Văn phòng Chính phủ vừa thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính sau buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Quảng Nam vào cuối tháng 3-2022.
Theo kết luận, Thủ tướng đánh giá Quảng Nam có vai trò, vị trí quan trọng và nhiều tiềm năng, thế mạnh, “dư địa” để phát triển nhanh và bền vững. Thủ tướng ghi nhận, đánh giá cao những nỗ lực của tỉnh Quảng Nam trong thời gian qua.
Tuy nhiên, Thủ tướng cho rằng, những kết quả đạt được vẫn chưa tương xứng với tiềm năng lớn của địa phương; hệ thống các cơ chế, chính sách còn hạn hẹp; cơ sở hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông chưa được đầu tư, khai thác hiệu quả….
Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo tỉnh Quảng Nam nghiên cứu, tìm tòi để tự tạo ra tiềm năng mới, động lực mới, cơ hội mới thu hút nguồn lực từ bên ngoài để phát trển “xanh”, nhanh và bền vững.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu lãnh đạo tỉnh Quảng Nam tập trung lãnh đạo, chỉ đạo công tác quy hoạch, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm; khẩn trương hoàn thành lập Quy hoạch tỉnh Quảng Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 trình Thủ tướng Chính phủ trong quý III năm 2022; góp phần hoàn thiện Quy hoạch cấp quốc gia, Quy hoạch vùng.
Tại buổi làm việc cuối tháng 3, Quảng Nam đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chín nhóm vấn đề, nội dung quan trọng.
Cụ thể: (1) Nhóm cơ chế, chính sách đặc thù, Đề án bảo tồn, phát huy giá trị di sản thế giới đô thị cổ Hội An và khu đền tháp Mỹ Sơn; (2) Đề án xã hội hóa đầu tư, khai thác Cảng hàng không Chu Lai gắn với Khu phi thuế quan Tam Quang; (3) Kiến nghị liên quan đến hệ thống cảng biển Quảng Nam;
(4) Các kiến nghị liên quan đến Khu kinh tế mở Chu Lai; (5) Kiến nghị liên quan đến đất rừng phòng hộ ven biển trên địa bàn tỉnh; (6) kiến nghị liên quan đến Quốc lộ 14D, 14E; (7) Kiến nghị liên quan đến phát triển ngành công nghiệp dược liệu tự nhiên của tỉnh; (8) Kiến nghị liên quan đến khai thác, chế biến ngành Silica; (9) kiến nghị liên quan đến Khu phức hợp giáo dục đại học tiêu chuẩn quốc tế và dự án Làng Đại học thuộc Đại học Đà Nẵng.
Thủ tướng kết luận, giao UBND tỉnh Quảng Nam chủ động xây dựng các đề án bảo tồn, phát huy giá trị di sản thế giới đô thị cổ Hội An và khu đền tháp Mỹ Sơn theo hình thức xã hội hóa, báo cáo cấp có thẩm quyền theo quy định.
Thủ tướng Chính phủ đồng ý về nguyên tắc nghiên cứu đầu tư, khai thác Cảng hàng không Chu Lai theo hình thức xã hội hóa. Thủ tướng giao Bộ GTVT chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan thành lập tổ công tác trực tiếp nghiên cứu, xử lý kiến nghị của tỉnh Quảng Nam, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Về kiến nghị liên quan đến hệ thống cảng biển Quảng Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính giao UBND tỉnh Quảng Nam chủ trì, phối hợp với Bộ GTVT, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các cơ quan xây dựng đề xuất dự án, báo cáo cấp thẩm quyền xem xét đối với chủ trương xã hội hóa đầu tư luồng Cửa Lở cho tàu 5 vạn DWT.
Về điều chỉnh Quy hoạch chung Khu kinh tế mở Chu Lai sau khi Quy hoạch tỉnh Quảng Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được cấp có thẩm quyền phê duyệt và điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chun Khu Kinh tế mở Chu Lai, Thủ tướng yêu cầu UBND tỉnh Quảng Nam thực hiện trình tự, thủ tục theo quy định pháp luật hiện hành về quy hoạch và xây dựng.
Thủ tướng giao Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ NN&PTNT thành lập tổ công tác để phối hợp với UBND tỉnh Quảng Nam rà soát, thống kê, đánh giá cụ thể diện tích rừng phòng hộ ven biển cần điều chỉnh quy hoạch, đề xuất phương án xử lý các kiến nghị của tỉnh, báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định.
Thủ tướng Chính phủ giao BỘ GTVT đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án đầu tư mở rộng, nâng cấp tuyến QL14E, khởi công trong năm 2023 và phấn đấu hoàn thành trong năm 2024. Đồng thời, Thủ tướng ủng hộ chủ trương nghiên cứu, đầu tư tuyến đường mới từ Khu kinh tế Cửa khẩu quốc tế Nam Giang đến cảng biển Quảng Nam.
