Có 3 khoản thu không đạt tiến độ dự toán sau 10 tháng
Thực hiện thu ngân sách nhà nước (NSNN) 10 tháng ước đạt 1.398,7 nghìn tỷ đồng, bằng 86,3% dự toán, giảm 9,2% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, thu NSTW ước đạt khoảng 88,9% dự toán; thu NSĐP ước đạt khoảng 83,3% dự toán.
Thu nội địa 10 tháng ước đạt 86,8% dự toán, giảm 5,9%; thu từ dầu thô ước đạt 122,3% dự toán, giảm 19,8%; thu cân đối ngân sách từ hoạt động XNK ước đạt 79% dự toán, giảm 21,9% so cùng kỳ năm 2022.
Mặc dù tình hình kinh tế đã có nhiều khởi sắc trở lại từ đầu quý III/2023, song hoạt động sản xuất - kinh doanh của một số ngành công nghiệp chủ lực vẫn còn khó khăn (trong 9 tháng đầu năm 2023, sản lượng ô tô giảm 20,4%; điện thoại di động giảm 17,7%; thép giảm 15,5%; xi măng giảm 5,6%; linh kiện điện thoại giảm 4,7%...); thị trường bất động sản chậm phục hồi; kết hợp với việc thực hiện các chính sách miễn, giảm, gia hạn thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất làm giảm thu ngân sách.
Các khoản thu từ 3 khu vực kinh tế ước đạt 85,5% dự toán; tuy nhiên, không kể thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN), thì số thu của 03 khu vực này chỉ bằng 92,7% cùng kỳ (trong đó: thuế GTGT ước đạt 73,1% dự toán, tăng 1,8% so với cùng kỳ; thuế TTĐB ước đạt 75,9% dự toán, giảm 17% so cùng kỳ; thu từ khí thiên nhiên đạt 99,6% dự toán, giảm 35,8% so cùng kỳ năm 2022,...).
Có 03 khoản thu không đạt tiến độ dự toán là: Thuế bảo vệ môi trường ước đạt 47,6% dự toán, giảm 22,1% so cùng kỳ; Các loại phí, lệ phí ước đạt 78,8% dự toán, giảm 13,2% so cùng kỳ, chủ yếu do giảm thu lệ phí trước bạ nhà, đất và thực hiện chính sách cắt giảm phí, lệ phí để hỗ trợ cho doanh nghiệp, người dân; Các khoản thu về nhà, đất ước đạt 67,3% dự toán, giảm 43,3% so cùng kỳ, chủ yếu do thị trường bất động sản chậm phục hồi; công tác đấu giá, cấp quyền sử dụng đất tại nhiều dự án ở địa phương không triển khai được; hoặc triển khai nhưng không có nhà đầu tư trúng đấu giá.
Chi ngân sách nhà nước chỉ bằng 65,4% dự toán
Về chi NSNN, thực hiện 10 tháng ước đạt 1.357,6 nghìn tỷ đồng, bằng 65,4% dự toán, tăng 11,4% so cùng kỳ năm 2022. Trong đó: chi đầu tư phát triển ước đạt 55,3% dự toán (tỷ lệ giải ngân ước đạt 56,84% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, tăng 35% (khoảng 104 nghìn tỷ đồng) so cùng kỳ; chi trả nợ lãi ước đạt 77,8% dự toán; chi thường xuyên ước đạt 74,5% dự toán.
Các nhiệm vụ chi ngân sách trong 10 tháng được thực hiện theo dự toán, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý nhà nước và thanh toán các khoản nợ đến hạn, đảm bảo kinh phí khắc phục hậu quả thiên tai, bão lũ, phòng, chống dịch, các nhiệm vụ chi an sinh xã hội. Chủ động nguồn thực hiện tăng lương tối thiểu (từ 1,49 triệu đồng lên mức 1,8 triệu đồng đồng/tháng) cho các đối tượng hưởng lương từ NSNN và tăng lương hưu, trợ cấp cho các đối tượng thuộc NSNN đảm bảo từ 01/7/2023.
Bên cạnh đó, đã thực hiện xuất cấp 21,56 nghìn tấn gạo dự trữ quốc gia để khắc phục hậu quả mưa lũ, cứu trợ, cứu đói cho nhân dân trong dịp Tết Nguyên đán và giáp hạt đầu năm.
Trong 10 tháng đã thực hiện phát hành 264,4 nghìn tỷ đồng trái phiếu Chính phủ, kỳ hạn bình quân 12,32 năm, lãi suất bình quân 3,3%/năm.
