Câu chuyện nông sản Việt có bao nhiêu thương hiệu trong hàng tỷ USD xuất khẩu hàng năm vẫn là trăn trở kéo dài hàng chục năm nay. Vấn đề này đang từng bước được thay đổi nhờ những người trẻ dám nghĩ, dám làm.
Chủ yếu xuất khẩu thô
Gạo Việt Nam xuất khẩu (XK) đứng Top 3 thế giới, cà phê Việt XK Top 2 thế giới… nhưng đa phần vẫn phải “núp” dưới danh nghĩa nhà nhập khẩu (NK) của một quốc gia nào đấy. Một doanh nhân Việt tại Cộng hòa Séc từng kể, người Việt tại Séc vẫn biết đến gạo Con Voi trước đây (gạo có hình con voi), hay bây giờ là các bao gạo có nền là những tranh ảnh, lá cải và lựa chọn các dòng gạo này để sử dụng vì đó là loại luôn có chất lượng ổn định trong nhiều năm nay. Nhưng điều đáng tiếc là tất cả mọi người đều cho rằng đó là gạo Thái Lan.
Tham tán Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển Nguyễn Thị Hoàng Thúy những ngày đầu nhận nhiệm vụ cũng giật mình nhận ra, ở châu Âu, người dân dường như không biết họ đang ăn gạo Việt dù thực tế các loại gạo họ sử dụng đều từ Việt Nam. Nguyên nhân chính theo bà Thúy là do gạo Việt XK dạng thô sang châu Âu, các nhà NK sẽ đóng bao gạo (lõi Việt) bằng tên thương hiệu của họ.
Quế hồi Việt Nam cũng đã từng chỉ XK dạng thô khi xuất sang Ấn Độ, Trung Quốc trong khi cây quế hồi vô cùng hiếm, hiện chỉ có 5 quốc gia có thể trồng được loại cây này… Cà phê Việt Nam, dù XK đứng nhất nhì thế giới nhưng cũng chỉ dưới dạng hạt, không mang thương hiệu gì và nhà NK cũng sẽ sử dụng thương hiệu của họ để bán ra tại thị trường sở tại.
“Việt Nam chúng ta tự hào là nước XK gạo số 1 thế giới, mỗi năm chúng ta XK được hơn 6 triệu tấn sang các nước kém phát triển như các nước châu Phi. Còn ở châu Âu, liệu ai trong chúng ta biết đến loại gạo nào mang thương hiệu Việt Nam?” - bà Nguyễn Thị Thanh, Giám đốc Chi nhánh kinh doanh quốc tế Việt Nam - châu Âu từng đặt câu hỏi này trong một hội nghị tập trung những DN sáng tạo khoa học công nghệ hàng đầu ở Việt Nam.
Táo bạo, dám nghĩ, dám làm
Những câu hỏi, những trăn trở trên được đề cập từ nhiều năm nay và đang dần được giải quyết bởi những người trẻ, những người khát khao đưa thương hiệu Việt Nam đến với bạn bè năm châu, để nâng cao giá trị cho hàng hóa Việt, để những người gắn bó với ruộng đồng có thêm thu nhập từ chính quê hương của mình.
Ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, với vai trò của mình, ông tiếp xúc với rất nhiều người trẻ có khát khao đưa nông sản Việt Nam cất cánh ra thế giới bằng chính tên thương hiệu Việt Nam. Mới đây, ông đã gặp một nhóm người Việt trẻ tại Cộng hòa Séc đã đưa được những thương hiệu gạo của Việt Nam đầu tiên sang với châu Âu, đó là gạo VJ Pearl Rice và Gạo ST25 của Tổng Công ty Tập đoàn Giống cây trồng Việt Nam (Vinaseed).
Gần đây, nhóm DN này về Việt Nam và đã tìm đến những vùng nông sản lớn, gặp những doanh nhân kinh doanh nông sản lớn để cùng tập trung cho mục tiêu “đưa nông sản Việt với thương hiệu Việt” ra thế giới. Không chỉ tìm kiếm, tập hợp những loại nông sản đặc trưng, nhóm doanh nhân trẻ này còn đặt vấn đề, tìm kiếm thị trường đủ lớn để đưa nông sản Việt sang châu Âu bằng đường hàng không.
Đi theo một hướng khác, doanh nhân Nguyễn Thị Huyền của Vinasamex đã xác định đưa hàng hóa mang nhãn hiệu Việt Nam ra thế giới ngay từ khi mới bắt đầu công việc của mình ở các vùng trồng quế hồi, khi đó cô mới 22 tuổi. Chỉ trong vài năm bắt tay vào việc, Vinasamex đã “tập hợp” được 4 chứng chỉ hữu cơ ở những thị trường khó tính nhất (Mỹ, châu Âu, Nhật Bản và Hàn Quốc) và hiện giờ XK mỗi năm hơn 300 tỷ đồng các loại gia vị, tinh dầu mang thương hiệu của Việt Nam đến các nước khó tính nhất.