Thủ tướng cũng đồng ý chủ trương nghiên cứu đề án phát triển và hình thành Trung tâm công nghiệp dược liệu tại tỉnh Quảng Nam, giao Bộ Y tế khẩn trương chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan nghiên cứu.
Về kiến nghị liên quan khai thác, chế biến ngành Silica, Thủ tướng đồng ý về nguyên tắc chuyển các diện tích khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia đối với cát trắng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam sau khi rà soát thực trạng các công trình, dự án trên mặt, cân đối tài nguyên, trữ lượng cát đủ đưa vào quy hoạch thăm dò, khai thác để phục vụ nhu cầu thực tiễn và xem xét dự trữ lâu dài trong tương lai.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đồng ý về nguyên tắc hình thành Khu phức hợp giáo dục đại học theo tiêu chuẩn quốc tế tại Quảng Nam; giao UBND tỉnh Quảng Nam chủ trì, phối hợp với Bộ GD&ĐT và các cơ quan liên quan nghiên cứu tổng thể nhu cầu đào tạo của Vùng và địa phương, khả năng đáp ứng của các cơ sở giáo dục đại học hiện có; trên cơ sở đó đề xuất phương án cụ thể, bảo đảm tính khả thi và phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn tới; báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Link gốc: https://plo.vn/thu-tuong-ket-luan-nhieu-van-de-quan-trong-doi-voi-tinh-quang-nam-post679082.html
Thủ tướng yêu cầu các tỉnh như Cần Thơ, Hậu Giang, Bạc Liêu, Cà Mau phải vào cuộc mạnh mẽ hơn nữa trong việc triển khai Dự án cao tốc Cần Thơ-Cà Mau; không để các lực lượng thi công “cô đơn trên công trường."
Đúng vào ngày 4/12/1999, Đô thị cổ Hội An vinh dự được công nhận là di sản văn hóa thế giới. Trải qua 25 năm bảo tồn và phát triển, Hội An từng bước trở thành điểm đến du lịch nổi tiếng của Quảng Nam nói riêng và Việt Nam nói chung.
Ngày 21/11, thông tin từ UBND TP Hải Phòng, TP Hải Phòng đã giao Sở Giao thông vận tải (GTVT) hướng dẫn doanh nghiệp (DN) các trình tự, thủ tục để sớm mở tuyến vận tải hành khách giữa đảo Bạch Long Vĩ với đất liền nhằm mục tiêu phát triển kinh tế, du lịch cho huyện đảo tiền tiêu của Tổ quốc.
Chiều ngày 21/11, tỉnh Thái Bình đã tổ chức Hội nghị triển khai Kế hoạch các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024).
Theo các chuyên gia, việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) với thuốc lá là cần thiết. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu chính sách đề ra, cần có lộ trình tăng thuế hợp lý, đảm bảo cân bằng giữa mục tiêu hạn chế tiêu dùng và ngăn chặn tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại và tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước.
Ngày 20/11 là ngày tôn vinh truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc Việt Nam. Từ nhiều thập kỷ qua, ngày 20/11 ở nước ta không chỉ là ngày lễ, hội của riêng nghề dạy học, ngày riêng của các thầy, cô giáo mà là ngày vui chung cả xã hội tôn vinh sự học, tôn vinh những người thầy dạy chữ, dạy nghề, dạy người.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1621/QĐ-TTg điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không Sa Pa, tỉnh Lào Cai theo phương thức đối tác công tư.
Ông Phạm Văn Thiều - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu vừa ký ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình quốc gia Bảo vệ và Phát triển nguồn lợi thủy sản đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh.
Ngay đầu năm đã có nhiều dấu hiệu cho thấy cánh cửa mở rộng hơn cho xuất khẩu (XK) nông sản Việt trong năm 2024. Chưa kể, ngay bên lề Hội nghị Bộ trưởng Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đang diễn ra, đã có một sự kiện hội nghị dành riêng cho các nước XK nông sản, nhằm tìm kiếm những cách thức cạnh tranh XK công bằng nhất.
UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 818/QĐ-UBND về việc ủy quyền cho Sở Xây dựng Hà Nội giải quyết, tiếp nhận một số thủ tục hành chính trong lĩnh vực xây dựng thuộc thẩm quyền quyết định của UBND thành phố.
UBND tỉnh yêu cầu tiếp tục thực hiện quyết liệt cải cách TTHC, tạo điều kiện “tốt nhất, nhanh nhất, thuận lợi nhất” cho doanh nghiệp khi đầu tư vào Nghệ An.
Các hãng tàu nước ngoài được tự tăng phụ phí xếp dỡ tại cảng mà không cần giải trình lý do. Đây là hệ lụy ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của doanh nghiệp (DN) xuất nhập khẩu (XNK) Việt Nam. Trong tình thế xung đột Biển Đỏ vẫn đang tác động mạnh đến hàng hóa Việt thì việc tăng phụ phí của các hãng tàu đã làm cho DN Việt “khó chồng khó”.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.