dò năm 2018 có diện tích gần 1.000m2, được mở ra về phía Đông Bắc di tích nền chính điện Kính Thiên, phía đông Bắc hành cung thời Nguyễn. Trước khi báo cáo kết quả sơ bộ việc khai quật thăm dò khu vực này, sáng 16/5, PGS.TS. Tống Trung Tín, nguyên Viện trưởng Viện Khảo cổ học Việt Nam dẫn các nhà khoa học ra tận hố khai quật, giới thiệu sơ lược những phát hiện mới về địa tầng và di vật.
Về cơ bản địa tầng và địa tầng văn hóa của hố khai quật năm 2018 tương tự như các hố khai quật từ năm 2011 đến nay với đủ các dấu tích từ thời Đại La qua Lý, Trần, Lê Sơ, Lê Trung Hưng, Nguyễn. Tuy nhiên địa tầng và địa tầng văn hóa trong đợt khai quật mới nhất bị các đợt đào đắp, san lấp đời sau phá hủy nghiêm trọng các lớp văn hóa thời trước. Sự phá hủy làm mất cơ bản dấu tích văn hóa thế kỷ 9-10. Bờ phía Tây hố khai quật mới còn tương đối đầy đủ các lớp văn hóa từ thời Đại La tới nay.
Các nhà khoa học và khảo cổ công bố nhiều hiện vật thời Lý, Trần, Lê Sơ cho tới sau này xuất hiện trong cuộc khai quật khảo cổ điện Kính Thiên năm 2018.
Quá trình khai quật giúp các nhà khoa học xác định dấu tích kiến trúc thời Lý, Trần và một số dấu tích kiến trúc thời Lê Sơ, Lê Trung Hưng và thời Nguyễn. Đối với kiến trúc thời Lê Trung Hưng, các nhà khai quật tìm thấy móng đường xếp bằng gạch thỏi và gạch chữ nhật. Hiện nay do hố đào nhỏ nên chưa rõ được quy mô, nhiều người dự đoán đây là dấu tích móng đường vào các cung điện phía sau cấm thành Thăng Long thời Lê Trung Hưng.
Di tích này đang được tìm hiểu thêm tính chất và quy mô. Thời Lê Trung Hưng còn có dấu tích móng đá xếp gạch phía trên đang được dự đoán là loại hình ao/hồ hoặc hào trong Hoàng cung. Trong lòng hào nước tìm thấy những cấu kiện gỗ, một số mảnh rõ sơn son thếp vàng. PGS.TS. Tống Trung Tín cho rằng làm rõ được các chi tiết này các nhà khoa học có thêm câu trả lời về khu trung tâm chính điện Kính Thiên biến đổi qua các thời kỳ.
Lượng di vật trong đợt này thu được khá lớn, tính chất và loại hình tương tự các đợt khai quật trước nhưng có hai đặc điểm đáng lưu ý. Về gạch, ngói các nhà khảo cổ tìm thấy nhiều mảnh ngói thời Lê Sơ men xanh, men vàng cùng các mảnh ngói trang trí rồng, gạch thông gió trang trí rồng còn nguyên vẹn. Số lượng hiện vật khá lớn so với năm 2017, nhất là loại hình vật ngói tráng men, kết nối với nhau tạo thành một con rồng cho nên có ý kiến gọi đây là “ngói rồng”, đầu ngói cũng được trang trí hình rồng.
Các hố đào này cũng xuất hiện nhiều mảnh gốm men thời Lê sơ, thời Mạc, ít thấy đồ gốm men thời Lê Trung Hưng. Có khá nhiều mảnh gốm sứ có trang trí rồng thuộc thời Lê sơ và thời Mạc. Đây là loại tư liệu tốt để nghiên cứu tính chất và đời sống Hoàng cung Thăng Long thời Lê.
Thiếu nhận thức tổng thể
Cuộc khai quật mới đây được đánh giá đạt được thành công đáng ghi nhận, đáng kể nhất là cấu trúc hồ/ao hoặc hào có hình dạng phức tạp và dấu tích móng đá thời Lê Trung Hưng. “Điều đó cho thấy tầm quan trọng và giá trị to lớn của khu di tích chính điện Kính Thiên, góp phần tìm hiểu kiến trúc Thăng Long qua các thời kỳ lịch sử tại khu vực Đông Bắc chính điện Kính Thiên, thêm tư liệu mới để khôi phục chính điện Kính Thiên”, PGS.TS. Tống Trung Tín nói.
