Trải qua 40 năm phấn đấu không ngừng, Trường Đại học Luật Hà Nội đã trưởng thành vượt bậc, trở thành cơ sở đào tạo pháp luật lớn nhất của cả nước, có nhiều đóng góp quan trọng cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.
Trường Đại học Luật Hà Nội được thành lập theo Quyết định số 405/CP ngày 10 tháng 11 năm 1979 của Hội đồng Chính phủ trên cơ sở hợp nhất Khoa Pháp lý của Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội và Trường Cao đẳng Pháp lý. Lúc đó, Trường có tên là Trường Đại học Pháp lý Hà Nội.
Trong những năm đầu khi mới thành lập và hoạt động, Trường gặp rất nhiều khó khăn: Tổ chức bộ máy của Trường còn sơ khai, cơ sở vật chất nghèo nàn, địa điểm ở xa trung tâm Hà Nội (tại xã Duyên Thái, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây cũ); quy mô tuyển sinh của Trường chỉ hạn chế ở 3 bậc đào tạo là trung cấp, cao đẳng và đại học với số lượng nhỏ.
Ngày 04 tháng 4 năm 2013 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 549/QĐ-TTg phê duyệt Đề án xây dựng Trường Đại học Luật Hà Nội và Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh thành trường trọng điểm đào tạo cán bộ về pháp luật.
Thực hiện Đề án 549, từ năm 2013 đến nay, Trường đã có những bước phát triển vượt bậc với đội ngũ cán bộ, giảng viên vững mạnh; hệ thống chương trình, giáo trình, phương pháp đào tạo tiên tiến; cơ sở vật chất kĩ thuật, trang thiết bị, cơ sở thực hành và thư viện hiện đại, có mô hình quản trị tiên tiến, không ngừng khẳng định vị trí của cơ sở đào tạo hàng đầu và vai trò dẫn đầu trong mạng lưới cơ sở đào tạo luật của Việt Nam.
Các Đại biểu Quốc hội khóa XIV nguyên là giảng viên, sinh viên Trường ĐH Luật Hà Nội chụp ảnh kỷ niệm cùng lãnh đạo Bộ Tư pháp, Trường ĐH Luật Hà Nội
Ngày 09 tháng 3 năm 2019, Trường Đại học Luật Hà Nội đã tổ chức lễcông bố quyết định thành lập Phân hiệu Trường Đại học Luật Hà Nội tại tỉnh Đắk Lắk. Phân Hiệu được thành lập trên cơ sở trường Trung cấp Luật Buôn Ma Thuột có ý nghĩa hết sức to lớn, không chỉ là cơ sở đào tạo cán bộ pháp luật lớn nhất khu vực Miền Trung - Tây Nguyên, mà còn góp phần đào tạo, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho tỉnh Đắk Lắk - trung tâm vùng Tây Nguyên.
Trong suốt 40 năm qua, Trường đã đào tạo được hàng trăm ngàn lượt sinh viên, học viên ở các trình độ, các hệ đào tạo, góp phần xây dựng, chuẩn hóa đội ngũ cán bộ pháp luật cho đất nước, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội. Nhiều cựu cán bộ, giảng viên, sinh viên, học viên của Trường đã và đang giữ trọng trách trong các cơ quan Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân và các cơ quan, tổ chức khác ở Trung ương và địa phương; đã và đang là các nhà giáo, nhà nghiên cứu, các luật sư, thẩm phán, kiểm sát viên, chấp hành viên, doanh nhân... danh tiếng của đất nước. Trường đã có những đóng góp to lớn vào việc phát triển khoa học pháp lý; xây dựng, hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật; phổ biến, giáo dục pháp luật ở Việt Nam và tham gia tích cực vào hoạt động hỗ trợ pháp luật cho các nước bạn trong khu vực Đông Nam Á.
