Bệnh đậu mùa khỉ có thể lây khi tiếp xúc với động vật nhiễm bệnh hoặc lây từ người sang người khi tiếp xúc gần với tổn thương, dịch cơ thể, giọt bắn và các bề mặt bị nhiễm virus như chăn, ga, gối...
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), đậu mùa khỉ là bệnh lây nhiễm từ động vật, do virus đậu mùa khỉ gây ra. Bệnh có thể lây truyền từ động vật sang người và giữa người với người.
Bệnh được phát hiện lần đầu tiên ở những đàn khỉ được nuôi để nghiên cứu vào năm 1958 và được phát hiện ở người vào năm 1970.
Bệnh đậu mùa khỉ thường thấy ở Trung Phi và Tây Phi nơi có nhiều rừng nhiệt đới và các loài động vật có thể mang virus sinh sống.
Người mắc bệnh đậu mùa khỉ thỉnh thoảng cũng được ghi nhận ở các nước khác ngoài Trung Phi và Tây Phi, sau khi di chuyển từ các khu vực có bệnh đậu mùa khỉ lưu hành.
Triệu chứng điển hình của bệnh đậu mùa khỉ bao gồm sốt, đau đầu dữ dội, đau cơ, đau lưng, giảm năng lượng, sưng hạch, tổn thương da hoặc phát ban ở mặt, lòng bàn tay, chân, miệng, bộ phận sinh dục và mắt.
Ban thường bắt đầu từ 1-3 ngày khởi sốt. Tổn thương da có thể phẳng hoặc hơi nổi, chứa dung dịch trong hoặc hơi vàng, sau đó có thể đóng vảy, khô và rụng vảy. Thời gian ủ bệnh thường từ 6-13 ngày nhưng cũng có thể từ 5-21 ngày.
Trong hầu hết các trường hợp, triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ tự mất đi trong vòng 2-4 tuần. Tuy nhiên ở một số ít người, trẻ nhỏ, người có bệnh nền và suy giảm miễn dịch bệnh có thể diễn biến nghiêm trọng hơn và tử vong.
Biến chứng ở các ca bệnh đậu mùa khỉ nặng bao gồm nhiễm trùng da, viêm phổi, lú lẫn, và nhiễm trùng mắt có thể dẫn đến mất thị giác.
Có khoảng 3-6% ca bệnh được báo cáo đã dẫn đến tử vong ở các nước có bệnh lưu hành trong thời gian gần đây.
Người mắc bệnh đậu mùa khỉ có nguy cơ làm lây nhiễm bệnh trong thời gian có triệu chứng (thông thường là từ 2-4 tuần).
Bệnh có thể lây sang người khi người có tiếp xúc với động vật nhiễm bệnh hoặc lây từ người sang người khi tiếp xúc gần với tổn thương, dịch cơ thể, giọt bắn và các bề mặt bị nhiễm virus như chăn, ga, gối, đệm... từ người bệnh.
Virus cũng có thể làm lây bệnh từ người đang có thai sang bào thai hoặc từ cha mẹ nhiễm bệnh sang con trong hoặc sau khi sinh do tiếp xúc trực tiếp da với da.
Hiện nay trên thế giới vẫn chưa có vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ, chỉ có một số vaccine phòng bệnh đậu mùa được cho là có khả năng bảo vệ ở mức độ nhất định chống bệnh đậu mùa khỉ.
Tổ chức Y tế Thế giới đưa ra một số lời khuyên nhằm phòng ngừa và kiểm soát bệnh đậu mùa khỉ như: hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người bệnh bao gồm tránh tiếp xúc da với da hoặc mặt đối mặt với người có triệu chứng.
Nếu cần tiếp xúc thì đeo khẩu trang, sử dụng gang tay dùng một lần. Đồng thời thực hiện các biện pháp quan hệ tình dục an toàn, giữ tay sạch bằng nước và xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn có cồn; khuyến khích người nhiễm bệnh tự cách ly và che bất cứ vùng tổn thương da nào.
Người nghi ngờ có triệu chứng mắc bệnh hoặc đã tiếp xúc gần với người mắc bệnh đậu mùa khỉ cần liên hệ với cán bộ y tế để được tư vấn, xét nghiệm và chăm sóc y tế.
Nếu có thể, hãy tự cách ly và tránh tiếp xúc gần với người khác cho đến khi các tổn thương da đóng vảy và vảy bong ra.
Từ năm 1970, các ca bệnh bệnh đậu mùa khỉ ở người đã được báo cáo tại 11 quốc gia châu Phi: Benin, Cameroon, Cộng hòa Trung phi, Cộng hòa Dân chủ Công Gô, Gabon, Côte d’Ivoire, Liberia, Nigeria, Cộng hòa Congo, Sierra Leone và Nam Sudan.
Trong tháng 5/2022, có hơn 10 quốc gia tại các khu vực không lưu hành bệnh báo cáo về các ca bệnh.
