Trong tổng số lượng kit test, sinh phẩm phòng chống dịch trị giá 275 tỷ đồng mà Đà Nẵng đã mua thì phần liên quan đến Việt Á là 248 tỷ đồng.
Đà Nẵng thuộc top các địa phương mua của Việt Á nhiều nhất
Theo đó, từ các tờ trình của Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) TP Đà Nẵng và Sở Y tế, ý kiến của Sở Tài chính, UBND TP Đà Nẵng ban hành nhiều QĐ phê duyệt mua sắm vật tư y tế, sinh phẩm phục vụ xét nghiệm Covid-19 tại CDC TP.Đà Nẵng năm 2020 và 2021 để phuc vụ công tác phòng chống dịch.
Riêng năm 2021, ông Hồ Kỳ Minh – Phó Chủ tịch thường trực UBND TP.Đà Nẵng ký 5 QĐ phê duyệt mua sắm hơn 265 tỷ đồng từ ngân sách TP và nguồn dự toán năm 2021, trong đó duyệt mua của Việt Á hơn 165 tỷ đồng.
QĐ số 653 ngày 27/2 phê duyệt hơn 34,5 tỷ đồng với 7 mặt hàng của các hãng: Nam Khoa (Việt Nam); Jiangsu Huida (Trung Quốc) và Thermo (Mỹ) với 9,064 tỷ đồng; mua test của Việt Á gần 29,3 tỷ đồng: 50.000 test LightPower iVASARS-CoV-2 1stRT-rPCR kit (509.250 đồng/test) là 25,46 tỷ đồng; 20.000 test iVAa DNA/RNA Extraction Kit aM (160.000 đồng/test) là 3,2 tỷ đồng và 20.000 test iVA aRNA Extraction Kit P (31.500 đồng/test) là 630 triệu đồng.
QĐ số 2778 ngày 12/8 duyệt 62,3 tỷ đồng mua hơn 17 mặt hàng của nhiều hãng nhưng đa phần doanh nghiệp của Trung Quốc, Đài Loan (Trung Quốc). Trong hơn 62,3 tỷ đồng, có đến 40,635 tỷ đồng mua test của Việt Á: 70.000 test (367.500 đồng/test) là hơn 25,7 tỷ đồng; 100.000 test (136.500 đồng/test) là 13,65 tỷ đồng; 30.000 test (kit tách chiết RNA thủ công, giá 42.000 đồng/test) là 1,26 tỷ đồng.
QĐ số 2811 ngày 17/8 duyệt hơn 67,7 tỷ đồng mua 8 mặt hàng của các hãng: Việt Á; Diamed Jsc; Phúc Hà; Jiangsu Huida (Trung Quốc). Trong đó, hơn 47 tỷ đồng mua test của Việt Á: 90.000 test (367.500 đồng/test) là hơn 33 tỷ đồng; 50.000 test (367.500 đồng/test) là hơn 18,3 tỷ đồng và 10.000 test (kit tách chiết RNA thủ công, giá 42.000 đồng/test) là 420 triệu đồng.
QĐ số 2952 ngày 19/10 duyệt hơn 48,6 tỷ đồng mua 15 mặt hàng, trong đó mua test của Việt Á hết 20,16 tỷ đồng: 40.000 test (367.500 đồng/test) là 14,7 tỷ đồng; 40.000 test (136.500 đồng/test) là 5,46 tỷ đồng.
QĐ số 3982 ngày 13-12 duyệt chi hơn 54,8 tỷ đồng, trong đó dành hơn 28,2 tỷ đồng mua kit của Việt Á, cụ thể: 70.000 test (136.500 đồng/test) là hơn 9,5 tỷ đồng; 50.000 test (367.500 đồng/test) là hơn 18,3 tỷ đồng; 10.000 test (42.000 đồng/test) là 420 triệu đồng. Các QĐ phê duyệt dự toán kinh phí là mức giá tối đa đã bao gồm thuế GTGT, chi phí vận chuyển và các loại thuế theo quy định.
