Một số tin đáng chú ý: Điều tra nguyên nhân cái chết bất thường của Giám đốc Bệnh viện C Thái Nguyên; Vận hành kỹ thuật tuyến tàu buýt tại TP HCM...
Chưa có chủ trương di dời Ga Hà Nội
Trước đề xuất di dời Ga Hà Nội ra khỏi khu vực nội đô. Theo lãnh đạo ngành đường sắt, trong phê duyệt quy hoạch phát triển giao thông đường sắt cũng như phê duyệt quy hoạch giao thông Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn 2050 của Thủ tướng Chính phủ đều xác định Ga Hà Nội là ga trung tâm, đầu mối trung chuyển hành khách cho tuyến đường sắt nội đô và đường sắt liên tỉnh.
Các bản quy hoạch đã được tính toán kỹ lưỡng, xem xét nhiều yếu tố và lấy ý kiến của nhiều cơ quan, chuyên gia trong và ngoài nước. Chính vì vậy, nếu di dời ga Hà Nội sẽ phá vỡ các quy hoạch này.
Ga Hà Nội hay còn được gọi với cái tên khác là Ga Hàng Cỏ là công trình hơn 100 tuổi, một trong những biểu tượng gắn bó với người dân Thủ đô. Trước đề xuất di dời ga Hà Nội ra ngoại thành, nhiều người cho rằng đề xuất này là chưa hợp lý bởi ga Hà Nội là nhà ga trung tâm nhất có thể kết nối giao thông, tạo thuận lợi cho hành khách trong việc đi lại. Hơn nữa, ga Hà Nội là nơi kiểm kế sinh nhai của nhiều người từ những bác xe ôm cho đến những cô hàng nước.
Các nước phát triển như Nhật, Pháp đều có hệ thống đường sắt đô thị, đường sắt quốc gia, đường sắt cao tốc nằm trong nội đô tạo thuận lợi cho người dân đi lại. Ga Hà Nội không đơn thuần là nhà ga để trung chuyển hành khách mà nơi này đã gắn bó vào tiềm thức của du khách trong và ngoài nước như một di sản khi mỗi khi có dịp tới Hà Nội.
Vận hành kỹ thuật tàu buýt đầu tiên tại TP HCM
Sáng nay, Sở GTVT TP HCM đã tổ chức lễ vận hành kỹ thuật tàu buýt đầu tiên của tuyến buýt đường sông số 1 Bạch Đằng – Linh Đông.
Chiếc tàu buýt có thiết kế dạng cánh ngầm trước mũi khá đẹp mắt, dài 18 m với màu vàng chủ đạo cho tuyến buýt sông số 1, có lộ trình dài gần 11 km từ bến Bạch Đằng (quận 1) đến điểm cuối bến Linh Đông (quận Thủ Đức).
Xem thêm...
Hà Nội điều động, bổ nhiệm nhiều lãnh đạo cấp sở
Thành phố công bố nhân sự mới các sở: Tư pháp, Du lịch, Quy hoạch kiến trúc, Kế hoạch đầu tư.
Ngày 21/8, UBND TP Hà Nội tổ chức lễ công bố các quyết định về công tác cán bộ.
Theo đó, ông Ngô Anh Tuấn - Phó giám đốc Sở Nội vụ được bổ nhiệm làm Giám đốc Sở Tư pháp; ông Trần Đức Hải - Phó giám đốc Sở Du lịch giữ chức vụ Giám đốc Sở Du lịch; Ông Mai Xuân Vinh - Trưởng phòng Quản lý công sản (Sở Tài chính) giữ chức vụ Phó giám đốc Sở; ông Phạm Quốc Tuyến - Chánh Văn phòng Sở Quy hoạch - Kiến trúc làm Phó giám đốc Sở này.
|
TP Hà Nội có quyết định bổ nhiệm nhiều vị trí lãnh đạo các sở, ngành, quận, huyện. Ảnh minh họa: Giang Huy. |
Trước đó, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung cũng ký ban hành quyết định tiếp nhận và bổ nhiệm ông Nguyễn Mạnh Quyền - Bí thư Huyện ủy Quốc Oai, làm Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư từ ngày 1/7.
Ông Quyền được bổ nhiệm Giám đốc Sở Kế hoạch thay ông Nguyễn Văn Tứ, nhận nhiệm vụ mới ở Thành ủy Hà Nội với chức vụ Chánh văn phòng.
Lãnh đạo Hà Nội cũng đã có quyết định bổ nhiệm một số lãnh đạo quận huyện. Cụ thể, Chánh văn phòng Thành ủy Hoàng Minh Dũng Tiến được bổ nhiệm giữ chức vụ Bí thư Quận ủy Ba Đình. Ông Hoàng Trọng Quyết - Bí thư Quận ủy Ba Đình được phân công làm Phó chủ nhiệm thường trực Ủy ban Kiểm tra Thành ủy.
Xem thêm...
Toàn cảnh các bến buýt sông đầu tiên ở Sài Gòn
Sau hơn 2 tháng triển khai, hệ thống bến buýt đón trả khách công cộng bằng đường thuỷ đầu tiên ở TP.HCM đã hình thành, các tàu vận chuyển sẽ vận hành kỹ thuật vào ngày hôm nay 21/8.