TS. Phạm Quốc Quân đồng tình, đặt vấn đề cần làm rõ thêm về hệ thống ao hồ vừa phát hiện được để thêm cơ sở dữ liệu khôi phục điện. “Chúng ta cần khai quật thêm mới có nhận thức đầy đủ về không gian ao hồ, đường đi lối lại. Qua những kết quả khai quật, tôi nghĩ còn nhiều vấn đề phải có sự kết nối của nhiều đợt khai quật, tư liệu hóa kết quả thu được”, ông nói.
Chung quan điểm này, PGS.TS. Bùi Minh Trí, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh thành kiến nghị Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long-Hà Nội nên có chiến lược khai quật quy mô lớn hơn, bài bản hơn. “Chúng ta cứ đào đến đâu khen đến đó nhưng thiếu cái nhìn tổng thể, nên có chương trình nghiên cứu đánh giá quy hoạch mặt bằng tổng thể của thời Lê Trung Hưng phát lộ trong quá trình khai quật”, ông nói.
Ông phân tích sự phát lộ kiến trúc thời kỳ Lê Trung Hưng cho thấy quy hoạch khu vực điện Kính Thiên rất phức tạp, cần được làm rõ bên cạnh dấu tích thời Lý-Trần.
Phân tích dựa theo góc nhìn của người nghiên cứu và làm sử, GS.TS. Nguyễn Quang Ngọc, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam ghi nhận những phát hiện mới trong đợt khai quật lần này, nhất là việc làm rõ bản đồ Hồng Đức-bản đồ đưa lại nhiều tư liệu lịch sử về Hoàng thành Thăng Long thời Lê Trung Hưng thế kỷ 17.
Theo GS. Ngọc, bản đồ Hồng Đức chỉ ra bên phải hướng Đông điện Kính Thiên có chữ Ngọc Hà, phía trái có “Chí Kính”. Ngọc Hà theo một số nhà khoa học giải thích là sông Ngọc. Nếu như vậy hệ thống nước ở khu vực này có từ sớm và được cải tạo. Đến thời Lê Trung Hưng, trước điện Ngọc Hà có dòng sông hoặc hồ lớn.
“Nếu các chuyên gia giải mã được bản đồ Hồng Đức thì sẽ làm rõ được quy mô điện Ngọc Hà. Tôi tin những gì chúng ta phát hiện được trong lần khai quật này chính là một phần móng của điện Ngọc Hà”, GS. Ngọc nói.
Ông đặt giả thiết sau khi điện này sụp đổ, phần kiến trúc và mái rơi xuống lòng sông vì thế chúng ta mới phát hiện được nhiều hiện vật thời Lê sơ, Lê Trung Hưng lẫn với các hiện vật Lý, Trần trong cuộc khai quật khảo cổ năm 2018. Ông cho rằng nếu các nhà khảo cổ mở rộng ra phía Đông dễ tìm thấy nền móng cung điện thời Lê Trung Hưng, làm rõ dấu tích điện Ngọc Hà sẽ làm rõ thêm trục trung tâm của cấm thành Thăng Long thời Trần.
Ghi nhận những kiến nghị của các nhà khoa học về sự kết nối và nhận thức tổng thể, PGS.TS. Tống Trung Tín khẳng định nghiên cứu này cần quá trình lâu dài, bắt buộc phải kết nối. “Đôi khi những chi tiết, thắc mắc về chuyên môn chưa giải đáp được tôi cho rằng do diện tích của chúng ta còn nhỏ lắm. Chúng ta tưởng khai quật được 10 nghìn m2 khu vườn Hồng là lớn, nhưng nhìn lại thấy vô cùng nhỏ bé vì toàn những kiến trúc phát hiện chưa được hoàn thiện”.
