UBND TP Hồ Chí Minh vừa giao Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với các sở ngành có liên quan và UBND thành phố Thủ Đức, UBND các quận, huyện tập trung đẩy nhanh việc phát triển thêm khoảng 35.000 căn hộ nhà ở xã hội theo kế hoạch giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn thành phố.
Đồng thời rà soát, đánh giá cụ thể về pháp lý, tiến độ và khả năng thực hiện của các dự án nhà ở xã hội trên địa bàn thành phố, từ đó xác định cụ thể các dự án nhà ở xã hội trọng tâm cần phát triển trong giai đoạn 2021 - 2025 và 2026 – 2030, có phân kỳ hàng năm để theo dõi sát tiến độ triển khai thực hiện dự án.
TP Hồ Chí Minh sẽ phát triển 35.000 căn nhà ở xã hội giai đoạn 2021-2025
Ngoài ra, Sở Xây dựng TP Hồ Chí Minh phải rà soát lại các trường hợp hoán đổi hoặc bố trí quỹ đất thay thế 20% quỹ đất xây dựng nhà ở xã hội trong các dự án nhà ở thương mại đã được phê duyệt trước đây. Phải đảm bảo thực hiện đúng trình tự, thẩm quyền báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, chấp thuận theo quy định.
Sở TN-MT được giao chủ trì phối hợp cùng các đơn vị có liên quan tổ chức rà soát, kiểm tra, xử lý thu hồi đất do vi phạm pháp luật đất đai đối với các trường hợp được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư nhưng chậm triển khai, không triển khai, sử dụng đất không đúng mục đích.
Trong đó, chú ý các dự án nhà ở xã hội sử dụng quỹ đất 20% tại các dự án nhà ở thương mại, khu đô thị, thu hồi quỹ đất 20% đã giao tại những dự án chậm triển khai hoặc chủ đầu tư không thực hiện để lựa chọn, giao cho các chủ đầu tư khác thực hiện đáp ứng yêu cầu tiến độ, tránh lãng phí nguồn lực đất đai.
Một khu nhà ở xã hội dành cho công nhân
Bên cạnh đó, Sở TN-MT rà soát, ban hành quy trình giải pháp cụ thể, rút ngắn thủ tục hành chính nhằm đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người mua nhà tại các dự án nhà ở xã hội
Theo báo cáo của UBND TP Hồ Chí Minh, trong năm 2023, chỉ có một dự án nhà ở xã hội được cấp phép xây dựng với quy mô 242 căn hộ. Ngoài ra còn có 6 dự án đang triển khai xây dựng với tổng cộng hơn 4.700 căn hộ, dự kiến được đưa ra thị trường trong năm 2024.
Sở Xây dựng TP Hồ Chí Minh nhận định thời gian qua, thành phố gặp nhiều khó khăn, vướng mắc trong công tác phát triển nhà ở xã hội, nhà lưu trú cho công nhân. Trong đó có thể kể đến các bước thủ tục đầu tư dự án nhà ở xã hội còn phức tạp.
Ngoài thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư, công nhận chủ đầu tư, phê duyệt quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500, chấp thuận đầu tư, giao đất, tính tiền sử dụng đất, ký quỹ như nhà ở thương mại, các dự án nhà ở xã hội phải thực hiện thêm nhiều thủ tục khác như thẩm định giá bán, xác nhận đối tượng mua, thuê mua, thuê nhà ở xã hội, kiểm toán chi phí để xác định lợi nhuận định mức. Từ đó dẫn đến việc chưa thu hút nhiều nhà đầu tư tham gia.
Vướng mắc về cơ chế, chính sách và thiếu quỹ đất khiến việc triển khai xây dựng nhà ở xã hội thời gian qua còn chậm
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP Hồ Chí Minh cho biết, để tạo lập nhà ở cho người có thu nhập trung bình thấp thì cần một chính sách riêng trên cơ sở chính sách nhà ở xã hội của Nhà nước nhưng với nhiều đổi mới để thu hút doanh nghiệp tham gia loại hình này.