Tháng 12/2021, Cơ quan CSĐT Bộ Công an bắt Phan Quốc Việt – Tổng Giám đốc Công ty CP công nghệ Việt Á. Sau thời điểm này thì Sở Y tế Đà Nẵng thông tin: ngày 14/5/2021, CDC Đà Nẵng đề xuất mua 70.000 test LightPower iVASARS-CoV-2 1stRT-IPCR Kit của Việt Á (509.250 đồng/test). Sở Y tế có tờ trình thẩm định số 2080 và ngày 25/5/2021, UBND TP ban hành QĐ số 1799 về phê duyệt lựa chọn nhà thầu.
Theo tài liệu, năm 2020 và 2021, Đà Nẵng đã mua 1.214.616 kit test (1.089.376 kit test PCR và 125.240 kit test nhanh) với tổng tiền gần 299 tỷ đồng. Trong đó, đa phần Đà Nẵng mua của hãng Việt Á với 900.836 kit test PCR (từ 31.500 đến 525.000) với gần 276 tỷ đồng.
Được biết, Đà Nẵng là địa phương xảy ra nhiều đợt dịch và nhiều lần xét nghiệm diện rộng toàn dân. Ngoài việc phải đấu thầu mua sắm trang thiết bị chống dịch, Đà Nẵng cũng nhận nhiều sự hỗ trợ, giúp đỡ, của các cá nhân, tổ chức tặng các bộ xét nghiệm. Có thời điểm, người dân sống trong “vùng đỏ”, khu vực phong tỏa và thực hiện xét nghiệm (test nhanh) với tần suất 3 ngày/1 lần.
Chi phí test nhanh ở các tỉnh, thành, các địa phương, các cơ sở y tế, chốt kiểm soát phòng chống dịch… có sự chênh lệch, khác nhau. Các địa phương, trong đó có Đà Nẵng mua các loại test của Việt Á với nhiều mức giá khác nhau cũng cho thấy không khỏi băn khoăn về sự “giám sát” của người dân đối với chi phí (bằng ngân sách) mua vật tư, sinh phẩm phục vụ xét nghiệm.
Sở Y tế đã có báo cáo gửi UBND TP Đà Nẵng liên quan đến việc mua vật tư, kit của Việt Á và khẳng định: cơ sở xây dựng giá dự toán của mặt hàng trên gồm 3 báo giá thị trường và các QĐ trúng thầu được công khai tại cổng công khai kết quả đấu thầu Bộ Y tế.
Theo lãnh đạo Sở Y tế Đà Nẵng, về thủ tục mua sắm, hội đồng thẩm định Sở Y tế thẩm định hồ sơ và xin ý kiến Hội đồng mua sắm phòng, chống dịch Covid-19 TP.Đà Nẵng. Quá trình thực hiện tuân thủ quy trình đầy đủ gồm việc lấy ý kiến Sở Tài chính về giá dự toán mua sắm để tổng hợp và xây dựng báo cáo trước khi trình UBND TP mua sắm và kế hoạch lựa chọn nhà thầu…
Ngày 28/12/2021, ông Lê Trung Chinh - Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng ký QĐ phê duyệt kế hoạch thanh tra năm 2022 của Thanh tra TP, có chỉ đạo thanh tra việc mua sắm trang thiết bị y tế, sinh phẩm, kit năm 2021 của CDC TP.Đà Nẵng. Theo kế hoạch, ngày 15/4/2022 là hoàn thành kết luận thanh tra nhưng đến nay vẫn chưa công bố.
Chiều 18/4, tại buổi họp báo quý 1/2022 của UBND TP, ông Phan Thanh Long - Chánh Thanh tra TP Đà Nẵng lý giải do việc thanh tra có rất nhiều nội dung, khối lượng công việc lớn nên sau 45 ngày vẫn chưa hoàn thành kết luận nên gia hạn thêm 25 ngày.
