Đà Nẵng làm việc lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo nhằm tháo gỡ các khó khăn tại dự án Làng Đại học Đà Nẵng (Hòa Quý – Điện Ngọc).
Tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch UBND thành phố Lê Trung Chinh, để triển khai dự án 1, điều tiên quyết là cần phải bố trí tái định cư để di dời những hộ dân trong phạm vi 40ha sẽ giải phóng mặt bằng. Kết quả thực hiện còn châm do thời gian qua, chưa có kế hoạch kinh phí cụ thể và chưa rõ nguồn ngân sách trung ương hay ngân sách địa phương để xây dựng các khu tái định cư (bao gồm: bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư tại chỗ và xây dựng hạ tầng kỹ thuật).
Do đó, lãnh đạo thành phố đề nghị phía Bộ Giáo dục và Đào tạo điều chỉnh lại quy định bố trí kinh phí dự án bồi thường giải phóng mặt bằng, bao gồm cả kinh phí để thực hiện tái định cư trong việc bố trí vốn cấp năm 2020 là 400 tỷ đồng.
Trước đó, UBND thành phố Đà Nẵng đã thống nhất chủ trương triển khai thực hiện và phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư cho dự án. Đồng thời, chỉ đạo các sở ngành và các đơn vị triển khai công tác tái định cư và giải phóng mặt bằng.
Theo đó, thống nhất giữ nguyên ranh giới quy hoạch được duyệt trên địa bàn thành phố, triển khai thực hiện giải phóng mặt bằng cho diện tích quy hoạch còn lại chưa giải tỏa đền bù của Dự án (theo Nhiệm vụ quy hoạch phân khu xây dựng Đại học Đà Nẵng tỷ lệ 1/2000 đã được phê duyệt).
Về phương án bố trí tái định cư, hiện có 2 khu tái định cư đảm bảo đủ đất bố trí tái định cư cho dự án gồm: Khu Tái định cư tiếp giáp phía Tây dự án đang được thành phố đầu tư chỉnh trang, trong đó quỹ đất còn lại có thể bố trí tái định cư là 468 lô đất.
Khu đất thứ hai đã được UBND thành phố phê duyệt phương án quy hoạch tổng thể nằm ở phía Tây Nam phường Hòa Quý, giáp phía sau vệt 50m phía Nam mặt tiền đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, diện tích khoảng 24 ha.
Liên quan công tác thực hiện dự án, PGS.TS. Nguyễn Ngọc Vũ - Giám đốc Đại học Đà Nẵng cho biết, Dự án Làng đại học Đà Nẵng bị “treo” nhiều năm do khó khăn về ngân sách, nhưng cuối năm 2019, Thủ tướng Chính phủ đã duyệt 1.000 tỷ đồng cho giai đoạn đầu tư trung hạn 2016 - 2020 để triển khai.
Hiện việc bố trí tái định cư bị chậm trễ, dẫn đến việc giải ngân cho Dự án Giải phóng mặt bằng không thực hiện được, việc bố trí nguồn vốn bố trí cho dự án sẽ bị thu hồi. Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc triển khai Dự án giai đoạn hiện tại cũng như bố trí vốn trung hạn cho các giai đoạn tiếp theo.
Về phía thành phố, Sở Tài nguyên và Môi trường đã có văn bản đề nghị thành phố giao Trung tâm phát triển quỹ đất tư vấn lập Dự án bồi thường, giải phóng mặt bằng 40ha tại phường Hòa Quý, quận Ngũ Hành Sơn.
Đồng thời, đề nghị Sở Kế hoạch và Đầu tư có ý kiến về đơn vị thẩm định kinh phí bồi thường, giải phóng mặt bằng 40 ha do Trung tâm Phát triển Quỹ đất thành phố lập, làm cơ sở cho Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt Dự án.
Tại buổi làm việc, Thứ trưởng Bộ giáo dục & Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng thống nhất với ý kiến đề xuất của lãnh đạo thành phố, đồng thời đề nghị phía Trường Đại học Đà Nẵng tiếp tục phối hợp với các sở ngành địa phương khẩn trương đẩy nhanh tiến độ để bố trí nguồn vốn 400 tỷ đồng thực hiện trong giai đoạn năm 2020.
Nếu sau ngày 30/6/2020, vẫn chưa đủ điều kiện để phân khai chi tiết kế hoạch vốn năm 2020, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ đề xuất điều chuyển vốn cho các dự án khác có khối lượng thực hiện, có nhu cầu cấp bách về vốn.
