Hà Nội 17 °C
TP Hồ Chí Minh 30 °C
Hải Phòng 18 °C
Đà Nẵng 24 °C
Yên Bái 13 °C
  • Hà Nội Hà Nội 17°C
  • TP Hồ Chí Minh Hà Nội 30°C
  • Hải Phòng Hà Nội 18°C
  • Đà Nẵng Hà Nội 24°C
  • Yên Bái Hà Nội 13°C

Thủ tướng chỉ thị xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2025

Tài chính - Ngân hàng
23/05/2024 11:17
Phạm Duy
aa
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 22/5/2024 về xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (KTXH) và dự toán ngân sách nhà nước năm 2025.
Thủ tướng chỉ thị xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2025
Thủ tướng chỉ thị xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2025. (Ảnh minh họa)

Theo Chỉ thị, Kế hoạch phát triển KTXH năm 2025 được xây dựng trong bối cảnh tình hình thế giới dự báo tiếp tục chuyển biến nhanh, khó lường.

Hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn nhưng cạnh tranh chiến lược, chủ nghĩa bảo hộ, xu hướng liên kết mới trên thế giới, chiến tranh thương mại, phân tách chuỗi cung ứng, trừng phạt về kinh tế, chạy đua về khoa học công nghệ ngày càng gia tăng. Kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm lại, còn đối mặt với nhiều rủi ro, thách thức.

Trong nước, năm 2025 là năm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, năm cuối thực hiện Kế hoạch phát triển KTXH 5 năm 2021-2025, đồng thời là năm tập trung tổ chức Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIV.

Thế và lực của đất nước sau gần 40 năm đổi mới đã lớn mạnh hơn cả về quy mô và sức cạnh tranh; tình hình chính trị - xã hội và kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, các cân đối lớn được đảm bảo; nhiều dự án trọng điểm, quan trọng quốc gia đưa vào khai thác; môi trường đầu tư kinh doanh được cải thiện; vị thế, uy tín của nước ta tiếp tục được nâng lên.

Tuy nhiên, khó khăn, thách thức còn rất lớn, nhất là việc hoàn thành các mục tiêu của Kế hoạch phát triển KTXH 5 năm 2021-2025.

Trong bối cảnh tình hình quốc tế và trong nước có nhiều khó khăn, thách thức, các bộ, cơ quan trung ương và địa phương nghiên cứu, xác định các vấn đề cơ bản của Kế hoạch phát triển KTXH năm 2025, trong đó tập trung vào các nội dung chủ yếu sau:

a) Bối cảnh xây dựng kế hoạch phát triển KTXH năm 2025, bao gồm nhận định, phân tích những cơ hội, thuận lợi, thách thức, rủi ro của bối cảnh trong nước, khu vực và quốc tế tác động đến việc xây dựng và thực hiện các mục tiêu phát triển KTXH; đặc biệt lưu ý những vấn đề như ảnh hưởng của xung đột quân sự Nga - Ucraina, dải Gaza, Biển Đỏ, chủ nghĩa bảo hộ, xu hướng liên kết mới trên thế giới, tình hình lạm phát, điều chỉnh chính sách của các nền kinh tế lớn, biến động giá cả hàng hóa, nguyên vật liệu, xu hướng dịch chuyển dòng vốn, chuỗi cung ứng toàn cầu, các xu hướng chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, các vấn đề an ninh phi truyền thống như dịch bệnh, thiên tai, biến đổi khí hậu, an ninh nguồn nước, an ninh mạng… tác động trực tiếp, nhiều mặt đến Việt Nam…

b) Mục tiêu tổng quát của Kế hoạch phát triển KTXH năm 2025.

c) Chỉ tiêu chủ yếu và một số cân đối lớn. Trong đó, tập trung cân đối các chỉ tiêu chủ yếu phù hợp với tình hình thực tiễn, nhằm dự báo khả năng thực hiện thành công Kế hoạch phát triển KTXH 5 năm 2021-2025 và Chiến lược phát triển KTXH 10 năm 2021-2030.

d) Các định hướng, nhiệm vụ chủ yếu.

