Tương lai của chiến tranh hiện đại ngày càng phụ thuộc vào công nghệ, với sự trỗi dậy nhanh chóng của trí tuệ nhân tạo (AI), thứ mà Trung Quốc đang chú trọng phát triển và xuất khẩu ra nước ngoài.
Công nghệ nhận diện khuôn mặt của Trung Quốc đã được xuất khẩu ra nhiều nước
AI có thể ứng dụng trong hàng loạt lĩnh vực, từ nhận diện khuôn mặt đến xe ô-tô tự lái và vũ khí. Việc Trung Quốc tích cực xuất khẩu những công nghệ tự làm còn giúp họ có cơ hội tiếp cận bộ máy an ninh của nước khác. Ảnh hưởng này càng gây lo ngại hơn khi được gắn với sáng kiến Vành đai Con đường (BRI), trong khi Trung Quốc đang dùng BRI để thúc đẩy xuất khẩu công cụ AI, ông Hugh Harsono, một sĩ quan trong quân đội Mỹ, viết trong một bài vừa đăng trên tạp chí The Diplomat.
Theo bài viết, Trung Quốc đang ở trung tâm của quá trình đổi mới sáng tạo các hệ thống trí tuệ nhân tạo, đặc biệt là những công nghệ liên quan đến quốc phòng và an ninh quốc gia. Việc tập trung vào phát triển và xuất khẩu các hệ thống AI quân sự bao gồm những chức năng an ninh điển hình như giám sát diện rộng và nhận diện khuôn mặt, cùng với “nền tảng công nghệ tích hợp” sử dụng “dữ liệu lớn và trí tuệ nhân tạo” để có thể “dự đoán chính sách”.
Các thiết bị bay không người lái (UAV) của Trung Quốc như Wing Loong 2 và CH-4 đã được xuất khẩu thành công, với các đơn hàng từ UAE, Ả-rập Xê-út, Ai Cập và Pakistan. Bên cạnh đó, các công ty có tầm hoạt động toàn cầu như Huawei, Hikvision và ZTE làm việc trực tiếp với nhiều chính phủ nước ngoài để phát triển các giao diện AI hiện đại nhất, được áp dụng ở hơn 230 thành phố trên khắp thế giới tính đến cuối năm 2019.
Khả năng kiểm soát của Bắc Kinh đối với các cơ sở nghiên cứu trong nước càng thúc đẩy hơn nữa hoạt động xuất khẩu công nghệ AI, tạo nên vị thế ưu việt của nước này trong không gian AI khi so sánh với những đối thủ mạnh như Nga và Mỹ. Những hệ thống đó đã được Trung Quốc thử nghiệm và thu được hiệu quả lớn, với hai ví dụ quan trọng nhất là giám sát tình hình người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương và nhiều thành phố triển khai thí điểm hệ thống đánh giá tín nhiệm xã hội đối với từng công dân.
Khoảng 30% trong số 9,7 tỷ USD doanh thu của Hikvision đến từ các nước khác
Ngược lại, Mỹ thúc đẩy chiến lược chính phủ dẫn dắt các nghiên cứu AI. Cách làm này khiến Mỹ không thể xuất khẩu nhiều các sản phẩm AI có thể ứng dụng vào mục đích an ninh. Đạo luật cải cách kiểm soát xuất khẩu (ECRA) năm 2018 hạn chế xuất khẩu các công nghệ mới nổi, đóng vai trò quan trọng trong an ninh quốc gia của Mỹ. Điều này tạo ra một môi trường mà trong đó nhiều công ty phương Tây sợ trở nên liên kết quá gần gũi với quân đội Mỹ mà làm mất cơ hội tiếp cận thị trường Trung Quốc rộng lớn.
Nỗ lực của Trung Quốc nhằm thống trị lĩnh vực AI cũng mở rộng sang chuỗi cung ứng các hệ thống AI. Điều này thể hiện trong việc phát triển công nghệ máy tính cần để hỗ trợ hệ thống AI, đặc biệt là thiết bị bán dẫn. Trung Quốc đã đầu tư 21,8 tỷ USD vào ngành công nghiệp này với mục tiêu mở rộng sản xuất chip, nhằm đạt mức tăng trưởng 2 con số trong những năm tới. Thị trường AI mở rộng cả về quy mô và doanh thu dự kiến sẽ mang về hơn 50 tỷ USD cho Trung Quốc vào năm 2022.
Nhiều quốc gia đã nhận ra tầm quan trọng của việc ứng dụng AI vào các mục đích an ninh quốc gia, coi đây là cách để lấp vào khoảng trống về nhân sự và tăng tính minh bạch trong hạ tầng quốc phòng tương ứng của họ. Nhiều nước ở châu Phi, Trung Đông, châu Á và Nam Mỹ đang dùng AI và công nghệ giám sát của Trung Quốc, với ưu thế là chi phí thấp, dễ sử dụng và thu hút thêm đầu tư nước ngoài từ BRI.
Giữa năm 2018, Zimbabwe thông báo kế hoạch tận dụng công nghệ nhận diện khuôn mặt của Hikvision vào mục đích giám sát an ninh biên giới. Hikvision cũng khởi động dự án thí điểm ý tưởng về thành phố thông minh ở Mutare, thành phố lớn thứ tư của Zimbabwe. Đầu năm 2019, chính phủ Zimbabwe được tài trợ công nghệ nhận diện khuôn mặt từ CloudWalk Technology, một công ty Trung Quốc bị Mỹ trừng phạt vì các cáo buộc vi phạm ở Tân Cương. Công nghệ đó giúp xây dựng hệ thống nhận diện khuôn mặt quy mô lớn cho chính phủ Zimbabwe.