Kiểm toán Nhà nước vừa hoàn tất kiểm toán Chuyên đề việc huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng chống dịch Covid-19 và các chính sách hỗ trợ. Trong năm 2020 và 2021, có 9 bộ, cơ quan T.Ư và 32 tỉnh, thành đã mua sinh phẩm, hóa chất và 58.716.805 kit test, sinh phẩm xét nghiệm PCR với tổng 7.973 tỷ đồng. Các đơn vị mua test của Việt Á giá trị 2.161,6 tỷ đồng. Trong 32 địa phương được kiểm toán có 30 địa phương mua kit test của Việt Á và Đà Nẵng dẫn đầu mua test của Việt Á với gần 276 tỷ đồng...
Có lô kit test PCR tài trợ qua lấy mẫu thử nghiệm chưa bảo đảm chất lượng sử dụng. Điển hình, Đà Nẵng có lô 4.000 kit được tài trợ chưa được Bộ Y tế thử nghiệm chất lượng, song kết quả thử nghiệm của Viện Pasteur Nha Trang thì bộ kit không có giá trị sử dụng do kết quả độ nhạy bằng 0%.
Kiểm toán Nhà nước đã chuyển danh sách các đơn vị, địa phương vay, mượn kit test có dấu hiệu bất thường sang Thanh tra Chính phủ để biết và lưu ý khi thực hiện thanh tra theo chuyên đề tại các bộ, ngành, địa phương.
Vụ kit test Việt Á tại Đà Nẵng có dấu hiệu vi phạm
Ngày 20/6, tại buổi gặp mặt báo chí, thiếu tướng Vũ Xuân Viên - Giám đốc Công an Đà Nẵng đã chia sẻ một số thông tin về quá trình điều tra, xác minh những dấu hiệu sai phạm liên quan đến việc mua kit, sinh phẩm phòng, chống dịch của Công ty Việt Á.
Theo Thiếu tướng Viên, vụ án này rất lớn, nên Trung ương chỉ đạo phấn đấu đến cuối quý III/2022 sẽ đưa vụ việc liên quan Việt Á ra xét xử. Hiện, Công an một số địa phương đã khởi tố theo chỉ đạo của Bộ Công an, nhưng khi kết luận điều tra, thì sẽ quy về Cục Cảnh sát kinh tế (C03) để đưa ra xét xử chứ không xét xử riêng lẻ, vì đều liên quan đến Việt Á.
Nói về quá trình điều tra tại địa phương, Giám đốc Công an TP Đà Nẵng cho biết, thời gian qua có nhiều đoàn gồm Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Kiểm toán Nhà nước, Thanh tra TP và Công an TP đã vào cuộc. Sau khi nhận ủy thác từ Bộ Công an, Công an Đà Nẵng sẽ là đầu mối tập trung tiến hành điều tra, kết luận cho những nội dung trên.
Qua điều tra bước đầu thì có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Trong tổng số lượng kit test, sinh phẩm phòng chống dịch trị giá 275 tỷ đồng mà Đà Nẵng đã mua thì phần liên quan đến Việt Á là 248 tỷ đồng. Đà Nẵng thuộc top các địa phương mua của Việt Á nhiều nhất. Với số lượng như thế thì sai phạm là có.
Tướng Viên chia sẻ thêm, Công an Đà Nẵng là một trong những địa phương chủ động vào cuộc sớm nhất sau khi Bộ Công an khởi tố vụ Việt Á. Sở dĩ đến giờ này Công an Đà Nẵng chưa khởi tố sai phạm liên quan vụ Việt Á là bởi nhiều lý do. Thứ nhất là cần phải làm rõ dấu hiệu vụ lợi, tư lợi. Tuy nhiên đến thời điểm này thì dấu hiệu này chưa rõ lắm trong hoạt động đấu thầu. Thứ hai, hiện các cơ quan chức năng đang tiến hành giám định thiệt hại để có kết luận và xử lý đúng. Một khi khởi tố sai phạm về quy định, quy trình đấu thầu thì sẽ liên quan đến rất nhiều người và liên quan sinh mạng chính trị của rất nhiều cán bộ. Vì vậy Công an TP Đà Nẵng đang rất cẩn trọng trong việc điều tra làm rõ.
