2021 là một năm khó khăn của ngành xây dựng, khi đại dịch làm suy giảm tăng trưởng kinh tế, kéo theo sự hạn chế về đầu tư và giao dịch. Lệnh giãn cách nghiêm ngặt trong nhiều tháng cũng làm “đóng băng” hoạt động thi công tại nhiều dự án, đẩy các doanh nghiệp xây dựng vào cảnh khó khăn chưa từng có trong nhiều năm.
Với FCN, năm 2021, một loạt dự án như nhiệt điện Nam Định, nhiệt điện Vũng Áng 2, dự án gang thép Hòa Phát Dung Quất giai đoạn 2… đều bị chậm triển khai. Đặc biệt, dự án đường sắt đô thị số 3 Hà Nội (Metro Line 3) hầu như giậm chân tại chỗ. Khó khăn chung cũng khiến công tác thu hồi nợ bị ảnh hưởng, làm phát sinh chi phí tài chính và khó khăn dòng tiền cho doanh nghiệp.
Giai đoạn này, FCN lại đang trong quá trình chuyển đổi từ nhà thầu chuyên môn sang nhà thầu chính. Hệ thống quản trị chưa kịp thích nghi với các mục tiêu kinh doanh mới, dẫn tới tại một số dự án, hiệu quả chưa đạt như kỳ vọng.
Kết quả, năm 2021, FCN đạt 3.484 tỷ đồng doanh thu thuần hợp nhất (bằng 89% kế hoạch) và 71 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế hợp nhất (bằng 41% kế hoạch).
Chia sẻ về kết quả kinh doanh “kém sắc” này, Tổng giám đốc FCN, ông Nguyễn Văn Thanh, nói với VietnamFinance: “Việc doanh thu chỉ đạt 3.484/3.900 tỷ đồng trong khi chi phí quản lý, chi phí tài chính không giảm được nhiều, đồng thời giá vật liệu 2021 tăng phi mã dẫn tới lợi nhuận không đạt mục tiêu 175 tỷ đồng. Làn sóng dịch Covid-19 trong nửa cuối 2021 đã làm cho ít nhất 4 tháng liền, nhiều dự án của FCN không thể triển khai ra sản lượng và doanh thu, nhất là tại khu vực TP. HCM.
“Ngoài ra chúng tôi bị thiếu hụt lợi nhuận theo kế hoạch do các danh mục đầu tư như thoái vốn tại dự án năng lượng Vĩnh Hảo 6 chưa thực hiện được vì đại dịch làm các đối tác nước ngoài không thể ‘chốt deal’ trong năm 2021. Chúng tôi đang nỗ lực đàm phán để có thể chốt xong vào nửa đầu năm 2022”.
Ông Thanh cũng giải thích thêm rằng: “2 năm qua rất khó khăn không chỉ với FCN mà với hầu hết doanh nghiệp xây dựng. Dịch bệnh làm cho nguồn việc trong ngành xây dựng ít đi, khiến sự cạnh tranh về giá ngày càng gay gắt. Bão tăng giá vật liệu trong năm qua cũng gây thiệt hại nặng cho các nhà thầu xây dựng vì đã trót ký các hợp đồng trước thời điểm giá vật liệu xây dựng tăng”.
Theo thống kê của FCN, năm 2021, công ty này đã ký mới hơn 4.000 tỷ đồng giá trị hợp đồng mới; hoàn thành thi công nhiều dự án lớn trong lĩnh vực năng lượng, trong đó có 10 dự án điện gió lớn như: cụm trang trại điện gió B&T Quảng Bình 1-2-3, điện gió Thái Hòa, điện gió gần bờ Trà Vinh V1.3, điện gió Quốc Vinh Sóc Trăng… cùng một số dự án hạ tầng giao thông và xây dựng dân dụng khác.
Hiện, các dự án lớn mà FCN đang triển khai gồm: điện gió Lạc Hòa-Hòa Đông, nhiệt điện Vũng Áng 2, nhà máy điện tử TTI – TP. HCM, khu tổ hợp resort 5 sao Mercue-Hội An, tổ hợp nhà máy thép Hòa Phát - giai đoạn 2…
Giảm đau dòng tiền?
Một vấn đề mà FCN luôn bị “ám ảnh” trong nhiều năm trở lại đây là dòng tiền. Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2021 cho thấy bức tranh tài chính của FCN cơ bản được cải thiện tại một số điểm, song vẫn cho thấy một điểm yếu “cố hữu” là âm dòng tiền kinh doanh (là năm âm thứ 8 liên tiếp – nếu loại trừ năm 2020). Đồng thời với đó là sự phụ thuộc rất lớn vào vốn vay, khi dòng tiền đi vay năm 2021 đã vượt quá 4.000 tỷ đồng.
