Phiên thảo luận tại Hội trường Quốc hội, lại “nóng” đề xuất đổi giờ làm, giờ học. Đại biểu cho rằng, hầu hết các nước bắt đầu giờ học, giờ làm vào 8h30 hoặc 9h, thời gian nghỉ trưa là 1 tiếng đồng bộ trong khối cơ quan hành chính văn phòng, cơ sở giáo dục.
Theo đại biểu, chúng ta đang còn sử dụng khung giờ của thời kỳ còn là nước nông nghiệp để áp vào các đô thị đang phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch là không phù hợp; đồng thời đề xuất đổi giờ làm không sớm hơn 8h sáng, nghỉ trưa 1 tiếng; chỉ đạo ngành giáo dục có kế hoạch điều chỉnh giờ học đồng bộ với đổi giờ làm.
Đổi giờ làm, giờ học không phải bây giờ mới được đưa ra bàn thảo. Từ nhiều năm trước, việc đổi giờ làm, giờ học đã được “mổ xẻ”, thí điểm và cuối cùng chốt phương án như hiện tại.
Thực tế hiện nay, học sinh ở các thành phố lớn, trong đó có Hà Nội thường vào học trong khung giờ từ 6h45-7h20. Ở các trường cấp 2, cấp 3 và Đại học, vào học giờ đó nhưng thường đến 12h-12h15 các em mới tan học. Ca học chiều cũng phải bắt đầu từ 12h15-12h45 và tan vào lúc 17h30 trở ra.
Vậy nếu đồng bộ giờ học, giờ làm từ sau 8h trở đi, trong trường hợp giờ học vẫn lệch với giờ làm như trước và lại sau 8h (có thể từ 8h30 trở đi) để hạn chế ùn tắc, thì thời gian học của học sinh sẽ kéo dài thêm 1-1,5 giờ, nghĩa là các em ca sáng sẽ tan học lúc 13h15-13h45. Theo đó ca chiều cũng tan từ 18h30 trở ra. Liệu như thế có phù hợp với thể lực của học sinh cũng như chương trình học hiện nay? Hay lại phải có cuộc cải tổ toàn diện nền giáo dục ngay lập tức giáo dục để rút ngắn thời gian học, đáp ứng yêu cầu về thay đổi giờ học?
Còn trong trường hợp đồng bộ giờ làm cùng với giờ học, thì điều này lại càng khó khả thi.
Hiện, giờ học sớm hơn giờ làm khoảng 30 phút đến 1 tiếng. Với các thành phố lớn như Hà Nội, TP HCM, có thể đây chưa là phương án tối ưu nhưng tạm thời giảm tải được mật độ người tham gia giao thông vào cùng một thời điểm.
Hà Nội sẽ “thất thủ” nếu tất cả cùng túa ra đường
Nếu ai thường xuyên tham gia giao thông ở Hà Nội, thì mới thấy mệt mỏi với các khung giờ “vàng” về tắc đường. Chỉ cần đi vào cùng thời điểm mà người đi làm cùng ra đường, thì có thể ùn tắc thêm từ 30 phút đến 1 tiếng so với đi tránh thời điểm đó khoảng 15-20 phút.
Mới chỉ có riêng người đi làm “túa” ra đường cùng một giờ mà đường Hà Nội đã “thất thủ” đến như thế, nếu thêm lượng lớn cả hàng chục vạn học sinh, sinh viên các trường từ cấp 2, cấp 3 đến Đại học (những đối tượng có thể tham gia giao thông bằng xe đạp, xe máy, xe đạp điện), thì chắc chắn Hà Nội “thất thủ” hoàn toàn. Theo đó, sẽ kéo theo rất nhiều hệ lụy của việc muộn làm và chậm giờ học.
Việc đổi giờ làm cùng với giờ học đúng là khá thuận lợi cho các gia đình có con đang học cấp 1-2 phải đưa đón vì bố mẹ tiện đi làm thì đưa con đi học. Nhưng đối tượng học sinh này ít hơn nhiều so với lượng học sinh cấp 2-3 và Đại học (đối tượng có thể tự tham gia giao thông), nên nếu chỉ thuận lợi việc đưa đón nhưng lại cực kỳ bất lợi trong việc giảm ùn tắc giao thông nếu nhìn một cách toàn cục.
Giờ làm, giờ học so le như hiện nay, cũng là giảm được một lượng khá lớn những người đi làm tham gia giao thông vào cùng thời điểm, vì hầu hết khi chở con đi học thì đi làm luôn, không ai quay ngược về nhà rồi mới đi làm.
