Hôm qua (24/1), Bộ Nội vụ đã tổ chức hội thảo lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội...
Tin nên đọc
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Bộ trưởng Bộ Nội vụ kiêm Bộ trưởng Bộ Luật pháp Singapore
Bộ Nội vụ đề nghị không bổ nhiệm chức danh 'hàm'
Kỳ 2 - “Gia đình nhà quan” ở Sở GTVT Hải Dương: Bộ Nội vụ giám sát việc kiểm tra
Bộ Nội vụ kiến nghị Bộ Xây dựng thực hiện nghiêm việc tuyển dụng, bổ nhiệm cán bộ
Hôm qua (24/1), Bộ Nội vụ đã tổ chức hội thảo lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) và nghị quyết của Chính phủ về sắp xếp các đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp huyện, cấp xã giai đoạn (2019-2021).
Nhằm giảm số lượng ĐVHC
Theo Nghị quyết 37 của Bộ Chính trị, trong năm 2019 phải cơ bản hoàn thành việc sắp xếp hợp lý các ĐVHC cấp huyện, cấp xã chưa đạt 50% cả hai tiêu chí về diện tích và quy mô dân số; dự kiến, cả nước có 16 ĐVHC cấp huyện và 631 ĐVHC cấp xã.
|
Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân phát biểu tại Hội thảo. |
Sở dĩ ngay trong năm 2019 phải sắp xếp xong số lượng ĐVHC cấp huyện, cấp xã chưa đạt tiêu chuẩn là để sớm ổn định ĐVHC nhằm có thời gian chuẩn bị cho đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội lần thứ XIII của Đảng.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân cho biết, một trong những mục tiêu cơ bản để sắp xếp ĐVHC cấp huyện, xã là nhằm giảm số lượng ĐVHC so với hiện nay. Do đó, chủ trương chung là khuyến khích sáp nhập các ĐVHC cùng cấp với nhau và hạn chế việc điều chỉnh từ ĐVHC có diện tích tự nhiên lớn, quy mô dân số đông sang các ĐVHC chưa đạt tiêu chuẩn để đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định, không làm giảm số lượng ĐVHC.
Dự thảo nghị quyết quy định 6 nguyên tắc sắp xếp ĐVHC chưa đạt tiêu chuẩn, 3 trường hợp không bắt buộc phải thực hiện việc sắp xếp. Đây là những nội dung rất quan trọng, để tạo cơ sở cũng như nhằm tháo gỡ vướng mắc cho địa phương khi thực hiện việc sắp xếp các ĐVHC, nhất là việc nhập các ĐVHC nông thôn vào đô thị, những ĐVHC có các yếu tố đặc thù không bắt buộc hoặc phải thực hiện sắp xếp.
Dự thảo cũng thể chế hóa nội dung Nghị quyết 37 quy định việc sắp xếp tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động để giải quyết chế độ, chính sách dôi dư và nguồn kinh phí triển khai thực hiện việc sắp xếp ĐVHC cấp huyện, xã chưa đạt tiêu chuẩn.
Không dễ giải quyết cán bộ dôi dư
Qua thực tế từ cơ sở, ông Nguyễn Quốc Tuấn - Phó Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Thanh Hóa cho rằng, đối với dự thảo nghị quyết của UBTVQH, tỉnh Thanh Hóa đề nghị sau khi sáp nhập, sắp xếp các ĐVHC cấp huyện, cấp xã, số lượng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của đơn vị mới không được cao hơn số lượng hiện có của đơn vị trước khi sắp xếp.
Tuy nhiên, đối với số lượng lãnh đạo bao gồm cấp trưởng, cấp phó, người đứng đầu các cơ quan đơn vị dôi dư sau khi tiến hành sắp xếp, sáp nhập, cần phải nghiên cứu xem xét đề ra giải pháp cho phù hợp với luật quy định.
Trong khi đó, ông Nguyễn Công Định - Phó Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Cao Bằng cho hay, về quy định về sắp xếp ĐVHC theo giai đoạn, chậm nhất sau 5 năm kể từ khi nghị quyết của UBTVQH có hiệu lực, phải sắp xếp lại số lượng biên chế, các chức danh theo đúng quy định.
Tuy nhiên, hiện nay cán bộ, công chức cấp xã ở Cao Bằng có số lượng lên tới 1.540 người, sau khi sắp xếp lại, giảm còn khoảng 700 người, cán bộ dôi dư vào khoảng 840, những người về hưu đúng độ tuổi cũng chỉ có 163 người. Do vậy khoảng thời gian 5 năm là khó khăn để sắp xếp, bố trí lại số lượng cán bộ dôi dư.
Chia sẻ tại hội thảo, ông Nguyễn Tuấn Anh - Phó Trưởng ban Công tác đại biểu Quốc hội đề nghị nên có một đề cương thống nhất từ tổng thể đến chi tiết mang tính đồng bộ, giúp Bộ Nội vụ dễ dàng tổng hợp và tiếp thu. Đối với việc thực hiện chế độ, chính sách với cán bộ, công chức dôi dư sau sắp xếp, dẫn thực tế áp dụng chính sách không thống nhất giữa các địa phương, ông Tuấn Anh khẳng định, giải quyết chính sách cho cán bộ dôi dư chính là khó khăn sau sắp xếp ĐVHC...