Quy mô đào tạo của Trường không ngừng phát triển qua từng giai đoạn. Từ chỗ chỉ đào tạo vài trăm cử nhân đại học và cao đẳng pháp lý hằng năm, đến nay Trường đã đào tạo tất cả các cấp học, từ cử nhân đến thạc sĩ, tiến sĩ luật ở các hệ đào tạo chính quy, vừa học vừa làm, sau đại học với quy mô khoảng 15.000 sinh viên và học viên.
Kể từ khi được giao nhiệm vụ đào tạo sau đại học cho đến nay, Trường Đại học Luật Hà Nội đã tuyển sinh và tổ chức đào tạo được 27 khóa cao học và 25 khóa nghiên cứu sinh, trong đó có 04 khóa đào tạo trình độ thạc sĩ và 01 khóa đào tạo trình độ tiến sĩ theo mô hình liên kết với các cơ sở đào tạo nước ngoài (Pháp, Thụy Điển) với tổng số hơn 3000 học viên cao học và 200 nghiên cứu sinh đã tốt nghiệp.
Cho đến nay, giảng viên Nhà trường đã chủ trì 55 đề tài cấp nhà nước, cấp Bộ và tương đương; hàng trăm đề tài cấp cơ sở, trong đó, riêng trong 05 năm từ 2014 - 2018, số lượng đề tài cấp Nhà nước, cấp Bộ và tương đương chiếm hơn 40% tổng số lượng đề tài đồng cấp tính từ khi thành lập Trường đến nay. Trong 3 năm gần đây 2016, 2017, 2018, trung bình hằng năm, Nhà trường đều tổ chức khoảng 50 hội thảo, tọa đàm khoa học các cấp. Ngoài ra, hằng năm, Trường cũng phối hợp với các đối tác nước ngoài tổ chức các hội thảo quốc tế tại Việt Nam hoặc nước ngoài.
Trong 40 năm xây dựng và phát triển, Trường Đại học Luật Hà Nội đã có những nỗ lực đáng ghi nhận trong việc thúc đẩy các hoạt động hợp tác quốc tế, đặc biệt kể từ khi Trường thành lập thiết chế chuyên trách thực hiện hoạt động hợp tác quốc tế vào năm 1998. Những nỗ lực này đã góp phần quan trọng vào việc nâng cao vị thế, uy tín, năng lực hội nhập và cạnh tranh của Trường trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay.
Đến năm 2025 và xa hơn, Trường Đại học Luật Hà Nội xác định sẽ tập trung đổi mới tổ chức và quản lý nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động; Tập trung ưu tiên các nguồn nhân lực, vật lực để đầu tư xây dựng Trường Đại học Luật Hà Nội có chất lượng đào tạo cán bộ pháp luật hàng đầu của đất nước, cung ứng nguồn nhân lực trình độ cao, có bản sắc riêng trong lĩnh vực pháp luật, là trung tâm nghiên cứu, truyền bá khoa học pháp lý và cung cấp các sản phẩm pháp lý có uy tín trong khu vực…
Với những thành tích trên, Đảng và Nhà nước đã ghi nhận và tuyên dương Trường Đại học Luật Hà Nội với 3 lần tặng thường Huân chương lao động vào các năm 1980, 1989 và 1994, Huân chương Độc lập hạng 3 năm 2004, Huân chương Độc lập hạng nhì năm 2014. Đặc biệt, nhân kỷ niệm 40 năm thành lập Trường năm 2019, Chủ tịch nước đã quyết định tặng thưởng Huân chương Lao động hạng nhất lần thứ 2 cho tập thể cán bộ công chức, viên chức và người lao động của Trường Đại học Luật Hà Nội.
Những kết quả đạt được trong chặng đường 40 năm xây dựng và phát triển là tiền đề quan trọng để Trường Đại học Luật Hà Nội tận dụng thời cơ, tận dụng điểm mạnh nhằm khắc phục những hạn chế, đối mặt với những khó khăn, thách thức, hoàn thành tốt nhiệm vụ xây dựng Trường thành trường trọng điểm đào tạo cán bộ về pháp luật./.
Chiều 10/6, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh chủ trì Hội đồng thẩm định dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế xử lý khó khăn, vướng mắc do quy định của pháp luật (Nghị quyết).
