Các thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam đã có những yêu cầu bắt buộc về môi trường, bền vững, giảm phát thải cacbon. Nếu doanh nghiệp không thay đổi, việc bị “bật” khỏi các thị trường này chỉ là câu chuyện “một sớm, một chiều”.
Top đầu các quốc gia xuất khẩu nông sản
Theo tổng hợp từ Bộ Công Thương, hiện Việt Nam đang là nhà cung ứng đứng thứ nhất thế giới về hạt điều, hạt tiêu; nằm trong Top 3 thế giới về mặt hàng gạo, cà phê. Đặc biệt trong năm 2022, nhiều loại nông sản như chuối tươi, khoai lang, tổ yến, bưởi, nhãn, chanh leo, sầu riêng… đã được cấp phép xuất khẩu (XK) sang các thị trường phát triển và có tiêu chuẩn cao như Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, New Zealand. Trong số các sản phẩm nông sản, rau quả là một trong những “điểm sáng” trong các nhóm ngành hàng XK của Việt Nam trong năm nay. Dự báo cả năm 2023, nhiều khả năng XK rau quả sẽ cán đích ở cột mốc lịch sử 5 tỷ USD.
Về thị trường, 8 tháng năm 2023, Trung Quốc, Hoa Kỳ và Nhật Bản tiếp tục duy trì là 3 thị trường XK lớn nhất của Việt Nam. Tuy nhiên, kim ngạch XK 8 tháng qua lại chỉ tăng ở thị trường Trung Quốc, giảm ở 2 thị trường Nhật Bản, Hoa Kỳ. Nhiều chuyên gia cho rằng, trong bối cảnh lạm phát toàn cầu, năm 2023, Trung Quốc vẫn sẽ là thị trường hấp dẫn nông sản Việt Nam nhờ nhu cầu bùng nổ sau COVID-19 cộng với lợi thế về vị trí địa lý gần khiến chi phí logistics và rủi ro về thời gian thấp hơn các thị trường khác.
Riêng với thị trường Liên minh Châu Âu (EU), ông Vincent Gothknecht - Trưởng đại diện Công ty I.Schroeder (Đức) cho biết, Việt Nam đang có lợi thế lớn về XK nông sản nhờ Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA). Hiện có khoảng 50 nhà cung ứng tại Việt Nam cung cấp các sản phẩm nông sản như vải, dứa, chanh dây và hàng thủy sản cho I.Schroeder.
Cần chuyển đổi xanh, áp dụng kinh tế tuần hoàn
Ông Vincent Gothknecht đánh giá, chất lượng sản phẩm không còn là vấn đề với nông sản Việt Nam mà hiện doanh nghiệp (DN) Việt Nam đều đang lúng túng và gặp nhiều thách thức nhất là yêu cầu về môi trường, việc giảm phát thải, trung hòa carbon… “Nhiều nhà mua hàng muốn những nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng của họ phải trung hòa carbon. Do đó, nếu DN Việt Nam không đạt được tiêu chuẩn này sẽ mất cơ hội” - ông Vincent lưu ý.
Theo bà Nguyễn Thảo Hiền - Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ (Bộ Công Thương), mặc dù các số liệu trong thời gian qua đều cho thấy nông sản của Việt Nam đã đạt được nhiều thành tích tích cực nhưng thách thức hiện vẫn còn rất lớn khi phát triển bền vững (PTBV) và bảo vệ môi trường (BVMT) là những xu hướng tất yếu tại hầu khắp các thị trường XK chủ lực của Việt Nam.
Hiện các quốc gia này không chỉ điều chỉnh khung khổ pháp lý của mình với hàng loạt các luật, các quy định mới để cụ thể hóa 2 mục tiêu về PTBV và BVMT mà còn lan tỏa đến cả các quốc gia khu vực khác thông qua các cam kết chính trị mạnh mẽ tại Hội nghị các bên tham gia Công ước Khung của Liên Hợp quốc về Biến đổi khí hậu lần thứ 26 (COP26) và COP27.
Thực tế, EU là thị trường tiên phong trong vấn đề này với việc ban hành hàng loạt đạo luật thuộc Thỏa thuận Xanh châu Âu (EGD), nhằm giải quyết các thách thức liên quan đến khí hậu và môi trường. Giữa tháng 5 vừa qua, EU cũng đã ban hành đạo luật về Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM). Quy định này buộc các nhà nhập khẩu vào EU phải báo cáo lượng phát thải carbon trong hàng hóa và thực hiện thí điểm từ tháng 1/10/2023.