Để giải quyết cơn đau dòng tiền, cuối năm 2021, FCN đã phát hành 32 cổ phiếu riêng lẻ cho Quỹ đầu tư hạ tầng Red One và Công ty Cổ phần Raito Kogyo, hút về 416 tỷ đồng, đưa vốn điều lệ lên 1.574 tỷ đồng. FCN thuyết minh khoản tiền mới này sẽ được dùng theo phương án: 216 tỷ đồng để bổ sung vốn lưu động phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh và 200 tỷ đồng để trả nợ các khoản vay nhằm giảm chi phí tài chính cho doanh nghiệp.
Việc có thêm 416 tỷ đồng ít nhiều đã làm dịu đi những căng thẳng tiền bạc của FCN. Tổng giám đốc Nguyễn Văn Thanh nói đây là dòng vốn “rất kịp thời để hiện thực hóa kế hoạch đầu tư dự án năm 2022 cùng với một số hoạt động đầu tư tăng cường máy móc thiết bị thi công phục vụ các dự án năng lượng trong kế hoạch kinh doanh 2022 – 2023”.
Tuy vậy, nhà đầu tư sẽ còn phải quan sát thêm rất nhiều để có thể thấy được sự chuyển biến về dòng tiền của FCN trong năm 2022, bởi quá trình mở rộng đầu tư sẽ còn khiến cơn khát tiền của doanh nghiệp trở nên gay gắt, nhất là trong trường hợp “cơm không lành, canh không ngọt” như năm 2021.
Tham vọng 2022
Nhìn nhận về triển vọng thị trường năm 2022, Tổng giám đốc Nguyễn Văn Thanh cho biết: “FCN rất kỳ vọng tình hình kinh tế xã hội sẽ khởi sắc sau một năm 2021 rất vất vả do ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Việc chính phủ quyết tâm thúc đẩy hồi phục phát triển kinh tế, trong đó động lực là triển khai các dự án đầu tư công (các tuyến đường cao tốc, sân bay, cảng biển…) sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xây dựng hạ tầng như FCN”.
“Với các dự án hạ tầng lớn, FCN sẽ phát huy năng lực cốt lõi là nền móng và ngầm cho hầu hết các loại dự án lớn trong lĩnh vực hạ tầng giao thông và hạ tầng năng lượng. Ngoài ra chúng tôi cũng tập trung theo đuổi thị trường các dự án có vốn FDI, vốn tư nhân lớn trong lĩnh vực công nghiệp, hạ tầng và phát triển đô thị - được dự đoán sẽ hồi phục và khởi sắc trong năm 2022 và các năm tiếp theo”.
Được biết, năm 2022, HĐQT FCN dự kiến trình đại hội cổ đông kế hoạch doanh thu 5.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 280 tỷ đồng (hợp nhất), tăng lần lượt 44% và 296% so với kết quả thực hiện năm 2021.
Phải nói rằng đây là một kế hoạch vô cùng tham vọng, bởi mới chỉ đầu tháng 3 năm nay, khi chia sẻ với VietnamFinance, Tổng giám đốc Nguyễn Văn Thanh nói rằng kế hoạch 2022 về doanh thu của công ty chỉ là 4.500 tỷ đồng và lợi nhuận là 175 tỷ đồng. Và ông Thanh không ngần ngại nói đó đã là một kế hoạch “khá thách thức”.
Vẫn chưa có giải thích cụ thể nào về sự gia tăng mức độ lạc quan của FCN chỉ trong hơn 1 tháng, song biết rằng năm 2022, FCN sẽ tập trung chủ yếu vào lĩnh vực công nghiệp nặng, năng lượng và hạ tầng, trong đó có nhiều dự án công ty sẽ tham gia với vai trò là tổng thầu hay nhà thầu chính.
“Mục tiêu ký kết mới khoảng 6.000 tỷ giá trị hợp đồng. Chúng tôi sẽ quyết tâm thoái vốn tại ít nhất 1 dự án điện tái tạo đã đầu tư để thu về lợi nhuận trong năm 2022 và sẵn sàng nguồn lực để đầu tư các dự án tiếp theo sau khi hội đủ các điều kiện”, ông Thanh nói.
Đối với mảng bất động sản công nghiệp, còn nhớ tại đại hội cổ đông năm 2021, Chủ tịch FCN Phạm Việt Khoa cho biết công ty đang theo đuổi 3 dự án khu công nghiệp tại Bắc Giang, Thái Nguyên. Cho tới tháng 3 năm nay, Tổng giám đốc Nguyễn Văn Thanh khẳng định các dự án vẫn đang tiến triển tốt và FCN hi vọng sẽ xác lập chủ quyền tại ít nhất 2/3 dự án để triển khai đầu tư.
Với các dự án điện gió, ông Thanh cho biết do ảnh hưởng về chính sách (Quy hoạch 8 vẫn chưa được ban hành) nên các dự án đều đang trong trạng thái chờ đợi. “Chúng tôi vẫn đang theo đuổi, hỗ trợ các chủ đầu tư và đàm phán nhiều gói thầu điện gió lớn, hi vọng sẽ ký được hợp đồng tiếp theo từ quý II/2022 và dự kiến ít nhất ký được 3 - 4 hợp đồng thi công điện gió trong năm”, ông nói.
