Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 299/TB-VPCP kết luận Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2023 về chuyển đổi số quốc gia và Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ việc chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06).
Chuyển đổi số đã góp phần tăng trưởng quốc gia, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Thông báo nêu: Từ đầu năm 2023, công tác chuyển đổi số quốc gia và triển khai Đề án 06 đã đạt được một số kết quả tích cực. Nhận thức và hành động về chuyển đổi số quốc gia tiếp tục chuyển biến mạnh mẽ, có sự lan tỏa ở các cấp, các ngành, các địa phương.
Công tác hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách cho chuyển đổi số quốc gia nói chung và Đề án 06 nói riêng được triển khai tích cực. Kinh tế số, hạ tầng số, các nền tảng số tiếp tục được phát triển, các cơ sở dữ liệu (CSDL) quốc gia, CSDL chuyên ngành được đẩy mạnh triển khai xây dựng, kết nối, chia sẻ, đặc biệt là CSDL quốc gia về dân cư.
Việc đầu tư nguồn lực về tài chính, cơ sở vật chất, con người được quan tâm, chú trọng. Dịch vụ công (DVC) trực tuyến, tiện ích được đẩy mạnh. Công tác bảo đảm an ninh, an toàn các hệ thống thông tin, CSDL, bảo vệ dữ liệu cá nhân được quan tâm, chú trọng. Chuyển đổi số đã góp phần tăng trưởng quốc gia, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Bên cạnh những kết quả tích cực, công tác chuyển đổi số quốc gia và triển khai Đề án 06 vẫn còn tồn tại một số hạn chế như: Một số cơ quan, đơn vị, người đứng đầu còn chưa thực sự coi trọng công tác chuyển đổi số, chưa quan tâm chỉ đạo quyết liệt để tạo sự chuyển động trong toàn bộ máy. Một số mục tiêu đặt ra còn chưa hoàn thành; nền tảng xã hội số, thương mại điện tử còn hạn chế; tốc độ mạng băng rộng cố định, di động vẫn ở mức trung bình khá.
Việc xây dựng CSDL, chia sẻ dữ liệu còn cát cứ, bảo thủ, DVC trực tuyến chất lượng còn thấp. Nhân lực chuyển đổi số còn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển…
Kết luận nêu rõ: Năm 2023 là năm tạo lập và khai thác dữ liệu để tạo ra giá trị mới với nhiệm vụ trọng tâm là số hóa, xây dựng, kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các bộ, ngành, địa phương; bảo vệ dữ liệu cá nhân; khai thác, sử dụng dữ liệu để phục vụ ngày càng tốt hơn cho người dân, doanh nghiệp. Nhiệm vụ chuyển đổi số quốc gia rất nặng nề, đòi hỏi phải quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, hiệu quả.
Xây dựng, phát triển hệ sinh thái công dân số là nền tảng quan trọng của chuyển đổi số quốc gia
Thủ tướng Chính phủ thống nhất quan điểm chuyển đổi số đang là xu thế có tính toàn cầu, mang tính toàn dân, toàn xã hội, tất yếu khách quan. Vì vậy, cần tiếp tục nâng cao nhận thức các cấp, các ngành về chuyển đổi số, nắm bắt xu thế thời đại, kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại, phát triển đột phá về các lĩnh vực, lựa chọn trọng tâm, trọng điểm, có chính sách ưu tiên: đẩy mạnh DVC trực tuyến cho người dân, doanh nghiệp; phát triển hạ tầng chuyển đổi số, nền tảng chuyển đổi số; bảo đảm an toàn thông tin, an ninh mạng.
Xây dựng, phát triển hệ sinh thái công dân số là nền tảng quan trọng của chuyển đổi số quốc gia, kinh tế số là động lực quan trọng phát triển kinh tế Việt Nam, xã hội số là một nền tảng của xã hội Việt Nam, văn hóa số là một phần quan trọng của nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam.