Cuối tháng 6, EU đã ban hành Quy định Chống suy thoái rừng (EUDR). Theo đó, các công ty kinh doanh gỗ, cà phê, ca cao, cao su, đậu nành, gia súc, dầu cọ và các sản phẩm phái sinh tại EU phải chứng minh hàng hóa mà họ bán không liên quan đến hoạt động phá rừng từ sau năm 2021. Nếu vi phạm sẽ bị phạt tối thiểu 4% doanh số hàng năm thu được trên toàn EU.
Bà Hiền nhận định, các quy định về BVMT tại các thị trường XK chủ lực của Việt Nam như EU, Bắc Mỹ và các thị trường Đông Bắc Á ngày càng chặt chẽ hơn. Chính phủ Hoa Kỳ và Canada cũng đang cân nhắc các cơ chế tương tự CBAM và EUDR của EU. EU cũng nêu rõ các nhóm mặt hàng nằm trong CBAM và EUDR sẽ được mở rộng trong tương lai.
Do đó, để có thể đáp ứng yêu cầu của thị trường, giữ vững và tiếp tục phát triển thị trường, việc chuyển đổi xanh hóa, áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn là xu hướng phát triển tất yếu và xu hướng này đang dần hình thành luật chơi mới về thương mại và đầu tư trên toàn cầu. “Hiện ngoài chất lượng và giá cả, khách hàng sẽ lựa chọn những DN đáp ứng được cao nhất các yêu cầu đặt ra; trong đó có yêu cầu về giảm phát thải, sản xuất xanh, kinh tế tuần hoàn và PTBV” - bà Hiền nhấn mạnh.
Ông Vincent Gothknecht cũng khẳng định, muốn XK vào EU, sản phẩm nông sản phải có chứng nhận an toàn thực phẩm, chứng nhận tiêu chuẩn môi trường, lao động… Để làm được điều này, DN bắt buộc phải đầu tư với nguồn lực khá lớn, nếu không chắc chắn DN sẽ sớm bị “bật” khỏi thị trường bởi đây là yêu cầu bắt buộc để ở lại thị trường EU…
Trước việc vấn đề cây cam, bưởi đang có nguy cơ “vỡ trận” do người nông dân ở nhiều địa phương ồ ạt trồng, đại diện Bộ NN-PTNT, cho biết, theo quy định mới là không có quy hoach, và tới đây cũng sẽ không có. Bên cạnh đó, Bộ này cũng không được phép yêu cầu địa phương, nông dân không được trồng cây này, cây kia.
Là một cường quốc về xuất khẩu (XK) nông - lâm - thủy sản nhưng 80% sản phẩm nông sản XK hiện nay không có thương hiệu… khiến giá trị xuất khẩu hàng năm của nông sản Việt Nam luôn đạt mức rất thấp và ngày càng lo đối mặt với sự “ghẻ lạnh” của người tiêu dùng.
Câu chuyện nông sản Việt có bao nhiêu thương hiệu trong hàng tỷ USD xuất khẩu hàng năm vẫn là trăn trở kéo dài hàng chục năm nay. Vấn đề này đang từng bước được thay đổi nhờ những người trẻ dám nghĩ, dám làm.
Bây giờ thì khái niệm “thương hiệu” không còn xa lạ với người tiêu dùng. Quả cam, quả xoài... của người nông dân sản xuất hàng hóa đã được đăng ký sở hữu công nghiệp.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1621/QĐ-TTg điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không Sa Pa, tỉnh Lào Cai theo phương thức đối tác công tư.
Ông Phạm Văn Thiều - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu vừa ký ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình quốc gia Bảo vệ và Phát triển nguồn lợi thủy sản đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh.
Bác sĩ (BS) Đỗ Doãn Bách - Bệnh viện Bạch Mai Hà Nội luôn tâm niệm, phải học cách yêu thương con người trước khi trở thành một BS, khi đó sẽ có vô vàn cách thức để cứu chữa người bệnh.
Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan, ngôi nhà chung ngành Y chứa biết bao trái tim, khối óc nhân ái, tài năng, luôn tràn đầy nhiệt huyết, tận tâm vì nghề, cùng nhau hướng tới mục tiêu nâng cao sức khỏe người dân cả về thể chất và tinh thần; Viết tiếp những kỳ tích của nền y học nước nhà.
Hơn 1.000 bạn trẻ TP Hồ Chí Minh tham gia các hoạt động ra quân Tháng Thanh niên 2024 chủ đề "Thanh niên xung kích tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng".
Tối nay (26/2), tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội) sẽ diễn ra chương trình tôn vinh Thầy thuốc Việt Nam và trao giải cuộc thi viết "Sự hy sinh thầm lặng" lần VI.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.