Kinh tế tỉnh Quảng Nam năm 2024 phục hồi tích cực, 14/17 chỉ tiêu ước đạt và vượt Nghị quyết HĐND tỉnh. Đáng chú ý, thu ngân sách hơn 26.000 tỷ đồng, đạt hơn 110% so với dự toán.
Ngày 25/11, đại diện Cục Thuế tỉnh và Cục Hải quan tỉnh Đồng Nai cho biết, tính đến hiện tại thu ngân sách năm 2024 của Đồng Nai ở cả 2 lĩnh vực nội địa và xuất nhập khẩu đều đã về đích sớm hơn 1 tháng so với dự kiến.
Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn10 tháng năm 2024 ước thực hiện 425,2 nghìn tỷ đồng, đạt 104,1% dự toán năm và tăng 21,8% so với cùng kỳ năm 2023.
Thu ngân sách 10 tháng của tỉnh Nghệ An ước đạt 18.911 tỷ đồng, vượt 18,9% so với dự toán và tăng 41,2% so với cùng kỳ, đứng thứ 17 cả nước, thứ 2 khu vực Bắc Trung Bộ.
Riêng trong quý III năm 2024, Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Lạng Sơn đã tổ chức 09 cuộc xử lý tài sản là tang vật vi phạm hành chính bị tịch thu theo quy định của pháp luật trong công tác quản lý thị trường, tăng 2,42 lần so với quý II năm 2024.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1621/QĐ-TTg điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không Sa Pa, tỉnh Lào Cai theo phương thức đối tác công tư.
Ông Phạm Văn Thiều - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu vừa ký ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình quốc gia Bảo vệ và Phát triển nguồn lợi thủy sản đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh.
Ngay đầu năm đã có nhiều dấu hiệu cho thấy cánh cửa mở rộng hơn cho xuất khẩu (XK) nông sản Việt trong năm 2024. Chưa kể, ngay bên lề Hội nghị Bộ trưởng Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đang diễn ra, đã có một sự kiện hội nghị dành riêng cho các nước XK nông sản, nhằm tìm kiếm những cách thức cạnh tranh XK công bằng nhất.
UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 818/QĐ-UBND về việc ủy quyền cho Sở Xây dựng Hà Nội giải quyết, tiếp nhận một số thủ tục hành chính trong lĩnh vực xây dựng thuộc thẩm quyền quyết định của UBND thành phố.
UBND tỉnh yêu cầu tiếp tục thực hiện quyết liệt cải cách TTHC, tạo điều kiện “tốt nhất, nhanh nhất, thuận lợi nhất” cho doanh nghiệp khi đầu tư vào Nghệ An.
Các hãng tàu nước ngoài được tự tăng phụ phí xếp dỡ tại cảng mà không cần giải trình lý do. Đây là hệ lụy ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của doanh nghiệp (DN) xuất nhập khẩu (XNK) Việt Nam. Trong tình thế xung đột Biển Đỏ vẫn đang tác động mạnh đến hàng hóa Việt thì việc tăng phụ phí của các hãng tàu đã làm cho DN Việt “khó chồng khó”.
(PLM) - Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của mình, nhất là trên cương vị Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã dành tình cảm đặc biệt đối với cán bộ, chiến sĩ Hải quân. Tổng Bí thư luôn kịp thời quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đánh giá cao sự nỗ lực, quyết tâm của cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam trong khắc phục khó khăn, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại.
(PLM) - Dù còn 3 ngày nữa mới diễn ra Quốc tang, nhưng tại một số địa điểm tại Hà Nội cũng như trên cả nước đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(PLM) - Trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và Nhân dân giao phó, như: Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng từ khoá VII đến khóa XIII; Uỷ viên Bộ Chính trị từ khoá VIII đến khóa XIII; Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; Bí thư Thành uỷ Hà Nội; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch nước; Tổng Bí thư từ khoá XI đến khóa XIII, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cống hiến to lớn, quan trọng cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, nhất là trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(PLM) - Hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng không ngừng nghỉ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cống hiến hết mình, trọn một đời đóng góp cho Đảng, cho nhân dân. Hình ảnh vị lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực, tận trung với Đảng, hết lòng vì dân sẽ luôn sống trong trái tim của mỗi người dân Việt Nam.
(PLM) - Sáng ngày 18/7/2024, Tại Hội trường Đa năng - Bộ Tư Pháp đã diễn ra Tọa đàm đánh giá, rút kinh nghiệm về Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 và đánh giá việc thực hiện Đề án 06 trong 06 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp từ nay đến cuối năm 2024 của Bộ tư Pháp.