Ông Phan Duy Thắng, Phó Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long-Hà Nội ghi nhận ý kiến đóng góp của các nhà khoa học về kết quả khai quật điện Kính Thiên vừa qua. Ông nêu ý kiến, bên cạnh nhiệm vụ khai quật nghiên cứu di sản thế giới, Hoàng thành cũng phải quan tâm tới việc bảo tồn và phát huy. Trung tâm mong muốn bên cạnh việc khai quật kết hợp đón khách tham quan các khu vực khai quật, bước đầu nhận được sự quan tâm của đông đảo học sinh và du khách.
Đối tượng kiểm tra là các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, nhập khẩu thực phẩm, các chợ đầu mối, siêu thị, trung tâm thương mại, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống.
“Mùa cưới” vào những tháng cuối năm cũng là thời điểm vấn đề bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng ngừa ngộ độc tại bữa cỗ tập trung đông người được đặc biệt chú trọng để ngày vui thêm trọn vẹn, tránh những điều đáng tiếc xảy ra.
Theo kế hoạch số 327/KH-UBND thực hiện Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2025, Hà Nội đặt mục tiêu phấn đấu đạt mức tiết kiệm năng lượng từ 1,6% - 1,8% so với mức dự báo nhu cầu.
Cứ vào những tháng cuối cùng của năm, thị trường thực phẩm lại sôi động để chuẩn bị cho mùa lễ, Tết. Nhu cầu tiêu thụ các mặt hàng thực phẩm tăng cao cũng kéo theo nhiều nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm. Vì vậy, nếu không kiểm soát tốt thì tình trạng mất an toàn thực phẩm sẽ diễn biến phức tạp.
Sáng 25/11, xảy ra vụ cháy tại tầng 3, quán bar Titan (39 Hai Bà Trưng, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Thông tin ban đầu, khu vực xảy ra cháy là nhà hàng kinh doanh ăn uống. Ngọn lửa lan nhanh cùng với các vật liệu dễ cháy, khói bốc cao, khiến nhiều người hoảng sợ.
Thấy ống nhựa ở công trình huyện Cần Giờ, TP.HCM không có người trông coi, cặp vợ chồng thuê hai xe tải 10 tấn cùng 10 người bốc vác để trộm ống nhựa mang đi bán.
Vấn đề tinh gọn tổ chức bộ máy hoạt động hiệu lực, hiệu quả; từ bộ máy của Đảng đến bộ máy Nhà nước; từ Trung ương đến địa phương; là vấn đề đặc biệt hệ trọng, có thể coi đây là một “cuộc cách mạng” về tổ chức bộ máy.
Theo đó, bà Hà Thị Mai Phương, Chuyên viên chính Vụ Tổng hợp giữ chức vụ Phó Hiệu trưởng Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương Nha Trang; thời hạn bổ nhiệm là 5 năm.
Liên quan đến nữ giáo viên tại Tuyên Quang bị một nhóm học sinh có hành vi thiếu chuẩn mực, Bộ GD&ĐT yêu cầu xử lý nghiêm khắc theo đúng mức độ vi phạm đối với các cá nhân và tập thể có liên quan.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 1300/CĐ-TTg ngày 5/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Giáp Thìn và Lễ hội xuân 2024.
Bảo đảm an sinh xã hội (ASXH), chuyển từ hỗ trợ nhân đạo sang bảo đảm quyền an sinh của công dân là một trong những điểm nhấn được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu ra tại Hội nghị quán triệt Nghị quyết 42-NQ/TW của TW8, khóa XIII. Đó là một trong những thành tựu sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 15-NQ/TW của TW15, khóa XI.
Bộ Giao thông vận tải, vừa ban hành Thông tư số 34/2023/TT-BGTVT điều chỉnh khung giá dịch vụ vận chuyển hành khách trên các đường bay nội địa. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 03 năm 2024.
Sáng nay, ngày 5/12, Kỳ họp thường lệ cuối năm (Kỳ họp thứ 14) HĐND TP Hà Nội khoá XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 chính thức khai mạc. Theo dự kiến, kỳ họp diễn ra từ ngày 5 đến 8/12 để xem xét, thông qua 67 nội dung gồm 25 báo cáo và 42 nội dung ban hành nghị quyết.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.