Hài hòa lợi ích của nhà nước, người dân và doanh nghiệp; triển khai hợp lòng dân và được Nhân dân ủng hộ, lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, chủ thể, là mục tiêu, động lực cho sự phát triển. Huy động nguồn lực, sự tham gia của cả hệ thống chính trị, người dân, cộng đồng doanh nghiệp vào việc chuyển đổi số.
Tổ chức bài bản nhưng không cầu toàn, nóng vội, làm đến đâu chắc đến đó, vừa làm vừa rút kinh nghiệm. Có tầm nhìn chiến lược, tư duy đột phá; hành động quyết liệt có trọng tâm, trọng điểm.
Các CSDL quốc gia là nguồn tài nguyên mới và là nền tảng quan trọng trong chuyển đổi số quốc gia nên phải có tính liên thông, liên kết, chia sẻ cao giữa các bộ, ngành, địa phương, giữa các cấp chính quyền, giữa công và tư. Việc hình thành Trung tâm dữ liệu quốc gia do Bộ Công an chủ trì xây dựng là một giải pháp quan trọng thúc đẩy hình thành các CSDL chung nhưng vẫn bảo đảm thẩm quyền quản lý dữ liệu của từng bộ, ngành, địa phương.
Tập trung cải cách, xây dựng thể chế, phân cấp, phân quyền, cá thể hóa trách nhiệm và đề cao trách nhiệm của người đứng đầu. Tăng cường phân cấp, phân quyền phải đi đôi với kiểm tra, giám sát, phân bổ nguồn lực, nâng cao năng lực thực thi của các đơn vị được phân cấp, phân quyền.
Đề án 06 là nhiệm vụ rất quan trọng nằm trong tổng thể chuyển đổi số, cần huy động mọi nguồn lực, sự tham gia của hệ thống chính trị, của người dân, cộng đồng doanh nghiệp. Xây dựng cơ chế theo dõi, giám sát triển khai CSDL quốc gia về dân cư để vừa xây dựng, vừa phát triển, vừa khai thác có hiệu quả. Đẩy mạnh triển khai một số cơ chế thí điểm, thử nghiệm quan trọng để mở rộng trong thời gian tới. Phát huy tinh thần đổi mới sáng tạo dám nghĩ, dám làm vì lợi ích chung.
Đơn giản hóa ít nhất 20% số quy định và cắt giảm ít nhất 20% chi phí tuân thủ
Với quan điểm trên, nhiệm vụ, giải pháp của các bộ, ngành, địa phương là tập trung rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa quy định, thủ tục hành chính (TTHC) liên quan đến hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh và đời sống người dân, bảo đảm cắt giảm, đơn giản hóa ít nhất 20% số quy định và cắt giảm ít nhất 20% chi phí tuân thủ theo chỉ đạo của Chính phủ. Thực hiện nghiêm việc đánh giá tác động, cho ý kiến, thẩm định, thẩm tra quy định TTHC trong các dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật; kiên quyết chỉ ban hành TTHC mới trong trường hợp thật sự cần thiết để quản lý, điều chỉnh quan hệ xã hội mới phát sinh.
Tái cấu trúc quy trình các TTHC, DVC đang được tích hợp trên Cổng DVC quốc gia và Hệ thống thông tin giải quyết TTHC cấp bộ, cấp tỉnh để tiếp tục đơn giản hóa các quy trình thủ tục, giấy tờ công dân theo thẩm quyền và trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định bảo đảm thực chất, hiệu quả. Hoàn thành trong Quý III năm 2023.
