Trong nhiều nền văn hóa, trâu, bò tượng trưng cho quyền lực và sức mạnh. Chúng được coi là vua trong các loài động vật, cũng như được tôn thờ từ thời cổ đại.
Con trâu là một trong 12 con giáp thuộc cung hoàng đạo của Trung Quốc hay còn gọi là Sheng Xiao. Theo truyền thuyết cổ xưa, khi Ngọc Hoàng tổ chức cuộc chạy đua băng qua sông giữa các loài động vật, trâu gần như là con vật đầu tiên về đích, nhưng lại bị đánh lừa bởi một con mèo và một con con chuột. Hai con vật nhỏ cưỡi trên lưng trâu để qua sông và sau đó bỏ rơi trâu ở phía sau.
Cuối cùng, con chuột đã đẩy con mèo xuống sông và đến gặp hoàng đế trước. Điều này khiến con mèo bị loại ra khỏi cung hoàng đạo. Có vẻ như loài mèo đã ôm mối hận với loài chuột kể từ đó.
Và giờ đây, sau khi năm con chuột kết thúc, năm 2021 của con trâu đã mở ra, mang đến niềm hy vọng mới cùng những kỳ vọng lớn lao.
Vậy loài trâu, bò có ý nghĩa thế nào trong các nền văn hóa trên thế giới? Hãy cùng Sputnik tìm hiểu về vấn đề này qua những hình ảnh sống động dưới đây:
Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn là một trong những sự kiện độc nhất vô nhị của Việt Nam. Lễ hội này được tổ chức lần đầu từ thế kỷ 18. Công tác chuẩn bị cho sự kiện này thường bắt đầu từ trước đó một năm. Ảnh: AP
Trâu cũng giữ ý nghĩa quan trọng trong thần thoại Thái Lan. Truyền thuyết kể rằng một con trâu nước thần mang tên Khwai Thanu đã bảo vệ con người khỏi các tà thuật hắc ám và vẫn được tôn thờ cho đến ngày nay. Trong ảnh: Nông dân Thái Lan điều khiển trâu thi cày trên cánh đồng ngập nước. Ảnh: AP
Lễ hội "Những con quỷ nhỏ" ở Costa Rica tái hiện các trận chiến đẫm máu hơn 5 thế kỷ trước mà Borucas (những con quỷ) đã chiến đấu để chống lại phe xâm lăng Tây Ban Nha (con bò đực) và kết thúc bằng việc đánh đuổi họ ra khỏi đất nước Costa Rica. Trong ảnh: Một cậu bé Boruca người Costa Rica chơi đùa với trang phục "bò tót" trong Lễ hội "Những con quỷ nhỏ". Ảnh: AP
Bộ lạc Hamar sống ở thung lũng Omo có một nghi lễ cổ xưa liên quan đến con bò. Khi một cậu bé muốn làm người lớn và xây dựng gia đình riêng, cậu cần nhảy qua lưng của 7 hoặc 10 con bò mà không được ngã ít nhất 4 lần. Ảnh: AP
Lễ hội San Fermin được đặt theo tên vị thánh bảo trợ cho thành phố Pamplona, Tây Ban Nha. Được mô tả kỹ lưỡng trong tác phẩm “Mặt trời mọc” của nhà văn Hemingway, lễ hội được thế giới biết đến nhờ cuộc chạy đua gây cấn giữa người và những chú bò tót. Ảnh: AP
"Lễ hội máu" của Peru có một nghi lễ buộc một kền kền - đại diện cho người bản địa - vào lưng một con bò rừng, đại diện cho những kẻ đi xâm chiếm thuộc địa. Đối với nhiều người Peru, lễ hội tượng trưng cho sự giải phóng đất nước khỏi ách thống trị của Tây Ban Nha. Ảnh: AP
Tháng 2 hàng năm, thành phố Luzon ở Tây Ban Nha thường tổ chức sự kiện hóa trang mang tên "Lễ hội của quỷ và mặt nạ". Người tham gia chia thành hai phe. Một số sơn mặt màu đen, đeo sừng bò và chuông bò để đóng giả làm quỷ. Những người khác lại mang mặt nạ màu trắng, xua đuổi ma quỷ. Lễ hội này được ghi chép lần đầu vào hồi thế kỷ 14 song thực tế còn có thể lâu đời hơn nhiều lần. Ảnh: AP
Trong môn thể thao cưỡi bò rodeo ở Mỹ, thí sinh cần trụ vững trên lưng con vật đang hăng tiết, chỉ chực hất ngã người cưỡi. Để ghi điểm, thí sinh phải ở trên lưng bò trong 8 giây. Một tay giữ dây cương, trong khi tay kia thả tự do.Ảnh: AP
Lễ hội Ustaritz là một phần không thể thiếu trong nền văn hóa vùng Basque, Pháp. Người dân tổ chức nghi lễ này để đón mùa xuân đến đồng thời xua đuổi loài gấu tránh xa nơi họ sinh sống. Họ mặc trang phục hóa trang, đeo mặt nạ và đội sừng bò. Ảnh: AP
Thực hiện Chỉ thị 30 là một trong những nội dung đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ hằng năm của cá nhân và tổ chức, người đứng đầu các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan quản lý nhà nước thuộc Bộ Công thương.