Các bộ, cơ quan trung ương và địa phương nghiên cứu, đề xuất các định hướng, nhiệm vụ chủ yếu của năm 2025 bảo đảm thống nhất với mục tiêu chung, đồng thời phải phù hợp với điều kiện thực tiễn và trình độ phát triển của từng ngành, từng địa phương và những định hướng lớn, gồm:

- Tiếp tục nắm chắc tình hình, chủ động phản ứng chính sách kịp thời, hiệu quả; điều hành đồng bộ, thống nhất các chính sách vĩ mô, phối hợp chặt chẽ, kết hợp hài hòa giữa các chính sách tiền tệ, tài khóa, đầu tư, thương mại và các chính sách khác để thực hiện nhất quán mục tiêu xuyên suốt là giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, thúc đẩy sản xuất kinh doanh.

- Tập trung hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; phát triển đồng bộ các loại thị trường; đẩy mạnh việc xây dựng, hoàn thiện, rà soát chính sách pháp luật để tháo gỡ kịp thời các vướng mắc, huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng kết cấu hạ tầng chiến lược đồng bộ, nhất là các công trình hạ tầng giao thông trọng điểm, quan trọng quốc gia, có tính liên vùng, hạ tầng đô thị lớn, cảng biển và sân bay.

- Đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh, tăng cường sức chống chịu của nền kinh tế. Đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế. Tiếp tục cơ cấu lại 03 lĩnh vực trọng tâm về đầu tư công, doanh nghiệp nhà nước và các tổ chức tín dụng.

Cơ cấu lại các ngành sản xuất và dịch vụ theo hướng hiện đại, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả. Đẩy mạnh phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, thương mại điện tử, các mô hình kinh doanh mới, hiệu quả.

- Tiếp tục phát triển hạ tầng năng lượng, hạ tầng số, hạ tầng thương mại điện tử, hạ tầng nông nghiệp, nông thôn, ứng phó với biến đổi khí hậu… Hình thành một số trung tâm dịch vụ du lịch với sản phẩm du lịch chất lượng cao, có thương hiệu, có năng lực cạnh tranh tầm khu vực. Phát triển kinh tế biển, từng bước hình thành khu kinh tế, khu công nghiệp, khu đô thị sinh thái ven biển...

Các mục tiêu, định hướng và giải pháp đề ra phải bám sát, cụ thể hóa các quan điểm, mục tiêu, 03 đột phá chiến lược, 06 nhiệm vụ trọng tâm, 12 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu theo Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, phù hợp với khả năng thực hiện; huy động, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, đẩy mạnh đầu tư theo phương thức hợp tác công tư, phát huy tính tự lực, tự cường của các cơ quan, đơn vị, gắn kết chặt chẽ giữa kế hoạch phát triển KTXH và kế hoạch đầu tư công; quyết tâm thực hiện thắng lợi các mục tiêu của Kế hoạch 5 năm 2021-2025.

Nhiệm vụ, giải pháp phải cụ thể về nội dung, thời gian, tiến độ thực hiện, được lượng hóa rõ ràng

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu: Các mục tiêu, định hướng và giải pháp đề ra phải bám sát, cụ thể hóa các quan điểm, mục tiêu, 03 đột phá chiến lược, 06 nhiệm vụ trọng tâm, 12 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu theo Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, phù hợp với khả năng thực hiện; huy động, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, đẩy mạnh đầu tư theo phương thức hợp tác công tư, phát huy tính tự lực, tự cường của các cơ quan, đơn vị, gắn kết chặt chẽ giữa kế hoạch phát triển KTXH và kế hoạch đầu tư công; quyết tâm thực hiện thắng lợi các mục tiêu của Kế hoạch 5 năm 2021-2025.

Các nhiệm vụ, giải pháp phải cụ thể về nội dung, thời gian, tiến độ thực hiện, hoàn thành, đơn vị chủ trì, đơn vị phối hợp, đồng thời phải được lượng hóa rõ ràng như: số km đường cao tốc; số văn bản quy phạm pháp luật được rà soát, xây dựng, hoàn chỉnh; thủ tục hành chính được rút gọn; biên chế được tinh giản…

Phấn đấu dự toán thu nội địa năm 2025 tăng tối thiểu khoảng 5-7%

Đối với nhiệm vụ xây dựng dự toán NSNN năm 2025, Chỉ thị nêu rõ, phấn đấu dự toán thu nội địa năm 2025 không kể thu tiền sử dụng đất, thu xổ số kiến thiết, tiền bán vốn nhà nước tại doanh nghiệp, cổ tức, lợi nhuận sau thuế và chênh lệch thu, chi của Ngân hàng Nhà nước bình quân cả nước tăng tối thiểu khoảng 5-7% so với đánh giá ước thực hiện năm 2024 (đã loại trừ các yếu tố tăng, giảm thu do thay đổi chính sách), mức tăng trưởng tại từng địa phương phù hợp với tăng trưởng kinh tế và nguồn thu phát sinh tại từng địa bàn trên cơ sở có tính đến cả yếu tố tăng cường quản lý thu, chống thất thu và thu hồi nợ thuế. Dự toán thu từ hoạt động xuất nhập khẩu năm 2025 tăng bình quân khoảng 4-6% so với đánh giá ước thực hiện năm 2024.