Mới đây, với một quyết tâm đưa gia vị Việt tiến sâu vào thị trường Mỹ, Vinasamex đã đặt vấn đề chuẩn bị thành lập và vận hành văn phòng tại Mỹ. Cùng với đó là kế hoạch kêu gọi vốn đầu tư để tìm kiếm thêm những nhà đầu tư, cùng phát triển nông sản hữu cơ, đưa nông sản Việt ra rộng khắp thế giới. Huyền ấp ủ mơ ước, trở thành thương hiệu trong lĩnh vực gia vị, hương liệu hữu cơ đầu tiên của Việt Nam lên sàn chứng khoán và “tiện thể, thuận lợi chúng tôi sẽ niêm yết trên sàn chứng khoán quốc tế nhằm khẳng định vị thế và thương hiệu của Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực nông sản” - Huyền chia sẻ.
Những gì mà Nguyễn Thị Huyền cùng với nhóm người Việt trẻ tại Cộng hòa Séc đã và đang thực hiện ít nhất đã có thể truyền cảm hứng và trao cho nông dân Việt Nam một niềm tin về đầu ra cho sản phẩm, để những người nông dân chân lấm tay bùn tự hào về sản phẩm của mình có thể bay ra khắp thế giới. Từ đó, trách nhiệm cộng đồng lại nhân lên, những nhóm sản phẩm đủ chất lượng sinh sôi, bắt đầu từ đồng đất ở mỗi vùng quê. Và những loại hàng hóa mang thương hiệu Việt sẽ ngày càng nhiều, chinh phục những thị trường khó tính nhất của thế giới.
Trước việc vấn đề cây cam, bưởi đang có nguy cơ “vỡ trận” do người nông dân ở nhiều địa phương ồ ạt trồng, đại diện Bộ NN-PTNT, cho biết, theo quy định mới là không có quy hoach, và tới đây cũng sẽ không có. Bên cạnh đó, Bộ này cũng không được phép yêu cầu địa phương, nông dân không được trồng cây này, cây kia.
Là một cường quốc về xuất khẩu (XK) nông - lâm - thủy sản nhưng 80% sản phẩm nông sản XK hiện nay không có thương hiệu… khiến giá trị xuất khẩu hàng năm của nông sản Việt Nam luôn đạt mức rất thấp và ngày càng lo đối mặt với sự “ghẻ lạnh” của người tiêu dùng.
Bây giờ thì khái niệm “thương hiệu” không còn xa lạ với người tiêu dùng. Quả cam, quả xoài... của người nông dân sản xuất hàng hóa đã được đăng ký sở hữu công nghiệp.
Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân vừa phối hợp với Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước (Bộ Nội vụ), Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam và Bảo tàng Hải quân tổ chức Triển lãm “Hoàng Sa, Trường Sa - Biển, đảo thiêng liêng”.
Hội đồng xét xã đạt Tiêu chí quốc gia y tế xã cấp thành phố đã thống nhất với kết quả 85/85 xã, phường, thị trấn đủ điều kiện công nhận đạt Tiêu chí quốc gia về y tế xã.
Chiều 20/11, tại Bình Thuận, đại diện BTC cuộc thi Hoa hậu Biển Việt Nam 2024 và Đài Phát Thanh – Truyền hình tỉnh Bình Thuận đã chính thức ký kết hợp tác trong việc tổ chức và truyền thông cho cuộc thi, hứa hẹn mang đến cho khán giả những trải nghiệ
Ngay đầu năm đã có nhiều dấu hiệu cho thấy cánh cửa mở rộng hơn cho xuất khẩu (XK) nông sản Việt trong năm 2024. Chưa kể, ngay bên lề Hội nghị Bộ trưởng Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đang diễn ra, đã có một sự kiện hội nghị dành riêng cho các nước XK nông sản, nhằm tìm kiếm những cách thức cạnh tranh XK công bằng nhất.
UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 818/QĐ-UBND về việc ủy quyền cho Sở Xây dựng Hà Nội giải quyết, tiếp nhận một số thủ tục hành chính trong lĩnh vực xây dựng thuộc thẩm quyền quyết định của UBND thành phố.
UBND tỉnh yêu cầu tiếp tục thực hiện quyết liệt cải cách TTHC, tạo điều kiện “tốt nhất, nhanh nhất, thuận lợi nhất” cho doanh nghiệp khi đầu tư vào Nghệ An.
Các hãng tàu nước ngoài được tự tăng phụ phí xếp dỡ tại cảng mà không cần giải trình lý do. Đây là hệ lụy ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của doanh nghiệp (DN) xuất nhập khẩu (XNK) Việt Nam. Trong tình thế xung đột Biển Đỏ vẫn đang tác động mạnh đến hàng hóa Việt thì việc tăng phụ phí của các hãng tàu đã làm cho DN Việt “khó chồng khó”.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.