Dự án Khu dân cư 577 có tổng diện tích quy hoạch 105 ha; tổng mức đầu tư hơn 100 tỉ đồng do chủ đầu tư là Công ty Cổ phần Đầu tư Năm Bảy Bảy. Dự án 577 kéo dài hơn chục năm nay do công tác đền bù, giải phóng mặt bằng còn vướng mắc, nhiều hộ dân chưa đồng thuận nên chưa di dời nhưng chủ đầu tư đã tiến hành san lấp mặt bằng và rao bán đất…
Dự án đền bù cho dân giá rẻ mạt, rao bán cao gấp trăm lần!
Năm 2007, UBND tỉnh Quảng Ngãi chấp thuận cho Công ty Cổ phần Đầu tư Năm Bảy Bảy đầu tư dự án Khu dân cư 577 (còn gọi là Khu dân cư Sơn Tịnh), thuộc địa bàn xã Tịnh Ấn Đông và thị trấn Sơn Tịnh (nay là phường Trương Quang Trọng, TP Quảng Ngãi). Đến nay dự án kéo dài 10 năm nhưng vẫn chưa xong công tác giải phóng mặt bằng do người dân phản đối mức đền bù quá thấp nên vẫn bám trụ nơi đây không dời đi.
Theo những hộ dân chưa chịu di dời trình bày, nguyên nhân là do chính sách đền bù không hợp lý. Tuy Dự án Khu dân cư 577 có quy mô lớn, nhưng tiền đền bù, thu hồi đất cho người dân được áp giá quá rẻ mạt.
Mặc dù chưa hoàn tất công tác đền bù, giải phóng mặt bằng nhưng chủ đầu tư dự án đã cho đổ đất san lấp mặt bằng. Ảnh: Danh Tạo
Ông Nguyễn Phận, ở phường Trương Quang Trọng, TP Quảng Ngãi trình bày:“Gia đình tôi có 1.500 m2 mà chỉ được nhà nước áp giá đền bù 300 triệu đồng.” Trong khi doanh nghiệp rao bán cao gấp hàng trăm lần, lô 100m2 có giá 1 tỉ đồng, thậm chí lô ở mặt đường Võ Nguyên Giáp có giá lên tới vài tỉ đồng.
Bên cạnh đó, người dân lo lắng xuống nơi ở mới họ họ hầu như trắng tay: không có nghề nghiệp, không kế sinh nhai,... Hiện tại tất cả nguồn thu nhập chính của họ đều phụ thuộc vào vườn tược gắn liền trên đất; dời đi họ không biết sống bằng gì?
Điều bức xúc hơn nữa là mặc dù rất nhiều hộ dân không đồng thuận và còn ở lại trong khu dự án nhưng chủ đầu tư vẫn đổ đất san lấp mặt bằng tạo nên những ốc đảo. Có nhà dân bị đổ đất san lấp cao gần tới nóc. Trời nắng thì bụi bay mù mịt, mưa thì ngập úng gây ô nhiễm.
Không chịu được cảnh sống đày ải, vài hộ dân đành cắn răng nhận tiền đền bù để chuyển đi. Gần đây nhất, một số hộ dân còn lại đã bị chính quyền địa phương lập đoàn cưỡng chế, đưa ra khỏi khu vực.
Đất đá đổ cao gần nóc nhà dân. Ảnh: Danh Tạo
Ông Nguyễn Bình, ở phường Trương Quang Trọng, thành phố Quảng Ngãi – một hộ dân không chịu di dời cho biết: “Nếu nhà nước thu hồi để làm dự án an ninh, quốc phòng thì dân đồng thuận, đằng này thu hồi của dân với giá rẻ bèo rồi giao cho doanh nghiệp làm dự án phân lô bán nền nên tôi nhất quyết không đồng ý.”
Người dân cho rằng, lẽ ra khi thu hồi đất họ sẽ được bố trí tái định cư tại chỗ; còn nếu đến nơi ở mới phải tốt hơn hoặc ít nhất là bằng với nơi ở cũ. Nhưng ở đây, người dân bị đưa đến sống tại khu đất thấp, sình lầy tận mãi dưới Bàu Sen, sát nghĩa địa - ông Phạm Hồng Thái, ở phường Trương Quang Trọng, thành phố Quảng Ngãi cho biết.