Toàn bộ số thu sắp xếp lại, xử lý tài sản công (trong đó có nhà, đất), số thu từ cho thuê quyền khai thác, chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng và số thu từ khai thác quỹ đất, mặt nước (sau khi trừ đi các chi phí có liên quan) phải được lập dự toán đầy đủ và thực hiện nộp NSNN theo đúng quy định của pháp luật.

Dự toán chi ngân sách nhà nước sát khả năng thực hiện, hạn chế tối đa việc hủy dự toán và chuyển nguồn sang năm sau

Xây dựng dự toán chi NSNN năm 2025 đảm bảo các quy định của pháp luật; nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển, chi thường xuyên NSNN được cấp có thẩm quyền phê duyệt; đáp ứng yêu cầu cơ cấu lại ngân sách theo Nghị quyết số 07-NQ/TW ngày 18 tháng 11 năm 2016 của Bộ Chính trị, gắn với việc đẩy mạnh sắp xếp lại tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, đầu mối khu vực sự nghiệp công lập; Kinh phí về chế độ tiền lương mới, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội từ ngày 01 tháng 7 năm 2024.

Bảo đảm nguồn lực để tiếp tục triển khai chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội theo các Nghị quyết số 27-NQ/TW, Nghị quyết số 28-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 7 (Khóa XII) và Nghị quyết số 104/2023/QH15 của Quốc hội khóa XV.

Quán triệt nguyên tắc công khai, minh bạch và yêu cầu thực hành tiết kiệm chống lãng phí theo Nghị quyết số 74/2022/QH15 ngày 15 tháng 11 năm 2022 của Quốc hội ngay từ khâu xác định nhiệm vụ, đảm bảo việc thực hiện các nhiệm vụ thống nhất từ khâu lập dự toán đến triển khai phân bổ, quản lý, sử dụng NSNN; xây dựng dự toán sát khả năng thực hiện phân bổ trước ngày 31 tháng 12, hạn chế tối đa việc hủy dự toán và chuyển nguồn sang năm sau.

Chủ động rà soát các chính sách, nhiệm vụ trùng lắp, sắp xếp thứ tự ưu tiên các khoản chi thực hiện theo mức độ cấp thiết, quan trọng và khả năng triển khai thực hiện năm 2025.

Chỉ trình cấp có thẩm quyền ban hành chính sách, đề án, nhiệm vụ mới khi thực sự cần thiết và có nguồn bảo đảm; dự kiến đầy đủ nhu cầu kinh phí thực hiện các chính sách, chế độ, nhiệm vụ mới đã được cấp có thẩm quyền quyết định; không bố trí dự toán chi cho các chính sách chưa ban hành. Sử dụng hiệu quả nguồn thu từ cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.

Trong đó, Thủ tướng Chính phủ lưu ý về chi đầu tư phát triển: Kế hoạch đầu tư công vốn NSNN năm 2025 bố trí cho các nhiệm vụ, dự án phải phù hợp với khả năng thực hiện và giải ngân của từng nhiệm vụ, dự án, bảo đảm phân bổ, giao chi tiết cho các nhiệm vụ, dự án trước ngày 31 tháng 12 năm 2024; khắc phục tình trạng phân bổ vốn manh mún, dàn trải, kém hiệu quả, giao vốn nhưng không phân bổ hết nguồn vốn được giao, đảm bảo tiến độ phân bổ, giao kế hoạch chi tiết cho các nhiệm vụ, dự án theo đúng quy định.

Bên cạnh đó, đổi mới cơ chế quản lý, cơ chế tài chính, tổ chức lại hệ thống các đơn vị sự nghiệp công lập, xây dựng dự toán chi đối với đơn vị sự nghiệp công lập trên cơ sở định hướng tại Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Hội nghị Trung ương 6 Khóa XII và các văn bản pháp luật, văn bản hướng dẫn về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập.