Rà soát, hoàn thiện các CSDL hiện có, bảo đảm kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các bộ, ngành, địa phương với CSDL quốc gia về dân cư theo đúng lộ trình Đề án 06; đẩy mạnh triển khai nền tảng số trong thanh toán không dùng tiền mặt, thương mại điện tử (thanh toán hóa đơn, chi trả lương hưu, tích hợp mã định danh với mã số thuế để nâng cao hiệu quả thu thuế…); bảo đảm an ninh, an toàn các hệ thống thông tin, CSDL, bảo vệ dữ liệu cá nhân theo đúng quy định.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ tổ chức triển khai 02 DVC liên thông Đăng ký khai sinh - đăng ký thường trú - cấp thẻ BHYT cho trẻ dưới 6 tuổi và Đăng ký khai tử - xóa đăng ký thường trú - trợ cấp mai táng phí trên địa bàn toàn quốc với tinh thần vừa làm, vừa hoàn thiện, nâng cấp (theo Nghị quyết số 97/NQ-CP ngày 8/7/2023 của Chính phủ); đẩy mạnh truyền thông, tạo sự đồng thuận xã hội, nâng cao nhận thức của người dân, truyền cảm hứng tạo động lực cho người dân tham gia vào quá trình chuyển đổi số…
Thực hiện Chỉ thị 30 là một trong những nội dung đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ hằng năm của cá nhân và tổ chức, người đứng đầu các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan quản lý nhà nước thuộc Bộ Công thương.
Đó là chia sẻ của Chủ nhiệm Đoàn luật sư TP Hà Nội, luật sư, T.S Đào Ngọc Chuyền. Theo ông Chuyền, Bộ pháp điển đem lại những lợi ích vô cùng ý nghĩa với cá nhân ông nói riêng và các cá nhân, tổ chức trong xã hội nói chung, đặc biệt là giới luật sư.
Chiều ngày 21/11, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thái Bình Nguyễn Quang Hưng chủ trì buổi làm việc với Tổng Công ty Điện lực miền Bắc nhằm triển khai các Dự án đầu tư xây dựng lưới điện 110kV trên địa bàn tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển KT – XH trên địa bàn tỉnh.
Ngày 21/11, thông tin từ UBND TP Hải Phòng, TP Hải Phòng đã giao Sở Giao thông vận tải (GTVT) hướng dẫn doanh nghiệp (DN) các trình tự, thủ tục để sớm mở tuyến vận tải hành khách giữa đảo Bạch Long Vĩ với đất liền nhằm mục tiêu phát triển kinh tế, du lịch cho huyện đảo tiền tiêu của Tổ quốc.
Chiều ngày 21/11, tỉnh Thái Bình đã tổ chức Hội nghị triển khai Kế hoạch các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024).
Chiều 21/11, UBND TP Hải Phòng tổ chức khai trương Dự án chính quyền số TP. Đây là một trong những sự kiện chào mừng Ngày chuyển đổi số Quốc gia năm 2024.
Mới đây, một vụ tử vong đau lòng do chó dại cắn đã xảy ra, và nạn nhân lại chính là chủ một quán thịt chó. Vụ việc này không chỉ là hồi chuông cảnh báo về nguy cơ từ bệnh dại mà còn khiến dư luận bức xúc về thực trạng bắt chó bằng những phương pháp tàn nh
Trong một chuyến đi công việc, tôi tình cờ bắt gặp một cảnh tượng khiến lòng mình chùng xuống. Một người đàn ông đang bán một con rùa lớn, nặng hơn 10 kg. Con rùa bị lật ngửa, nằm bất động trên một cục gạch, đôi mắt lộ vẻ bất lực và đau đớn. Nhìn hình ảnh
Kỷ niệm 69 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2024), Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam đã đến thăm và chúc mừng các y bác sỹ đang công tác tại Bộ Y tế và một số bệnh viện.
Ngày 27/2, Nhà báo Huỳnh Ngọc Hiếu – Trưởng Đại diện Văn phòng Đông Nam Bộ, Báo Pháp luật Việt Nam làm trưởng đoàn đã đến thăm và chúc mừng Sở Y tế và Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam.
Mục đích tổ chức hội trại tòng quân là nhằm tuyên truyền giáo dục truyền thống cách mạng vẻ vang của Đảng, Dân tộc, Quân đội, lực lượng vũ trang thành phố.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.