Sau hơn 2 tháng triển khai, những bến buýt đường sông đầu tiên ở TP.HCM đã hình thành, đơn vị thi công đang gấp rút hoàn thành các hạng mục cuối trước khi đưa vào khai thác.
|
Tuyến buýt đường sông đầu tiên ở TP.HCM có lộ trình dài gần 11 km từ bến Bạch Đằng (quận 1) đến bến phà Linh Đông (quận Thủ Đức) đi qua các quận 1, 2, Bình Thạnh và Thủ Đức. Bến số 1 Bạch Đằng (quận 1) nằm ngay trước công viên Công trường Mê Linh và bên tuyến đường Tôn Đức Thắng. Bến Bạch Đằng được xây dựng trên nền mặt bằng nhà chờ tàu du lịch hoạt động nhiều năm trước nay đã hoàn thành cầu tàu, thi công các hạng mục còn lại. Điểm đi đến quan trọng này đã có bãi giữ xe sẵn, bến xe buýt bên cạnh rất thuận tiện. |
|
Đây là bến có quy mô lớn nhất trong toàn tuyến buýt sông số 1 đi theo sông Sài Gòn, kênh Thanh Đa. Toàn tuyến sẽ có 12 bến, trong đó 9 bến chính thức và 3 bến bổ sung. Theo nhà đầu tư, buýt đường sông chỉ cần 30 phút là hoàn thành lộ trình, bằng 2/3 so với buýt đường bộ trên cùng một tuyến, giá vé dự kiến 15.000 đồng/lượt. |
Xem thêm...
Hải Dương: Tràn lan bến bãi hoạt động không phép dọc cầu Cống Neo
Những bến bãi chứa vật liệu xây dựng hoạt động tấp nập, kín cả một khúc sông chỉ chừng 1km; những tàu chở cát, đá, xi măng cùng nhiều xe trọng tải lớn nhỏ ra vào nhộn nhịp khiến cuộc sống của người dân và an ninh đường sông tại đây bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Sông Luộc, đoạn từ cầu Neo mới (xã Tứ Cường) đến cầu Neo cũ (thị trấn Thanh Miện) dài chừng 1km có tới 4, 5 bến chứa vật liệu xây dựng hoạt động kín cả khúc sông và như một công trường với các loại tàu lớn bé, những chiếc cần cẩu bốc hàng, vận chuyển xi măng, cát đá lên xuống tàu hối hả.
|
Khúc sông dài chừng 1,5 km nhưng có rất nhiều bến bãi hoạt động không phép. |
Ông Đỗ Sơn Hà (người dân địa phương): Mỗi ngày có đến hàng chục lượt xe tải chở cát, sỏi, đá ra vào tại bến bãi này. Vật liệu rơi vãi xuống đường khiến bụi bay khắp nơi. Người dân đa phần phải làm cửa kính và đóng kín nhưng vẫn không tránh khỏi khói bụi bay vào nhà.
Bên cạnh ô nhiễm không khí thì tiếng động cơ xe, động cơ tàu ra vào cũng làm ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe người dân... Ông Chuyển (xã Tứ Cường - một chủ bến bãi) cho biết, từ khi cầu Neo mới được xây dựng và đi vào hoạt động, diện tích bến bãi vật liệu xây dựng của ông đã bị thu hẹp và việc kinh doanh hầu như rất hạn chế.
Hoạt động sôi động hơn ở phía bờ đối diện là bến vật liệu của hộ ông Vũ Văn Tuấn và hộ ông Trần Huy Đãng. Dưới sông, khi các thuyền chở cát, đá cập bến thì lập tức, các đầu cẩu trên bờ nhận nhiệm vụ bốc “hàng”.
Cùng với đó là các ô tô tải vận chuyển cát, đá ra khỏi bến mà không hề có bạt che phủ hoặc chỉ che chắn sơ sài. Đường giao thông thì bụi mù mịt khiến ai tham gia giao thông cũng bức xúc. Con đường từ mấy bến bãi ra đường lớn (nằm sát cạnh trụ sở Công an huyện Thanh Miện) vì thế mà cũng bị cày xới, băm nát. Bụi bặm bám trắng xóa cây cối ven đường.
Xem thêm...
Vĩnh Phúc: Chủ đầu tư nói gì về con đường nghìn tỷ không có đèn chiếu sáng?
Sau hơn 1 năm đưa vào sử dụng, đoạn đường dài 13km, với tổng kinh phí hơn 2.000 tỷ đồng vẫn hoàn toàn không có đèn đường, đèn tín hiệu, đèn giao thông, gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông, nhất là vào ban đêm.
|
Con đường nghìn tỷ không có điện chiếu sáng. |
Sau khi Phapluatplus.vn đăng tải kì 1 - Hà Nội: Nghịch lý đường nghìn tỷ nhưng không có đèn chiếu sáng.
Ngày ngày 4/8/2017 PV đã có buổi làm việc với ông Đàm Hữu Huân - Trưởng ban Offit, Ban Quản lý Dự án cải thiện Môi trường Đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc, về vấn đề con đường nghìn tỷ không được chiếu sáng.
|
Ông Đàm Hữu Huân - Trưởng ban Offit, Ban Quản lý Dự án cải thiện môi trường đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc. |
Tại buổi làm việc, PV có đặt câu hỏi về vấn đề con đường nghìn tỷ không được chiếu sáng, ông ông Huân cho biết: “Đường này bên tôi là chủ đầu tư xây dựng theo thỏa thuận. Vốn đầu tư là của zaika và theo thỏa thuận của 2 tỉnh, khi bàn giao dự án toàn bộ tuyến đường này thuộc tỉnh Vĩnh Phúc. Khi duyệt dự án xong thì Huyện Mê Linh sáp nhập vào TP Hà Nội”.
“Tổng chiều dài tuyến đường này rơi vào tầm 13km trong đó 12,5km thuộc Mê Linh, TP Hà Nội.
Xem thêm...