Giám đốc Công an TP Đà Nẵng cũng khẳng định, sẽ đi sâu làm rõ dấu hiệu vụ lợi của những nhóm nhỏ liên quan.
"Nếu phát hiện có dấu hiệu lợi dụng chức vụ quyền hạn hoặc tham ô, chúng tôi sẽ xử lý kiên quyết. Việc điều tra, kết luận phải được tiến hành một cách toàn diện, khách quan, tạo được sự đồng thuận của cán bộ và nhân dân…", Tướng Viên thông tin.
Sau gần 3 giờ phẫu thuật, các bác sĩ tại Bệnh viện Đà Nẵng đã loại bỏ thành công khối u mỡ nặng 5kg nằm trong ổ bụng, chèn ép các cơ quan nội tạng của bệnh nhân người Quảng Ngãi.
Ngày 21/12, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo thực hiện Nghị quyết số 136/2024/QH15 ngày 26/6/2024 của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Đà Nẵng, chủ trì phiên họp lần thứ nhất của Ban Chỉ đạo.
Ngày 19/12, Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng mở phiên xét xử và tuyên phạt bị cáo Trần Quốc Ẩn (32 tuổi, trú xã Hòa Sơn, huyện Hòa Vang) 7 năm tù về tội Giết người.
Sáng 25/12, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh An Giang cho biết, đơn vị vừa bàn giao đối tượng, tang vật vụ vận chuyển hơn 12kg vàng qua biên giới cho Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an TP. Châu Đốc để tiếp tục điều tra theo thẩm quyền.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Thanh Hóa vừa tạm giữ hình sự Nguyễn Thế Bắc (SN 1980) và vợ là Hoàng Thị Châu Loan (SN 1989), chủ quán karaoke 678, đường Nguyễn Huy Hiệu, phường Đông Hương (TP Thanh Hóa) về hành vi cướp tài sản.
Chiều 25/12, 17 bị cáo trong phiên toà xét xử vụ án 'chuyến bay giải cứu' giai đoạn 2 được Hội đồng xét xử cho nói lời sau cùng trước khi bước vào phần nghị án.
Ngày 25/12, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Đồng Nai vẫn đang tiếp tục điều tra và xử lý theo quy định của pháp luật đối với vụ bắt giữ hàng ngàn bao thuốc lá nhập lậu.
Công an huyện Diễn Châu (Nghệ An) vừa có Quyết định khởi tố đối tượng Lê Tiến Đức (sinh năm 2003), trú tại xã Quỳnh Tân (Quỳnh Lưu - Nghệ An) về hành vi vận chuyển trái phép 2 kg ma túy.
TAND cấp cao tại Hà Nội mở phiên tòa phúc thẩm vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản; Thao túng thị trường chứng khoán” xảy ra tại Tập đoàn FLC và các đơn vị liên quan.
Lương Trọng Tấn nguyên là cán bộ UBND huyện Tương Dương. Ngày 14/7/2009, Cơ quan CSĐT Công an huyện Tương Dương ra Quyết định truy nã số 09 đối với Tấn về tội Mua bán trái phép chất ma túy và trốn khỏi nơi giam giữ.
VKSND huyện Châu Thành (tỉnh Tiền Giang) đã phê chuẩn lệnh bắt khẩn cấp tài xế bất cẩn, cán tử vong một nữ công nhân đang dừng đỗ nghe điện thoại trong khu công nghiệp.
Ngày 18/01/2012, Nay Nhíp chở cháu R đi ngang qua Nghĩa trang, lúc này, Nhíp nảy sinh thú tính với cháu R nên đã dùng vũ lực khống chế rồi đưa cháu R vào khu vực nghĩa trang rồi giở trò đồi bại
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.