Năm 2019, Philippines triển khai hệ thống giám sát mang tên “Philippines An toàn” ở vùng đô thị Manila, với 12.000 camera giám sát được lắp đặt, sử dụng các công cụ AI kết hợp với công nghệ nhận diện khuôn mặt. Chính phủ Philippines hợp tác với Huawei và Tập đoàn Xây dựng Công nghệ quốc tế Trung Quốc (CITCC) và vay gần 400 triệu USD, một bước đi gây thêm quan ngại về chính sách ngoại giao bẫy nợ của Trung Quốc thông qua BRI.
Ông Harsono cho rằng trường hợp của Zimbabwe và Philippines cho thấy 2 cách Trung Quốc có thể tận dụng AI, trong số nhiều công nghệ, để tạo vị trí của mình trong các hệ thống thông tin liên lạc và an ninh nước ngoài. Quỹ Heritage (Mỹ) mô tả Trung Quốc là “lãnh đạo thế giới về gián điệp kinh tế và các chiến dịch gây ảnh hưởng ở nước ngoài”, làm dấy lên hoài nghi rằng Bắc Kinh đang dùng BRI và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài để giám sát giới chức và lãnh đạo doanh nghiệp ở nước khác.
Chỉ riêng ở châu Phi, các công ty có quan hệ với nhà nước Trung Quốc đã xây dựng 14 mạng nội bộ của chính phủ và tặng máy tính cho ít nhất 35 chính phủ châu Phi. Sự chấp nhận rộng rãi đối với AI Trung Quốc ở Mỹ Latin cũng dẫn đến quan ngại tương tự, với dự đoán rằng những hệ thống đó sẽ trở thành công cụ cho hoạt động thu thập thông tin tình báo và gây ảnh hưởng của Trung Quốc. Những mô hình tương tự đang hình thành ở Ecuador, Myanmar, Iran và nhiều nước dọc con đường mà BRI đi qua.
Lô dầu gội dược liệu sạch chấy Aladin hộp 1 tuýp 30g do chi nhánh Công ty cổ phần Sao Thái Dương tại Hà Nam sản xuất vừa bị Cục Quản lý dược đề nghị thu hồi trên toàn quốc.
Từ tháng 01/01 đến nay, Sở Y tế Hà Nội đã rà soát kiểm tra và thu hồi hàng loạt chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược và Giấy chứng nhận “Thực hành tốt phân phối thuốc” do vi phạm Luật Dược.
Sáng ngày 8/4, TS. Vũ Hoài Nam, Tổng Biên Tập Báo Pháp luật Việt Nam cùng đoàn công tác của Báo tổ chức Lễ bàn giao căn nhà “Mái ấm Tư pháp” cho hộ gia đình bà Lâm Thị Chắt có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại thôn Hợp Thành, xã Nam Trung, tỉnh Thái Bình.
Giáo dục, theo đó, không còn là “hệ thống khép kín truyền thống” mà cần trở thành một “hệ sinh thái học tập mở”, linh hoạt, gắn với thị trường lao động và thực tiễn sản xuất.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Công điện số 42/CĐ-TTg ngày 18/4/2025 của Thủ tướng Chính phủ về vụ tai nạn lao động nghiêm trọng xảy ra tại khu công nghiệp Đất Cuốc, huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.
Hai tài xế xe tải tại Trảng Bom (Đồng Nai) bị điều tra do cố tình tông gãy thanh chắn đường sắt khi tàu đến gần, gây hư hỏng tài sản và vi phạm nghiêm trọng an toàn giao thông.
Trong lúc anh Trần Xuân Thịnh đang trên đường đi đến nơi làm việc, khi đi đến khu vực Tổ 6, ấp Long Thạnh 2, xã Long Giang thì nhìn thấy 01 cái túi đeo màu đen của ai đánh rơi trên đường nên anh Thịnh nhặt lên và kiểm tra thì thấy bên trong có tiền.
Đại biểu Trần Văn Lâm (đoàn Bắc Giang) chỉ ra rằng, nhiều chính sách thu biểu hiện sự lạc hậu, bất cập nhưng chậm được xem xét, điều chỉnh, như thuế thu nhập cá nhân, thuế VAT.
Ban Thường vụ Thành ủy TP HCM vừa ban hành Quy định 1269 về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Trong đó có nội dung mua tin phản ánh về hành vi này với mức phí tối đa 10 triệu đồng.
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái ký Quyết định 1263/QĐ-TTg phê duyệt Đề án cơ cấu lại Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam đến năm 2025.
Tối ngày 1/11, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế - 11 Lê Hồng Phong, Hà Nội, Báo Pháp luật Việt Nam long trọng tổ chức Lễ tôn vinh 50 Gương sáng Pháp luật năm 2023.
Nhân dịp kết thúc Chương trình “Gương sáng pháp luật” lần thứ 2, TS.Vũ Hoài Nam - Trưởng Ban Tổ chức Chương trình bình chọn “Gương sáng pháp luật” Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam có Thư ngỏ gửi tới Quý bạn đọc.
Nhiều năm trôi qua, các hộ dân mua nhà ở Dự án Khu nhà ở Mạ Kim vẫn chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ), mà nguyên nhân đến từ những vướng mắc trong thủ tục pháp lý.
Gần 1 tháng nay trên tuyến tỉnh lộ 337 và Quốc lộ 279 đoạn từ xã Thống Nhất đến cảng Làng Khánh (TP Hạ Long), thường xuyên xuất hiện hàng chục xe tải lớn chở đất chạy rầm rập suốt ngày đêm, cuốn theo bụi mù mịt.
Chiều 17/3, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm đồng chí Nguyễn Thanh Tú, Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế giữ chức Thứ trưởng Bộ Tư pháp.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.