Lô dầu gội dược liệu sạch chấy Aladin hộp 1 tuýp 30g do chi nhánh Công ty cổ phần Sao Thái Dương tại Hà Nam sản xuất vừa bị Cục Quản lý dược đề nghị thu hồi trên toàn quốc.
Từ tháng 01/01 đến nay, Sở Y tế Hà Nội đã rà soát kiểm tra và thu hồi hàng loạt chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược và Giấy chứng nhận “Thực hành tốt phân phối thuốc” do vi phạm Luật Dược.
Với chủ đề “Tôn vinh tín ngưỡng thờ Mẫu và bản sắc văn hóa Tuyên Quang”, Lễ hội đền Hạ, đền Thượng, đền Ỷ La 2025 là sự kiện văn hóa - tâm linh lớn của tỉnh, giúp công chúng khám phá chiều sâu đạo Mẫu, đặc biệt là tục thờ Mẫu Thoải tại vùng đất thành Tuyên linh thiêng. Nhân dịp này, tại Di tích lịch sử đền Minh Lương, Nghệ nhân ưu tú Đặng Ngọc Anh đã trao tặng 300 phần quà tới các gia đình có hoàn cảnh khó khăn.
Thông tin từ Cục Quản lý Dược, đơn vị vừa ban hành Quyết định đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy mỹ phẩm Kem giảm thâm nách và khử mùi Cléo của Công ty TNHH vẻ đẹp Francia do không đạt tiêu chuẩn chất lượng.
Theo thông tin Cục Quản lý Dược, đơn vị vừa đình chỉ lưu hành, thu hồi trên toàn quốc sản phẩm gel mụn Profiderm Azelaic Gel do Công ty Lidera Trading Ltd OOD nước Bungari sản xuất.
Phòng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh Bình Dương vừa có thông báo đến cơ quan, tổ chức và cá nhân về việc tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc khi người dân đã làm thủ tục cấp đổi, cấp lại Giấy phép lái xe (GPLX) nhưng chưa nhận được GPLX bằng vật liệu PET.
Trong cuộc họp giao ban Ban Chỉ đạo chống khai thác IUU tỉnh Kiên Giang chiều ngày 14/4, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Giang Thanh Khoa nhấn mạnh, cần tập trung giám sát 24/24 đội tàu khai thác trên biển qua hệ thống giám sát hành trình (VMS)
Một đoạn lan can bằng inox từ tầng 4 Trường Thực hành sư phạm (Đại học Vinh, Nghệ An) bất ngờ rơi xuống sân trường, trúng 3 nữ sinh đang đứng bên dưới sân.
Ngày 13/4, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đang làm rõ vụ rò rỉ khí nghi độc tại Công ty TNHH Zinc Oxide Corporation Việt Nam (Khu Công nghiệp Phú Mỹ 3, TP Phú Mỹ), khiến một công nhân tử vong và 41 người khác bị ảnh hưởng sức khỏ
Ngay đầu năm đã có nhiều dấu hiệu cho thấy cánh cửa mở rộng hơn cho xuất khẩu (XK) nông sản Việt trong năm 2024. Chưa kể, ngay bên lề Hội nghị Bộ trưởng Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đang diễn ra, đã có một sự kiện hội nghị dành riêng cho các nước XK nông sản, nhằm tìm kiếm những cách thức cạnh tranh XK công bằng nhất.
UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 818/QĐ-UBND về việc ủy quyền cho Sở Xây dựng Hà Nội giải quyết, tiếp nhận một số thủ tục hành chính trong lĩnh vực xây dựng thuộc thẩm quyền quyết định của UBND thành phố.
UBND tỉnh yêu cầu tiếp tục thực hiện quyết liệt cải cách TTHC, tạo điều kiện “tốt nhất, nhanh nhất, thuận lợi nhất” cho doanh nghiệp khi đầu tư vào Nghệ An.
Các hãng tàu nước ngoài được tự tăng phụ phí xếp dỡ tại cảng mà không cần giải trình lý do. Đây là hệ lụy ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của doanh nghiệp (DN) xuất nhập khẩu (XNK) Việt Nam. Trong tình thế xung đột Biển Đỏ vẫn đang tác động mạnh đến hàng hóa Việt thì việc tăng phụ phí của các hãng tàu đã làm cho DN Việt “khó chồng khó”.
Gần 1 tháng nay trên tuyến tỉnh lộ 337 và Quốc lộ 279 đoạn từ xã Thống Nhất đến cảng Làng Khánh (TP Hạ Long), thường xuyên xuất hiện hàng chục xe tải lớn chở đất chạy rầm rập suốt ngày đêm, cuốn theo bụi mù mịt.
Chiều 17/3, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm đồng chí Nguyễn Thanh Tú, Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế giữ chức Thứ trưởng Bộ Tư pháp.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.