Bên cạnh đó là tình trạng phân bổ không đồng đều các dự án nhà ở xã hội trên địa bàn thành phố, cụ thể là thừa tại các khu vực các quận, huyện nơi có nhiều dự án nhà ở thương mại nhưng thiếu tại các khu vực vùng ven, nông thôn, khu vực nơi ít có dự án nhà ở thương mại.
Ngoài ra, hiện vẫn còn một số doanh nghiệp thực hiện việc dành quỹ đất 20% nhà ở xã hội theo hình thức đối phó. Phần diện tích nhà ở thương mại thì được triển khai xây dựng nhanh để bán thu được lợi nhuận, còn phần diện tích nhà ở xã hội thì kéo dài công tác bồi thường hoặc chậm triển khai, dẫn đến các mục tiêu phát triển nhà ở xã hội của Nhà nước không thực hiện được.
Thông tin được đưa ra tại cuộc họp Ban Chỉ đạo vận động, hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà cho người có công, người nghèo, người có khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
TP HCM dự kiến triển khai chương trình chỉnh trang đô thị quy mô lớn, yêu cầu di dời gần 40.000 căn nhà ven các tuyến sông, kênh, rạch để thực hiện 398 dự án cải tạo hạ tầng đô thị.
Công an TP.HCM vừa triệt phá thành công đường dây vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy quy mô lớn từ Campuchia về TPHCM, bước đầu thu giữ 30kg ma túy các loại, bắt giữ 27 đối tượng liên quan.
Quá trình điều tra tổng thể về khoáng sản và hoàn thiện nền bản đồ địa chất tỷ lệ 1/50.000 vùng Tây Bắc, Cục Địa chất và Khoáng sản (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) đã phát hiện 40 mỏ vàng.
Sáng 31/3/2025, Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh An Giang cho biết đang tạm giữ hình sự đối tượng Hồ Trần Minh Có để tiếp tục điều tra về hành vi “Giết người".
Ngay đầu năm đã có nhiều dấu hiệu cho thấy cánh cửa mở rộng hơn cho xuất khẩu (XK) nông sản Việt trong năm 2024. Chưa kể, ngay bên lề Hội nghị Bộ trưởng Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đang diễn ra, đã có một sự kiện hội nghị dành riêng cho các nước XK nông sản, nhằm tìm kiếm những cách thức cạnh tranh XK công bằng nhất.
UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 818/QĐ-UBND về việc ủy quyền cho Sở Xây dựng Hà Nội giải quyết, tiếp nhận một số thủ tục hành chính trong lĩnh vực xây dựng thuộc thẩm quyền quyết định của UBND thành phố.
UBND tỉnh yêu cầu tiếp tục thực hiện quyết liệt cải cách TTHC, tạo điều kiện “tốt nhất, nhanh nhất, thuận lợi nhất” cho doanh nghiệp khi đầu tư vào Nghệ An.
Các hãng tàu nước ngoài được tự tăng phụ phí xếp dỡ tại cảng mà không cần giải trình lý do. Đây là hệ lụy ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của doanh nghiệp (DN) xuất nhập khẩu (XNK) Việt Nam. Trong tình thế xung đột Biển Đỏ vẫn đang tác động mạnh đến hàng hóa Việt thì việc tăng phụ phí của các hãng tàu đã làm cho DN Việt “khó chồng khó”.
Gần 1 tháng nay trên tuyến tỉnh lộ 337 và Quốc lộ 279 đoạn từ xã Thống Nhất đến cảng Làng Khánh (TP Hạ Long), thường xuyên xuất hiện hàng chục xe tải lớn chở đất chạy rầm rập suốt ngày đêm, cuốn theo bụi mù mịt.
Chiều 17/3, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm đồng chí Nguyễn Thanh Tú, Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế giữ chức Thứ trưởng Bộ Tư pháp.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.