Đó là chia sẻ của Chủ nhiệm Đoàn luật sư TP Hà Nội, luật sư, T.S Đào Ngọc Chuyền. Theo ông Chuyền, Bộ pháp điển đem lại những lợi ích vô cùng ý nghĩa với cá nhân ông nói riêng và các cá nhân, tổ chức trong xã hội nói chung, đặc biệt là giới luật sư.
Chiều ngày 21/11, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thái Bình Nguyễn Quang Hưng chủ trì buổi làm việc với Tổng Công ty Điện lực miền Bắc nhằm triển khai các Dự án đầu tư xây dựng lưới điện 110kV trên địa bàn tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển KT – XH trên địa bàn tỉnh.
Ngày 21/11, thông tin từ UBND TP Hải Phòng, TP Hải Phòng đã giao Sở Giao thông vận tải (GTVT) hướng dẫn doanh nghiệp (DN) các trình tự, thủ tục để sớm mở tuyến vận tải hành khách giữa đảo Bạch Long Vĩ với đất liền nhằm mục tiêu phát triển kinh tế, du lịch cho huyện đảo tiền tiêu của Tổ quốc.
Chiều ngày 21/11, tỉnh Thái Bình đã tổ chức Hội nghị triển khai Kế hoạch các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024).
Hiện nay Việt Nam chưa có tiêu chuẩn cho việc xác định thế nào là bông phế nói chung, bông rơi chải kỹ nói riêng... Việc định danh bông phế không đơn thuần chỉ dựa trên tỷ lệ tạp chất.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1621/QĐ-TTg điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không Sa Pa, tỉnh Lào Cai theo phương thức đối tác công tư.
Ông Phạm Văn Thiều - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu vừa ký ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình quốc gia Bảo vệ và Phát triển nguồn lợi thủy sản đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh.
Liên quan đến nữ giáo viên tại Tuyên Quang bị một nhóm học sinh có hành vi thiếu chuẩn mực, Bộ GD&ĐT yêu cầu xử lý nghiêm khắc theo đúng mức độ vi phạm đối với các cá nhân và tập thể có liên quan.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 1300/CĐ-TTg ngày 5/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Giáp Thìn và Lễ hội xuân 2024.
Bảo đảm an sinh xã hội (ASXH), chuyển từ hỗ trợ nhân đạo sang bảo đảm quyền an sinh của công dân là một trong những điểm nhấn được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu ra tại Hội nghị quán triệt Nghị quyết 42-NQ/TW của TW8, khóa XIII. Đó là một trong những thành tựu sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 15-NQ/TW của TW15, khóa XI.
Bộ Giao thông vận tải, vừa ban hành Thông tư số 34/2023/TT-BGTVT điều chỉnh khung giá dịch vụ vận chuyển hành khách trên các đường bay nội địa. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 03 năm 2024.
Sáng nay, ngày 5/12, Kỳ họp thường lệ cuối năm (Kỳ họp thứ 14) HĐND TP Hà Nội khoá XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 chính thức khai mạc. Theo dự kiến, kỳ họp diễn ra từ ngày 5 đến 8/12 để xem xét, thông qua 67 nội dung gồm 25 báo cáo và 42 nội dung ban hành nghị quyết.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.