Vì thế, với việc quá tải về giao thông hiện nay ở các thành phố lớn, thì đề xuất giờ làm, giờ học vào cùng một thời điểm (dù sớm hay muộn hơn hiện nay) đều là khó khả thi, rất có thể khiến các thành phố này “thất thủ” hoàn toàn vào các khung giờ đó.
Còn về lý giải giờ học, giờ làm muộn hơn để cha mẹ, con cái có bữa sáng cùng nhau, để bảo đảm sức khoẻ thể chất và tinh thần cho trẻ em, nâng cao chất lượng cuộc sống và hạnh phúc gia đình, góp phần phát triển kinh tế-xã hội theo hướng văn minh hiện đại. Đây cũng là một đề xuất mang tính tích cực và ai cũng muốn hướng đến điều đó.
Tuy vậy, nếu áp vào thực tế hiện nay không chỉ ở Việt Nam và kể cả ở nước ngoài cũng rất khó khả thi. Vì khoảng thời gian buổi sáng rất ít, nhất là các cháu nhỏ, mới ngủ dậy còn uể oải sẽ không muốn ngồi nghe hoặc sẽ rất khó tiếp thu bố mẹ trò chuyện và giảng giải, trong khi trước mắt còn rất nhiều thứ các em phải chuẩn bị, nào là ăn uống, sách vở… để đến trường.
Mà theo truyền thống trong gia đình Việt và nhiều nước Á Đông, bữa tối thường là bữa cơm gia đình sum họp, dễ để mọi người lắng nghe, chia sẻ và tiếp nhận thông tin từ những người thân trong gia đình. Bởi sau một ngày làm việc, học tập, người ta thường có nhiều thứ cần và muốn chia sẻ với nhau hơn là vừa mới ngủ dậy.
Còn nếu nói như vị ĐBQH, việc đi làm, đi học muộn để “thức khuya ở đô thị cũng phù hợp với đi làm muộn và phù hợp với xu hướng hiện nay là phát triển nền kinh tế ban đêm” cũng không hẳn đã hợp lý. Điều đó chỉ đúng với một xã hội toàn người trưởng thành trở lên. Còn khi xã hội có trẻ em thì ở lứa tuổi đó, theo nghiên cứu của các nhà khoa học, thức khuya hoàn toàn không có lợi cho việc phát triển sức khỏe, chiều cao và trí tuệ của trẻ.
Việc người lớn thức khuya không ảnh hưởng tới trẻ nhỏ chỉ đối với những gia đình thực sự có điều kiện, có phòng riêng cho trẻ. Nhưng thực tế ở hầu hết các gia đình Việt Nam, nhất là ở các thành phố lớn, nhà cửa đắt đỏ, nhiều gia đình có khi cả mấy thế hệ cùng phải sống chung trong cùng không gian, nên việc ảnh hưởng lẫn nhau là điều không tránh khỏi.
Còn nếu nói đi làm muộn, nghỉ trưa ít là nâng cao hiệu quả làm việc thì cũng chưa có cơ sở khoa học khi năng suất lao động phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó chủ yếu là trình độ, khả năng làm việc của người lao động. Chưa tính đến thể lực của người người Việt Nam, điều kiện khí hậu thời tiết… có nhiều khác biệt so với người châu Âu nên thói quen, khả năng thích ứng là khác nhau. Vì thế, nên có đánh giá một cách khoa học chứ không thể nói đổi giờ làm, giờ nghỉ trưa mà năng suất lao động tăng lên.
Học hỏi, áp dụng những tiến bộ trên thế giới luôn là cần thiết nhưng nên có những nghiên cứu, đánh giá khoa học để áp dụng một cách linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam sẽ đem lại hiệu quả tốt hơn, khi đó sẽ được đa số người dân ủng hộ./.
Bộ Nội vụ đề nghị các cơ quan Trung ương và địa phương cần chỉ đạo các cơ quan, tổ chức, đơn vị quan tâm giữ chân những cán bộ, công chức, viên chức còn từ 10 năm trở lên đến tuổi nghỉ hưu có năng lực công tác, có nhiều thành tích, cống hiến cho cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Bộ Nội vụ đề nghị tập trung giải quyết chính sách, chế độ đối 4 nhóm cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy.
Dự thảo Luật Cán bộ, công chức sửa đổi mới nhất đã bổ sung nội dung cán bộ, công chức được hưởng các khoản thu nhập khác theo kết quả, sản phẩm làm việc.