Thứ trưởng cũng đề nghị Đại học Đà Nẵng triển khai đúng tiến độ các tài liệu báo cáo theo yêu cầu của Ngân hàng Thế giới để tiến hành thẩm định hồ sơ Dự án ODA vay vốn Ngân hàng Thế giới về Dự án phát triển các Trường Đại học Quốc gia Việt Nam, Tiểu dự án Đại học Đà Nẵng giai đoạn 2021- 2025.
Theo Quyết định số 227/QĐ-TTg và ngày 25/2/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Nhiệm vụ quy hoạch phân khu xây dựng Đại học Đà Nẵng, tỷ lệ 1/2000, phân khu có quy mô khoảng 286,5 ha, gồm 96,5 ha thuộc phường Hòa Quý (quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng) và 190 ha thuộc phường Điện Ngọc (thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam).
Đây là khu chức năng đặc thù, trung tâm giáo dục đào tạo, nghiên cứu khoa học đa ngành, đa lĩnh vực cấp quốc gia, quốc tế; được quy hoạch theo hướng đô thị thông minh, đô thị xanh, sử dụng năng lượng tái tạo phù hợp xu hướng công nghệ 4.0.
Dự án đầu tư xây dựng Đại học Đà Nẵng tại Hòa Quý – Điện Ngọc có quy mô rất lớn, khái toán tổng chi phí ước tính khoảng 8.620 tỷ đồng, gồm các hạng mục bồi thường, giải phóng mặt bằng trong phạm vi quy hoạch dự án; bồi thường, giải phóng mặt bằng và xây dựng hạ tầng các khu tái định cư; đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật và cơ sở vật chất của Đại học Đà Nẵng…
Dự án Bồi thường giải phóng mặt bằng khu vực phường Hòa Quý, quận Ngũ Hành Sơn (khoảng 40ha) với tổng mức đầu tư 750 tỷ đồng, trong đó kế hoạch vốn cấp năm 2020 là 400 tỷ đồng. Dự án bồi thường, giải phóng mặt bằng khu vực phường Điện Ngọc, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam với tổng mức đầu tư 181,1 tỷ đồng.
Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 sẽ đốt lửa lần đầu vào tháng 12/2024, phát điện thương mại tháng 6/2025. Còn nhà máy điện Nhơn Trạch 4 sẽ đốt lửa lần đầu tháng 4/2025 và phát điện thương mại 9/2025.
Sáng 18/11, UBND TP. Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) đã tiến hành cưỡng chế thu hồi hơn 38.800 m² đất tại khu vực Bãi Sau để triển khai dự án chỉnh trang trục đường Thùy Vân.
Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân vừa phối hợp với Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước (Bộ Nội vụ), Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam và Bảo tàng Hải quân tổ chức Triển lãm “Hoàng Sa, Trường Sa - Biển, đảo thiêng liêng”.
Hội đồng xét xã đạt Tiêu chí quốc gia y tế xã cấp thành phố đã thống nhất với kết quả 85/85 xã, phường, thị trấn đủ điều kiện công nhận đạt Tiêu chí quốc gia về y tế xã.
Chiều 20/11, tại Bình Thuận, đại diện BTC cuộc thi Hoa hậu Biển Việt Nam 2024 và Đài Phát Thanh – Truyền hình tỉnh Bình Thuận đã chính thức ký kết hợp tác trong việc tổ chức và truyền thông cho cuộc thi, hứa hẹn mang đến cho khán giả những trải nghiệ
Ngay đầu năm đã có nhiều dấu hiệu cho thấy cánh cửa mở rộng hơn cho xuất khẩu (XK) nông sản Việt trong năm 2024. Chưa kể, ngay bên lề Hội nghị Bộ trưởng Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đang diễn ra, đã có một sự kiện hội nghị dành riêng cho các nước XK nông sản, nhằm tìm kiếm những cách thức cạnh tranh XK công bằng nhất.
UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 818/QĐ-UBND về việc ủy quyền cho Sở Xây dựng Hà Nội giải quyết, tiếp nhận một số thủ tục hành chính trong lĩnh vực xây dựng thuộc thẩm quyền quyết định của UBND thành phố.
UBND tỉnh yêu cầu tiếp tục thực hiện quyết liệt cải cách TTHC, tạo điều kiện “tốt nhất, nhanh nhất, thuận lợi nhất” cho doanh nghiệp khi đầu tư vào Nghệ An.
Các hãng tàu nước ngoài được tự tăng phụ phí xếp dỡ tại cảng mà không cần giải trình lý do. Đây là hệ lụy ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của doanh nghiệp (DN) xuất nhập khẩu (XNK) Việt Nam. Trong tình thế xung đột Biển Đỏ vẫn đang tác động mạnh đến hàng hóa Việt thì việc tăng phụ phí của các hãng tàu đã làm cho DN Việt “khó chồng khó”.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.