Hiện tại chưa có mối liên hệ rõ ràng giữa các ca bệnh được báo cáo với việc di chuyển từ các nước lưu hành bệnh và không có mối liên hệ nào với động vật nhiễm bệnh.
Theo WHO điều quan trọng nhất lúc này là cần nâng cao nhận thức về bệnh đậu mùa khỉ ở những người có nguy cơ nhiễm bệnh cao nhất và cung cấp tư vấn về cách hạn chế sự tiếp tục lây lan giữa người với người; không được có thái độ kỳ thị với người nhiễm bệnh.
WHO hiện đang làm việc với tất cả các nước bị ảnh hưởng để tăng cường giám sát và cung cấp hướng dẫn cách để ngăn chặn bệnh lây lan, chăm sóc người bệnh./.
Link gốc: https://www.vietnamplus.vn/to-chuc-y-te-the-gioi-ra-khuyen-cao-ve-benh-dau-mua-khi/793990.vnp
Đó là chia sẻ của Chủ nhiệm Đoàn luật sư TP Hà Nội, luật sư, T.S Đào Ngọc Chuyền. Theo ông Chuyền, Bộ pháp điển đem lại những lợi ích vô cùng ý nghĩa với cá nhân ông nói riêng và các cá nhân, tổ chức trong xã hội nói chung, đặc biệt là giới luật sư.
Chiều ngày 21/11, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thái Bình Nguyễn Quang Hưng chủ trì buổi làm việc với Tổng Công ty Điện lực miền Bắc nhằm triển khai các Dự án đầu tư xây dựng lưới điện 110kV trên địa bàn tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển KT – XH trên địa bàn tỉnh.
Ngày 21/11, thông tin từ UBND TP Hải Phòng, TP Hải Phòng đã giao Sở Giao thông vận tải (GTVT) hướng dẫn doanh nghiệp (DN) các trình tự, thủ tục để sớm mở tuyến vận tải hành khách giữa đảo Bạch Long Vĩ với đất liền nhằm mục tiêu phát triển kinh tế, du lịch cho huyện đảo tiền tiêu của Tổ quốc.
Chiều ngày 21/11, tỉnh Thái Bình đã tổ chức Hội nghị triển khai Kế hoạch các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024).
Chiều 21/11, UBND TP Hải Phòng tổ chức khai trương Dự án chính quyền số TP. Đây là một trong những sự kiện chào mừng Ngày chuyển đổi số Quốc gia năm 2024.
Theo các chuyên gia, việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) với thuốc lá là cần thiết. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu chính sách đề ra, cần có lộ trình tăng thuế hợp lý, đảm bảo cân bằng giữa mục tiêu hạn chế tiêu dùng và ngăn chặn tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại và tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước.
Theo Tiến sĩ, luật sư Đặng Văn Cường, trước khi bị bắt giữ để điều tra về hành vi "Giết người", "Cướp tài sản" tại Sóc Sơn, Ma Văn Duy còn thực hiện hành vi trộm cắp xe ô tô tại Thái Nguyên và lái chiếc xe này di chuyển xuống Hà Nội; nên đối tượng còn có thể bị xem xét xử lý thêm về các tội danh Trộm cắp tài sản, Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ nếu có đủ yếu tố cấu thành các tội danh này...
Hội đồng xét xã đạt Tiêu chí quốc gia y tế xã cấp thành phố đã thống nhất với kết quả 85/85 xã, phường, thị trấn đủ điều kiện công nhận đạt Tiêu chí quốc gia về y tế xã.
Với tinh thần tấn công quyết liệt với tội phạm, chỉ sau 24 giờ điều tra, Công an huyện Như Xuân (Thanh Hoá) đã phát hiện, bắt giữ đối tượng Nguyễn Đức Phúc để điều tra về hành vi "Trộm cắp tài sản".
Bác sĩ (BS) Đỗ Doãn Bách - Bệnh viện Bạch Mai Hà Nội luôn tâm niệm, phải học cách yêu thương con người trước khi trở thành một BS, khi đó sẽ có vô vàn cách thức để cứu chữa người bệnh.
Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan, ngôi nhà chung ngành Y chứa biết bao trái tim, khối óc nhân ái, tài năng, luôn tràn đầy nhiệt huyết, tận tâm vì nghề, cùng nhau hướng tới mục tiêu nâng cao sức khỏe người dân cả về thể chất và tinh thần; Viết tiếp những kỳ tích của nền y học nước nhà.
Hơn 1.000 bạn trẻ TP Hồ Chí Minh tham gia các hoạt động ra quân Tháng Thanh niên 2024 chủ đề "Thanh niên xung kích tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng".
Tối nay (26/2), tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội) sẽ diễn ra chương trình tôn vinh Thầy thuốc Việt Nam và trao giải cuộc thi viết "Sự hy sinh thầm lặng" lần VI.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.