Sáng 23/6, Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hà Nội tổ chức Hội nghị hướng dẫn coi thi tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2025, phổ biến các nội dung liên quan đến công tác coi thi của kỳ thi.
UBND thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị tập huấn quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước, công tác bảo vệ bí mật nhà nước, an ninh mạng, an toàn thông tin và công tác văn thư...
Bộ Nội vụ đề nghị các cơ quan, tổ chức, đơn vị quan tâm giữ chân những cán bộ, công chức, viên chức còn từ 10 năm trở lên đến tuổi nghỉ hưu có năng lực công tác, có nhiều thành tích, cống hiến cho cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Chiều 23/6, UBND TP Bến Cát tổ chức chương trình họp mặt tổng kết, gặp gỡ và tri ân các cơ quan, đơn vị, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và nhân dân trên địa bàn TP Bến Cát.
Trước tình hình tội phạm buôn lậu, vận chuyển hàng cấm còn diễn biến phức tạp, các đối tượng buôn lậu ngày càng sử dụng nhiều thủ đoạn tinh vi nhằm qua mặt lực lượng chức năng, Giám đốc Công an tỉnh Kiên Giang đã chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ Công an tỉnh
Bộ trưởng Trần Hồng Minh vừa ký ban hành Quyết định số 872/QĐ-BXD Công bố Danh mục gồm 09 thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ trong lĩnh vực nhà ở, kinh doanh bất động sản.
Phòng Cảnh sát hình sự, Công an thành phố Đà Nẵng vừa tống đạt các quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với Hà Công Tài (30 tuổi, trú xã Xuân Thọ, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai) về hành vi sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Để hợp thức cho nguồn gốc cát bất hợp pháp, các đối tượng đã thực hiện hành vi mua bán hóa đơn khống từ doanh nghiệp khác, lập chứng từ giả để qua mắt cơ quan chức năng.
Sáng 24/6, TAND tỉnh Quảng Ninh mở phiên sơ thẩm, tuyên phạt 4 bị cáo tổng cộng gần 72 năm tù liên quan đến đường dây mua bán trái phép chất ma túy với số lượng lớn.
Lực lượng Công an phường Phong Cốc, TX Quảng Yên vừa phát hiện, bắt giữ một đối tượng chuyên lợi dụng đêm khuya vắng người, cạy cửa các cơ sở thờ tự trên địa bàn phường Phong Cốc để trộm cắp.
Lực lượng chức năng Công an tỉnh Bắc Giang đã tiến hành bắt giữ đối tượng chặn đầu xe, hành hung hai nữ sinh xảy ra tại thị trấn Bắc Lý, huyện Hiệp Hòa.
Xảy ra mâu thuẫn trong lúc đi đòi nợ, đối tượng manh động đã ra tay giết người. Nhận tin báo, Công an tỉnh Lâm Đồng phối hợp với Công an thị trấn Liên Nghĩa tổ chức khám nghiệm hiện trường.
Chiều 23/6, sau một tuần nghị án, TAND tỉnh Kiên Giang đã tuyên phạt tổng cộng 36 năm tù đối với 4 bị cáo cùng ngụ huyện An Biên về tội "giết người", gồm: Lương Quốc Bảo (12 năm tù), Lưu Quốc Trường (11 năm tù), Lưu Văn Thao (9 năm tù) và Lương Văn Chuyền (4 năm tù).
Sau hơn 2 giờ gây án, đối tượng Chảo Duần Chình, kẻ đã ra tay sát hại ông C.X.S. tại xã Tả Phời, thành phố Lào Cai (Lào cai) đã bị lực lượng chức năng bắt giữ.
Ngày 4/6, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác Trung ương đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kiên Giang và Thường trực Tỉnh ủy An Giang về tình hình triển khai các nghị quyết, kết luận của Trung ương; công tác tổ chức bộ máy; quốc phòng, an ninh
Công an tỉnh Tiền Giang đang tiến hành điều tra, làm rõ vụ một chủ doanh nghiệp kinh doanh lúa gạo nghi bị lừa đảo trên không gian mạng với số tiền trên 420 tỷ đồng.
Gần 1 tháng nay trên tuyến tỉnh lộ 337 và Quốc lộ 279 đoạn từ xã Thống Nhất đến cảng Làng Khánh (TP Hạ Long), thường xuyên xuất hiện hàng chục xe tải lớn chở đất chạy rầm rập suốt ngày đêm, cuốn theo bụi mù mịt.
Chiều 17/3, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm đồng chí Nguyễn Thanh Tú, Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế giữ chức Thứ trưởng Bộ Tư pháp.