Chiều 6/6, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh – Trưởng Ban soạn thảo; Thứ trưởng Mai Lương Khôi – Phó Trưởng ban Thường trực họp Ban soạn thảo, Tổ biên tập Chỉ thị về tăng cường sự lãnh đạo của đảng đối với công tác giám định, định giá tài sản.
Ngày 2/6, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh đã chủ trì buổi làm việc về Đề án nghiên cứu xây dựng chế định Luật sư công trong Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Thứ trưởng Mai Lương Khôi cùng dự.
Theo Kế hoạch 447 ngày 17/5 của Chính phủ, Bộ Tư pháp được giao một số nhiệm vụ trong xây dựng các Nghị định phân cấp, phân quyền, phân định thẩm quyền gắn với việc thực hiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp. Đến nay, Bộ đã triển khai nhiều hoạt động nhằm quyết liệt thực hiện nhiệm vụ được giao một cách hiệu quả.
Tuấn "Thần đèn" bị cáo buộc chỉ đạo "đàn em" là các đối tượng xã hội đe dọa, ép buộc doanh nghiệp và người dân tại Thanh Hóa nhằm chiếm đoạt tài sản có giá trị đặc biệt lớn.
Mục đích nhằm đánh giá hiệu quả hoạt động, từ đó phát huy vai trò, trách nhiệm điều hành của các sở, ban, ngành để thúc đẩy cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI).
Các chiến sĩ Đội CSGT số 6 đã nhanh chóng phối hợp với trường Tiểu học Nguyễn Du, quận Nam Từ Liêm, liên hệ hỗ trợ bé trai 6 tuổi đi lạc ở bến xe Mỹ Đình để gia đình đến đón.
Cục Cảnh sát ĐTTP về ma túy đã nghiên cứu, phân tích, đánh giá và chỉ ra 5 xu hướng diễn biến mới của tình hình tội phạm ma túy trong thời gian gần đây.
Bác sĩ (BS) Đỗ Doãn Bách - Bệnh viện Bạch Mai Hà Nội luôn tâm niệm, phải học cách yêu thương con người trước khi trở thành một BS, khi đó sẽ có vô vàn cách thức để cứu chữa người bệnh.
Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan, ngôi nhà chung ngành Y chứa biết bao trái tim, khối óc nhân ái, tài năng, luôn tràn đầy nhiệt huyết, tận tâm vì nghề, cùng nhau hướng tới mục tiêu nâng cao sức khỏe người dân cả về thể chất và tinh thần; Viết tiếp những kỳ tích của nền y học nước nhà.
Hơn 1.000 bạn trẻ TP Hồ Chí Minh tham gia các hoạt động ra quân Tháng Thanh niên 2024 chủ đề "Thanh niên xung kích tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng".
Tối nay (26/2), tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội) sẽ diễn ra chương trình tôn vinh Thầy thuốc Việt Nam và trao giải cuộc thi viết "Sự hy sinh thầm lặng" lần VI.
Ngày 4/6, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác Trung ương đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kiên Giang và Thường trực Tỉnh ủy An Giang về tình hình triển khai các nghị quyết, kết luận của Trung ương; công tác tổ chức bộ máy; quốc phòng, an ninh
Công an tỉnh Tiền Giang đang tiến hành điều tra, làm rõ vụ một chủ doanh nghiệp kinh doanh lúa gạo nghi bị lừa đảo trên không gian mạng với số tiền trên 420 tỷ đồng.
Gần 1 tháng nay trên tuyến tỉnh lộ 337 và Quốc lộ 279 đoạn từ xã Thống Nhất đến cảng Làng Khánh (TP Hạ Long), thường xuyên xuất hiện hàng chục xe tải lớn chở đất chạy rầm rập suốt ngày đêm, cuốn theo bụi mù mịt.
Chiều 17/3, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm đồng chí Nguyễn Thanh Tú, Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế giữ chức Thứ trưởng Bộ Tư pháp.