Sau khi hội ý, HĐXX quyết định tạm dừng phiên tòa Vinasun kiện GrabTaxi do còn nhiều vấn đề cần làm rõ.
Tin nên đọc
Thủ tướng yêu cầu rà soát việc xét chuẩn giáo sư, phó giáo sư
Nghệ An: Trường THCS Kim Liên (Nam Đàn) tổ chức chương trình "Xuân đoàn kết, tết yêu thương" cho học sinh
Công an TP Huế trao trả nhiều cây cảnh giá trị, dân gửi thư tay tỏ lòng cảm kích
Người dân Đà Lạt nhộn nhịp sắm hoa chơi Tết
|
Tòa quyết định tạm dừng phiên tòa. |
Trước đó, phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ tranh chấp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng giữa nguyên đơn là Công ty cổ phần Ánh Dương Việt Nam (Vinasun) và bị đơn là Công ty TNHH GrabTaxi Việt Nam được khai mạc vào sáng 6/2.
Tại phiên xử chiều 7/2, luật sư phía nguyên đơn đưa ra những dẫn chứng, lập luận để chứng minh GrabTaxi vi phạm đề án 24, Thông tư và Nghị định của Chính phủ.
Theo lý do của nguyên đơn, theo đề án 24, GrabTaxi khẳng định chỉ tham gia kinh doanh phần mềm ứng dụng, không kinh doanh dịch vụ. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, GrabTaxi đã định giá cước, thu tiền, điều chỉnh giá cao điểm…
Luật sư bên ngyên khẳng định: "Đây là đặc điểm của hoạt động kinh doanh vận tải taxi chứ không phải kinh doanh phần mềm.
GrabTaxi là dịch vụ kinh doanh vận tải bằng taxi là hoàn toàn có căn cứ. Đây là hành vi vi phạm rất nghiêm trọng của GrabTaxi trong đề án 24 của Bộ Giao thông Vận tải".
Đại diện nguyên đơn cũng cho rằng GrabTaxi có dấu hiệu vi phạm trách nhiệm với Nhà nước, như: 3 năm, doanh nghiệp này khai lỗ hơn 938 tỷ đồng, lớn gấp 4,7 lần vốn điều lệ của Grab.
Trong khi số xe lên tới 12.000 chiếc ở TP.HCM nhưng chỉ đóng thuế 9,5 tỷ. GrabTaxi được đưa vào tình trạng kiểm soát đặc biệt về thuế.
Theo quan điểm của luật sư nguyên đơn: "Hoạt động trái pháp luật của GrabTaxi đã gây thiệt hại cho Vinasun, tác động đến nền kinh tế của Việt Nam, an ninh trật tự, gây ùn tắc giao thông, phá hủy toàn bộ quy hoạch giao thông của Việt Nam nói chung, TP.HCM nói riêng".
Do đó, luật sư yêu cầu HĐXX chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của Vinasun, kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải cho ngừng ngay việc thí điểm của GrabTaxi.
Về phía bị đơn, luật sư bảo vệ quyền và lợi ích cho GrabTaxi đề nghị HĐXX bác yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn hoặc đình chỉ vụ án.
Luật sư cho rằng đây là vụ kiện đòi bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Để yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, Vinasun phải cung cấp chứng cứ để chứng minh yêu cầu khởi kiện của họ đáp ứng đầy đủ các điều kiện: Grab có hành vi vi phạm pháp luật; Vinasun có thiệt hại thực tế; Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm pháp luật và thiệt hại.
Về cáo buộc của Vinasun khi cho rằng GrabTaxi không thực hiện đúng đề án 24 của Bộ Giao thông vận tải, Grab trình bày việc xem xét này thuộc thẩm quyền của Bộ Giao thông vận tải.
Nếu cho rằng hoạt động kinh doanh của nguyên đơn gây thiệt hại cho hoạt động kinh doanh của Vinasun thì Vinasun phải khiếu nại quyết định cho phép đề án thí điểm lên Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải hoặc khiếu kiện hành chính.
Liên quan đến cáo buộc Grab taxi vi phạm pháp luật về khuyến mại, đại diện GrabTaxi cho rằng việc xem xét hành vi khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh thuộc thẩm quyền của cơ quan quản lý nhà nước về cạnh tranh.
Và phía Vinasun cũng chưa cung cấp được bất kỳ quyết định xử phạt nào của các cơ quan có thẩm quyền về các hành vi này của GrabTaxi.
Kết thúc ngày làm việc thứ 2 HĐXX đã hội ý và đưa ra quyết định tạm dừng phiên tòa do còn nhiều vấn đề cần làm rõ.
Chủ tọa phiên tòa nói: "Còn rất nhiều câu hỏi cần làm rõ liên quan đến hoạt động kinh doanh của Grab để xem xét, đánh giá đối với các cáo buộc của Vinasun, đề nghị đại diện bị đơn chuẩn bị và cung cấp cho tòa đầy đủ hồ sơ, chứng cứ".