Chính quyền địa phương nói gì?
Làm việc với phóng viên về nội dung đơn thư của bạn đọc về Dự án Khu dân cư 577, ông Trương Thanh Thảo, Chủ tịch phường Trương Quang Trọng (TP Quảng Ngãi), việc giải phóng mặt bằng tại dự án này rất phức tạp do nhiều hộ dân không đồng ý với mức giá bồi thường. Đó cũng là nguyên nhân khiến việc giải phóng mặt bằng bị chậm, kéo dài nhiều năm nay và đến nay vẫn chưa xong.
Vườn tược, hoa màu của người dân có nguy cơ bị chủ đầu tư dự án san lấp hết.
Theo ông Thảo, hiện tại Khu dân cư 577 vẫn chưa xong công tác giải phóng mặt bằng nhưng chủ đầu tư dự án đã tiến hành san lấp mặt bằng. Khi phóng viên đặt câu hỏi: “Việc san lấp như vậy có trái với quy định pháp luật hay không?” thì vị Chủ tịch phường cho rằng ông không đủ thẩm quyền để trả lời câu hỏi này.
Không chỉ san lấp mặt bằng, Công ty Cổ phần đầu tư Năm Bảy Bảy còn rao bán đất nền khi mà xong công tác giải phóng mặt bằng và dự án khu dân cư vẫn chưa hoàn thiện cơ sở hạ tầng.
UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa chính thức chấp thuận chủ trương đầu tư Dự án Khu đô thị mới An Phú (đảo Ngọc), nằm trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi. Dự án có tổng diện tích hơn 161,9 ha và tổng vốn đầu tư hơn 9.727 tỷ đồng.
Một trong những "điểm nghẽn" chính, làm chậm đà giải ngân vốn đầu tư công của Hà Nội là khó khăn trong giải phóng mặt bằng (GPMB). Do đó, Hà Nội đã tích cực tìm phương án tháo gỡ “điểm nghẽn” này.
Thấy chiếc xe buýt trôi tự do, người phụ xe ngồi gần đó đã lao ra dùng tay và vai ngăn xe lại nhưng bị xe cán tử vong. Nguyên nhân vụ việc được tiết lộ.
Ngày 11/6, UBND tỉnh Kiên Giang tổ chức Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Ông Lê Trung Hồ – Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Chủ tịch Thứ nhất Hội đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh Kiên Giang
Công an Đồng Nai vừa kịp thời ngăn chặn vụ lừa đảo “bắt cóc online”, giải cứu một cô gái bị ép chuyển tiền, đồng thời cảnh báo người dân cảnh giác với các cuộc gọi giả danh công an.
Đồn Biên phòng cửa khẩu Mỹ Quý Tây (BĐBP tỉnh Long An) vừa phối hợp với các lực lượng chức năng bắt giữ đối tượng tàng trữ trái phép chất ma túy và 02 khẩu súng ngắn.
Ngày 11/6, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Tây Ninh đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam 3 đối tượng để điều tra về hành vi mua bán người.
Ngày 4/6, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác Trung ương đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kiên Giang và Thường trực Tỉnh ủy An Giang về tình hình triển khai các nghị quyết, kết luận của Trung ương; công tác tổ chức bộ máy; quốc phòng, an ninh
Công an tỉnh Tiền Giang đang tiến hành điều tra, làm rõ vụ một chủ doanh nghiệp kinh doanh lúa gạo nghi bị lừa đảo trên không gian mạng với số tiền trên 420 tỷ đồng.
Gần 1 tháng nay trên tuyến tỉnh lộ 337 và Quốc lộ 279 đoạn từ xã Thống Nhất đến cảng Làng Khánh (TP Hạ Long), thường xuyên xuất hiện hàng chục xe tải lớn chở đất chạy rầm rập suốt ngày đêm, cuốn theo bụi mù mịt.
Chiều 17/3, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm đồng chí Nguyễn Thanh Tú, Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế giữ chức Thứ trưởng Bộ Tư pháp.