Các đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo một phần chi thường xuyên thuộc các bộ, cơ quan trung ương tiếp tục xây dựng dự toán chi NSNN năm 2025 giảm tối thiểu 3% chi hỗ trợ trực tiếp từ NSNN so với dự toán năm 2024, giảm biên chế sự nghiệp hưởng lương từ NSNN theo đúng Nghị quyết số 19-NQ/TW; các đơn vị sự nghiệp công lập do NSNN bảo đảm chi thường xuyên thuộc các bộ, cơ quan trung ương giảm tối thiểu 2% chi trực tiếp từ NSNN so với dự toán năm 2024 trừ các dịch vụ công cơ bản, thiết yếu do NSNN đảm bảo.

Đối với các cơ quan, đơn vị đang áp dụng cơ chế tài chính đặc thù: Từ năm ngân sách 2025, các cơ quan, đơn vị quản lý hành chính nhà nước không còn được áp dụng cơ chế tài chính đặc thù về tiền lương, phụ cấp, thu nhập và kinh phí thường xuyên.

Các đơn vị lập dự toán thu, chi năm 2025 trên cơ sở quyết định của có cấp thẩm quyền về cơ chế tài chính áp dụng từ ngày 01 tháng 7 năm 2024 và cho năm 2025, phù hợp với Nghị quyết số 104/2023/QH15 của Quốc hội về dự toán NSNN năm 2024.

Chỉ thị cũng nêu rõ, các bộ, cơ quan trung ương căn cứ vào chế độ tiền lương, lương hưu, trợ cấp đối với người có công, các chính sách an sinh xã hội được cấp có thẩm quyền quyết định thực hiện trong năm 2024 để rà soát, lập dự toán cho năm 2025, chi tiết quỹ lương, các khoản đóng góp, các chính sách, chế độ chi cho con người, kèm theo mức tăng, giảm cụ thể; các kết quả đạt được, tồn tại, hạn chế (nếu có).

Xây dựng dự toán thu, chi ngân sách địa phương phải bám sát mục tiêu, nhiệm vụ phát triển KTXH của quốc gia và địa phương năm 2025

Xây dựng dự toán thu, chi ngân sách địa phương (NSĐP) năm 2025 phải bám sát mục tiêu, nhiệm vụ phát triển KTXH của quốc gia và địa phương năm 2025, giai đoạn 2023-2025; kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia và địa phương, kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025; phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi theo đúng quy định của Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn thực hiện; chế độ, chính sách chi NSNN, bảo đảm đủ nguồn lực thực hiện các chế độ, chính sách do Trung ương đã ban hành.

Ngoài các quy định hướng dẫn chung về công tác lập dự toán NSNN, việc lập, xây dựng dự toán NSĐP cần chú ý một số nội dung chủ yếu sau:

Các địa phương xây dựng dự toán thu ngân sách trên địa bàn trên cơ sở tổng hợp toàn bộ các khoản thu từ thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác trên địa bàn theo quy định tại Điều 7 của Luật NSNN và các quy định pháp luật có liên quan.

Yêu cầu lập dự toán thu NSNN tích cực, sát thực tế, tổng hợp đầy đủ các khoản thu mới phát sinh trên địa bàn để tính đúng, tính đủ nguồn thu, không dành dư địa để địa phương giao chỉ tiêu phấn đấu thu; phân tích đánh giá cụ thể những tác động ảnh hưởng đến dự toán thu NSNN năm 2025 theo từng địa bàn, lĩnh vực thu, khoản thu, sắc thuế.

Đồng thời, xây dựng dự toán chi NSĐP trên cơ sở nguồn thu NSĐP được hưởng theo phân cấp, số bổ sung cân đối từ NSTW cho NSĐP xác định bằng số giao được dự toán năm 2024 (nếu có), số bổ sung từ NSTW cho NSĐP để thực hiện cải cách tiền lương năm 2025 sau khi đã sử dụng nguồn cải cách tiền lương theo quy định của địa phương (nếu có).

