Thông tin sản phẩm bất nhất, sơ sài, mập mờ địa chỉ, không có số công bố mỹ phẩm… đó là tình trạng chung của các sản phẩm mỹ phẩm tung ra thời điểm cận Tết.
Kinh doanh mỹ phẩm thời vụ
Vừa qua, tòa soạn Pháp luật Plus liên tiếp nhận được nhiều thông tin phản ánh của bạn đọc liên quan đến các sản phẩm mỹ phẩm có dấu hiệu sản xuất chui, không rõ nguồn gốc xuất xứ, tiềm ẩn nhiều rủi ro khi sử dụng.
Theo phản ánh, phóng viên vào cuộc ghi nhận, thời điểm cận Tết, thị trường buôn bán mỹ phẩm diễn ra sôi động, tại tác vùng miền là trung tâm. Tại thị trường TP HCM là nơi diễn ra việc buôn bán nhộn nhịp nhất. Đa chủng loại, phong phú mẫu mã.
Tại khu vực chợ Kim Biên, TP HCM nơi xưa nay được coi là xứ sở của mỹ phẩm, không khí buôn bán vô cùng tấp nập. Thượng vàng hạ cám, người tiêu dùng có thể mua bất kỳ sản phẩm mỹ phẩm nào tại đây.
Tại khu vực chợ Hoàng Hoa Thám, quận Tân Bình cũng là nơi buôn bán rất nhộn nhịp mỹ phẩm. Ở các quầy phân phối lẻ, có thể thấy các mặt hàng mỹ phẩm được bày bán với giá cả khác nhau. Để tìm sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, thì quả là rất khó.
|
Mỹ phẩm "siêu trắng cao cấp" hiệu Cozy tự gia công hàng loạt, quảng cáo rầm rộ và bán ra thị trường hiện nay cần được ngăn chặn. |
Ví dụ như sản phẩm Body Cream, loại 250ml, bên ngoài bao bì có ghi nơi xuất xứ “made in ThaiLand”, ngôn ngữ trên bao bì hoàn toàn bằng tiếng nước ngoài (tiếng Anh), không ghi tiếng Việt, không ghi số lô, số công bố, không ghi ngày sản xuất – hạn sử dụng hay bất cứ thông tin nào liên quan đến đơn vị chịu trách nhiệm đưa ra thị trường, cũng như những lưu ý cho khách hàng khi sử dụng.
|
Cần có biện pháp mạnh đối với những đơn vị, cá nhân sản xuất mỹ phẩm không tuân thủ theo pháp luật (mỹ phẩm hiệu Cozy không có nguồn gốc xuất xứ) |
Hay với sản phẩm Bath Kif (tắm trắng trà xanh), cũng có thông tin hết sức sơ sài. Sản phẩm chỉ ghi: Sản xuất tại Hiệp Bình Chánh, Thủ Đức, TP HCM; Nơi xuất xứ “made in VietNam”. Sản phẩm này có ghi thành phần, công dụng, cách dùng… nhưng lại không ghi số lô, số công bố hay bất cứ thông tin nào liên quan đến đơn vị chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường theo đúng quy định pháp luật. Hai sản phẩm trên là một trong ít những sản phẩm đanh tồn tại ngoài thị trường.
Không chỉ sôi động ở thị trường phân phối lẻ truyền thống tại các đại lý, kênh mạng facebook được xem là hữu hiệu, cho những sản phẩm mỹ phẩm đánh vào phân khúc trẻ tuổi. Các mặt hàng của nhóm phân khúc này thường bắt mắt và được tiếp thị bài bản. Chủ nhân của các sản phẩm mỹ phẩm này thường là rất trẻ, có lợi thế sắc đẹp, tiếp thị và tự xây dựng cho mình một thương hiệu mỹ phẩm.
Chất lượng bỏ ngõ, người tiêu dùng thận trọng
Nếu như trước đây với những đơn vị sản xuất mỹ phẩm truyền thống thường có hệ thống sản xuất rõ ràng thì ngày nay phương thức sản xuất mỹ phẩm đã có những thay đổi lớn. Những đơn vị sản xuất nhỏ thường tự nhập nguyên liệu, đặt mẫu sản phẩm về tự gia công, tự phân phối.
Hiện nay, đại đa số sản phẩm mỹ phẩm được sản xuất theo phương thức hợp tác sản xuất. Một đơn vị muốn sản xuất mỹ phẩm, có thể đặt gia công tại một nhà máy đạt chuẩn CGMP theo quy định pháp luật. Sau đó phát triển kênh phân phối, đưa ra thị trường. Tuy nhiên, gần như việc nhà sản xuất, người người sản xuất mỹ phẩm thì việc ý thức bảo vệ người tiêu dùng gần như rất ít.
|
Mỹ phẩm giả nhập ngoại hiệu Sunnew được quảng cáo rầm rộ. |
Vì lợi nhuận, thu hồi vốn nhanh, đại đa số đơn vị sản xuất mỹ phẩm không tính hướng phát triển sản phẩm theo chất lượng lâu dài, mà chỉ làm thời vụ, khi sản phẩm chết lại ra sản phẩm khác. Điều này tạo ra môi trường nhộn nhạo, thiếu cạnh tranh đối với những đơn vị sản xuất mỹ phẩm nghiêm túc, tuân thủ theo pháp luật.
Và để có những chế tài đối với các sản phẩm tương tự như vậy, ngoài việc cơ quan chức năng phải vào cuộc yêu cầu các đơn vị sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm phải thực hiện nghiêm túc quy định tại Nghị định 93/2016 của Chính phủ và Thông tư 06/2011- BYT thì người tiêu dùng cũng cần phải tự trang bị cho mình kiến thức chúng.
|
Rất nhiều hãng mỹ phẩm khác nhau ngoài thị trường, người tiêu dùng cần tỉnh táo lựa chọn. |
Các chuyên gia y tế có lời khuyên đối với người tiêu dùng: trước khi mua các sản phẩm mỹ phẩm, tuyệt đối không tin vào lời quảng cáo. Xem kỹ nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm, không có số công bố mỹ phẩm tuyệt đối không mua. Đối với dòng mỹ phẩm trắng da nhanh, phải tham khảo ý kiến bác sỹ trước khi dùng. Đến những địa chỉ phân phối mỹ phẩm uy tín để tránh khả năng mua phải mỹ phẩm giả, kém chất lượng, bảo vệ sức khỏe cho chính mình.