Căn cứ mục tiêu của kế hoạch phát triển KTXH cả giai đoạn 2021-2025, trong đó bám sát vào mục tiêu, nhiệm vụ phát triển KTXH năm 2025 của địa phương; ước thực hiện các nhiệm vụ thu - chi ngân sách của địa phương năm 2024 để xây dựng dự toán chi NSĐP chi tiết từng lĩnh vực chi theo quy định của Luật NSNN, đảm bảo ưu tiên bố trí đủ dự toán nhu cầu kinh phí thực hiện các dự án, nhiệm vụ đã cam kết, chế độ chính sách đã ban hành.

bài liên quan
Tổng cục Hải quan yêu cầu cán bộ công chức chấp hành kỷ luật, kỷ cương trong khi thi hành công vụ

Tổng cục Hải quan yêu cầu cán bộ công chức chấp hành kỷ luật, kỷ cương trong khi thi hành công vụ

Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan vừa ban hành Chỉ thị về việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương hành chính trong khi thi hành công vụ
Bãi bỏ chỉ thị về chấn chỉnh hoạt động thanh tra, kiểm tra với doanh nghiệp

Bãi bỏ chỉ thị về chấn chỉnh hoạt động thanh tra, kiểm tra với doanh nghiệp

Ngày 14/10, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 1182/QĐ-TTg để bãi bỏ Chỉ thị 20/CT-TTg ngày 17/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc chấn chỉnh hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp.
Lạng Sơn: Sung nộp Ngân sách trên 534 triệu đồng tiền bán đấu giá tang tài vật vi phạm hành chính

Lạng Sơn: Sung nộp Ngân sách trên 534 triệu đồng tiền bán đấu giá tang tài vật vi phạm hành chính

Riêng trong quý III năm 2024, Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Lạng Sơn đã tổ chức 09 cuộc xử lý tài sản là tang vật vi phạm hành chính bị tịch thu theo quy định của pháp luật trong công tác quản lý thị trường, tăng 2,42 lần so với quý II năm 2024.
Tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT phải ít tốn kém cho thí sinh, gia đình và xã hội

Tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT phải ít tốn kém cho thí sinh, gia đình và xã hội

Phó Thủ tướng Lê Thành Long vừa ký Chỉ thị số 37/CT-TTg ngày 7/10/2024 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác chỉ đạo, phối hợp, tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông và tuyển sinh đại học, giáo dục nghề nghiệp năm 2025.
Bãi bỏ 37 văn bản quy phạm pháp luật của Thủ tướng Chính phủ

Bãi bỏ 37 văn bản quy phạm pháp luật của Thủ tướng Chính phủ

Phó Thủ tướng Lê Thành Long vừa ký quyết định bãi bỏ 37 văn bản quy phạm pháp luật không còn được áp dụng trên thực tế của Thủ tướng Chính phủ.
Hà Giang: Chuyển biến tích cực trong cải cách hành chính ở Yên Minh

Hà Giang: Chuyển biến tích cực trong cải cách hành chính ở Yên Minh

Việc nâng cao chất lượng công tác CCHC, góp phần tác động, thúc đẩy thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển KT - XH trên địa bàn tỉnh Hà Giang.
Mới nhất
Đọc nhiều
Cảnh báo thủ đoạn giả danh thám tử, nhắn tin đe dọa tống tiền

Cảnh báo thủ đoạn giả danh thám tử, nhắn tin đe dọa tống tiền

Một số người dân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa trình báo đã trở thành nạn nhân của một tin nhắn đe dọa tống tiền qua điện thoại với nội dung xưng là thám tử, thông báo đã thu thập thông tin đời tư, hình ảnh nhạy cảm, chứng cứ phạm tội và đe dọa sẽ tung lên
Lâm Đồng: Ấn tượng Ngày hội Văn hóa Quân- Dân thành phố Bảo Lộc

Lâm Đồng: Ấn tượng Ngày hội Văn hóa Quân- Dân thành phố Bảo Lộc

Tại Ngày hội đã diễn ra màn diễn tấu Cồng chiêng đặc sắc của các nghệ nhân tạo không khí tưng bừng, vui tươi, phấn khởi.
Bình Dương bố trí vốn cho 236 công trình trọng điểm

Bình Dương bố trí vốn cho 236 công trình trọng điểm

Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Bình Dương xác định năm 2025 là năm cuối của nhiệm kỳ, do đó cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và người dân phải nỗ lực, quyết tâm phấn đấu, thực hiện tốt các mục tiêu, nghị quyết. Trên cơ sở đó, UBND tỉnh Bình Dương
Tin bài khác
Vốn đầu tư nước ngoài thực hiện tại Việt Nam ước đạt 21,68 tỷ USD

Vốn đầu tư nước ngoài thực hiện tại Việt Nam ước đạt 21,68 tỷ USD

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam 11 tháng năm 2024 ước đạt 21,68 tỷ USD, tăng 7,1% so với cùng kỳ năm trước.
Tháng 11 HNX Index giảm 0,75% so với tháng 10/2024

Tháng 11 HNX Index giảm 0,75% so với tháng 10/2024

Theo đó, tháng 11/2024, thị trường cổ phiếu niêm yết tại HNX có nhiều biến động và có xu hướng giảm cả về giá cổ phiếu và thanh khoản.
Xử phạt hai doanh nghiệp vi phạm công bố thông tin trong lĩnh vực chứng khoán

Xử phạt hai doanh nghiệp vi phạm công bố thông tin trong lĩnh vực chứng khoán

Theo đó, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với hai doanh nghiệp là CTCP Nova Final Solution và CTCP Đầu tư Bệnh viện Việt Mỹ.
Chỉ số UPCoM Index đóng cửa tháng 11/2024 đạt 92,74 điểm tăng 0,39%

Chỉ số UPCoM Index đóng cửa tháng 11/2024 đạt 92,74 điểm tăng 0,39%

Chỉ số UPCoM Index giảm mạnh tại tuần thứ 3 của tháng và có xu hướng phục hồi vào cuối tháng, đóng cửa tháng 11/2024 đạt 92,74 điểm tăng 0,39%.
Trái phiếu Chính phủ tháng 11 huy động 20.760 tỷ đồng qua đấu thầu

Trái phiếu Chính phủ tháng 11 huy động 20.760 tỷ đồng qua đấu thầu

Thị trường trái phiếu Chính phủ trong tháng 11 ghi nhận kết quả khả quan với khối lượng huy động đạt 20.760 tỷ đồng qua đấu thầu.
Nhiều đối tượng mạo danh Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam (VNX) để lừa đảo

Nhiều đối tượng mạo danh Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam (VNX) để lừa đảo

Mới đây, Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam (VNX) đã phát đi cảnh báo về việc mạo danh để lừa đảo, kêu gọi tham gia các lớp đầu tư chứng khoán.
Quốc hội chấp thuận tăng vốn cho Vietcombank

Quốc hội chấp thuận tăng vốn cho Vietcombank

Quốc hội đã chấp thuận chủ trương đầu tư bổ sung vốn nhà nước để duy trì tỷ lệ vốn góp nhà nước tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank).
Hàng loạt các công ty bị Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt

Hàng loạt các công ty bị Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt

Mới đây, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã ban hành hàng loạt các quyết định xử phạt hành chính đối với các Công ty do vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán.
Nhận diện 6 hành vi thao túng thị trường chứng khoán

Nhận diện 6 hành vi thao túng thị trường chứng khoán

Đặt lệnh mua và bán cùng loại chứng khoán trong cùng ngày giao dịch, giao dịch chứng khoán bằng hình thức cấu kết, lôi kéo người khác... được xem là những hành vi thao túng thị trường chứng khoán.
Tăng thêm chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2024 với các tổ chức tín dụng

Tăng thêm chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2024 với các tổ chức tín dụng

Ngày 28/11, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã thông báo điều chỉnh tăng thêm chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2024 đối với các tổ chức tín dụng (TCTD) theo nguyên tắc cụ thể, đảm bảo công khai, minh bạch. Việc bổ sung hạn mức này là sự chủ động của NHNN mà các TCTD không cần phải đề nghị.
tong bi thu nguyen phu trong trong cong cuoc bao ve chu quyen bien dao cua to quoc

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong công cuộc bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc

(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
ha noi nhieu noi treo co ru truoc ngay quoc tang tong bi thu nguyen phu trong

Hà Nội: Nhiều nơi treo cờ rủ trước ngày Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
tong bi thu nguyen phu trong nha lanh dao ly luan xuat sac

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng – Nhà lãnh đạo, lý luận xuất sắc

(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
tinh cam dac biet cua nhan dan voi tong bi thu nguyen phu trong

Tình cảm đặc biệt của nhân dân với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
bo tu phap dung dau cac bo nganh ve chi so cai cach hanh chinh nam 2023

Bộ Tư pháp đứng đầu các bộ, ngành về Chỉ số Cải cách hành chính năm 2023

(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.